Giải pháp cụ thể trong từng phương thức

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 77 - 83)

Sơ đồ 2.1 Tổ chức Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần

3.2.2. Giải pháp cụ thể trong từng phương thức

3.2.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức chuyển tiền Đối với trường hợp xuất khẩu:

SHB chỉ xem xét tài trợ cho khách hàng xuất khẩu khi khách hàng có nhà xưởng đáp ứng tối thiểu 50% lượng hàng xuất khẩu, có hợp đồng xuất khẩu thanh tốn theo phương thức T/T, có kinh nghiệm, uy tín trong thanh tốn XNK, có khách hàng nhập khẩu đáng tin cây, liên tiếp trong hai năm gần nhất với doanh số xuất khẩu từ 1.500.000 USD trở lên. Tư vấn cho nhà xuất khẩu một cách rõ ràng, chi tiết:

giao dịch mua bán có giá trị nhỏ.

- Chấp nhận thanh tốn cho hợp đồng có giá trị lớn khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Chú ý nước nhập khẩu không phải thuộc danh sách cấm vận của những nước mà đồng tiền thanh toán là đơn vị tiền tệ nước đó.

- Khi hợp đồng quy định điều khoản bằng T/T trả sau thì nhà xuất khẩu nên quy định tỷ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm. Cần quy định rõ về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng, trọng tài và giải quyết tranh chấp.

Đối với trường hợp nhập khẩu:

SHB quy định nhà nhập khẩu sau một số ngày nhất định từ khi chuyển tiền thanh toán cho đối tác phải bổ sung các chứng từ liên quan (tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn,...) cho SHB. Nhà nhập khẩu phải bổ sung đầy đủ chứng từ như đã cam kết, nếu sau khoảng thời gian quy định đó nhà nhập khẩu khơng thực hiện đúng cam kết thì SHB từ chối chuyển tiền thanh tốn cho những lơ hàng sau.

3.2.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức nhờ thu

SHB chỉ xem xét tài trợ cho các khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng trong thanh tốn xuất nhập khẩu, có tài sản đảm bảo và hợp đồng XNK thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ trong đó tồn bộ vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng nhờ thu và được gửi cho ngân hàng nước ngoài nhờ thu hoặc toàn bộ vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng thu hộ để thu tiền.

SHB nên ghi rõ trên chỉ thị nhờ thu đi là “chứng từ không được giao cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu khơng thanh tốn các chi phí phát sinh theo như thỏa thuận” để tránh việc ngân hàng xuất trình vẫn giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và tự động trừ vào số tiền của bộ chứng từ tồn bộ chi phí phát sinh mà nhà nhập khẩu từ chối chịu.

SHB cũng nên thực hiện chuyển chứng từ làm hai lần theo hai cách khác nhau để tránh thất lạc chứng từ.

SHB nên tư vấn cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu sử dụng phương thức nhờ thu: phương thức nhờ thu dù có mức phí rẻ, tiện lợi, song bản thân nó lại chứa

đựng rủi ro lớn cho tất cả các bên trong quan hệ, và không loại trừ cả các ngân hàng trong trường hợp các ngân hàng này đứng ra trả trước cho khách hàng của mình. Đối với khách hàng xuất nhập khẩu việc áp dụng phương thức này khi và chỉ khi hai bên mua bán hàng hóa có mỗi quan hệ mật thiết và tin cậy lẫn nhau. Còn đối với các ngân hàng, do việc khơng có một điều luật quốc tế nào về ràng buộc trách nhiệm của các ngân hàng, nên khi quyết định thanh toán trước đối với bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất nên có sự cân nhắc và thận trọng vì sự thất bại trong việc địi tiền có thể xảy ra nằm ngồi khả năng kiểm sốt của họ.

3.2.2.3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ Đối với L/C nhập khẩu

Đối với việc phát hành L/C nhập khẩu

Trước khi chấp nhận phát hành L/C, SHB cần áp dụng một quy trình thẩm định chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho khách hàng nhằm kiểm sốt được khả năng thanh toán khi ngân hàng đã thanh toán bộ chứng từ hoàn hảo. Đây là việc rất quan trọng và là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa rủi ro. Tất cả thư tín dụng gửi đến ngân hàng thông báo đều phải phát hành theo định dạng điện MT700 truyền đi trên mạng SWIFT, với điều kiện NHTB phải là ngân hàng đại lý của SHB để tránh gây thất lạc, chậm trễ.

Trong số các nhân tố ngân hàng phát hành (NHPH) cần phải xem xét khi quyết định phát hành L/C đó là liệu ngân hàng có thu lại được một phần hay tồn bộ số tiền đã thanh tốn từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản. Các câu hỏi cần trả lời đó là:

Nhà nhập khẩu sẽ là người chắc chắn sở hữu hàng hóa? Hàng hóa đảm bảo chất lượng và có thể bán được? Hàng hóa có dễ hỏng và giá cả có hay biến động?

Hàng hóa có bị hư hại trong q trình vận chuyển? Nếu bị hư hại thì có bảo hiểm khơng? Và ngân hàng có quyền địi tiền bảo hiểm khơng?

Có sự thơng đồng lừa đảo giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, hậu quả có thể là hàng hóa sẽ khơng được chuyển đi?

Nếu L/C đi kèm với một thư bão lãnh thực hiện hợp đồng thì L/C và bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải có giá trị song hành.

Nên quy định cụ thể số lượng và chủng loại hàng hóa của mỗi lần giao hàng trong trường hợp L/C quy định giao hàng nhiều lần mỗi lần giao các loại hàng hóa khác nhau về chủng loại, tên hàng, kích cỡ đặc biệt là thiết bị máy móc,...

Để hạn chế việc chứng từ đến trước hàng hóa mà SHB phải thanh tốn khi bộ chứng từ hồn hảo, cần tính tốn khoảng thời gian vân chuyển hàng trên đường theo thông lệ, thời gian chuẩn bị chứng từ của bên bán và thời gian làm việc của ngân hàng, thưong lượng thời gian gửi chứng từ qua bưu điện để xác định thời gian xuất trình chứng từ một cách chính xác

Đối với những mặt hàng đặc chủng, hàng đã qua sử dụng, hàng nhập từ những thị trường có rủi ro lớn như Trung Quốc, Ân Độ, Châu Phi giá trị lớn do SHB tài trợ nhập khẩu nên yêu cầu xuất trình biên lai nhận hàng do người mua phát hành hoặc giấy kiểm định số lượng và chất lượng hàng do co quan giám định chất lượng hàng hóa độc lập phát hàng tại cảng đi/cảng đến xác nhận người bán đã giao hàng đủ số lượng và chất lượng theo quy định của hợp đồng.

Đơi khi để giảm chi phí nhập hàng, nhà nhập khẩu đề nghị trong đon xin mở L/C điều kiện nhập hàng là giá FOB hay CFR. Đối cới các điều kiện này thì mọi rủi ro sau khi hàng đã chất lên tàu thuộc về nhà nhập khẩu, nếu trong quá trình vân chuyển xảy ra các rủi ro mà trách nhiệm không thuộc về hãng tàu, do đó rủi ro hồn tồn do nhà nhập khẩu gánh chịu. Nếu nhà nhập khẩu khơng có thiện chí hoặc cố tình trốn trách nhiệm, SHB với vai trị là NHPH buộc phải thanh tốn theo cam kết cho nước ngoài khi bộ chứng từ hợp lệ. Vì vây, SHB quy định rõ, đối với L/C ký quỹ dưới 100% (phần còn lại do SHB tài trợ), nhà nhập khẩu buộc phải bổ sung chứng từ mua bảo hiểm khi mở L/C.

Đối với các loại L/C đặc biệt:

L/C chuyển nhượng: nội dung giao hàng trong L/C gốc và L/C chuyển nhượng sẽ giống nhau, ngân hàng mở L/C khơng có trách nhiệm thanh tốn cho người hưởng L/C chuyển nhượng (trừ khi ngân hàng này là ngân hàng xác nhận L/C chuyển nhượng).

Nhà xuất khẩu thứ nhất đóng vai trị là trung gian nên có một số vấn đề họ sẽ giữ bí mật với nhà xuất khẩu thứ hai, đặc biệt là về giá cả.

L/C giáp lưng : thời điểm giao hàng trong L/C giáp lưng phải xảy ra trước thời điểm giao hàng trong L/C gốc, nhưng thời điểm thanh toán L/C giáp lưng được thực hiện sau khi thanh toán L/C gốc.

Đối với việc xử lý chứng từ và thanh toán L/C nhập khẩu:

Khách hàng từ chối thanh tốn khi bộ chứng từ sai sót, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải giữ lại toàn bộ chứng từ nguyên trạng như khi nhận được để thông báo và chờ chỉ dẫn từ ngân hàng thương lượng.

Tuyệt đối khơng chấp nhận chứng từ thiếu tồn bộ vận đơn gốc cho dù khách hàng có chấp nhận thanh tốn và chuyển tồn bộ số tiền cần thiết thanh toán L/C cho SHB.

Tuân thủ đúng theo những quy định của UCP mà NHPH đã dẫn chiếu:

NHPH phải thông báo cho ngân hàng chuyển chứng từ (hoặc ngân hàng chiết khấu) tất cả những bất hợp lệ của bộ chứng từ trong 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày NHPH nhận bộ chứng từ. Nội dung thông báo nêu rõ tất cả những bất hợp lệ được phát hiện vì đây là các bất hợp lệ tồn bộ và cuối cùng, không được bổ sung thêm sau này.

Trong trường hợp ký hậu vận đơn hay bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng khi chưa nhận được bộ chứng từ có giá trị thương lượng, khách hàng phải xuất trình cho SHB văn bản chấp nhận thanh tốn vơ điều kiện kể cả trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót, thậm chí chứng từ khơng có vận đơn bản gốc.

Đối với L/C trả ngay: trước khi SHB kí hậu vận đơn và bảo lãnh nhận hàng, khách hàng phải kí giấy nhận nợ với SHB (nếu khách hàng vay vốn ngân hàng), hoặc chuyển khoản tiền tương đương với giá trị lơ hàng phải thanh tốn vào tài khoản thanh tốn với nước ngồi để chờ thanh tốn (nếu khách hàng thanh tốn bằng vốn tự có).

Đối với L/C trả chậm: trước khi kí hậu vận đơn, SHB phải yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo (trường hợp thanh tốn bằng vốn tự có) hoặc kí hợp đồng tín dụng hay khế ước nhận nợ (trường hợp vay vốn SHB), SHB sẽ chủ động ghi nợ tài

khoản tiền vay của khách hàng và tính lãi kể từ ngày thanh toán cho ngân hàng gửi chứng từ.

Trường hợp sau khi SHB đã phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc, SHB chỉ trao vận đơn cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải trả lại bản gốc thư bảo lãnhnhận hàng trong vòng 30 ngày (theo thời hạn hiệu lực của thư bão lãnh) và SHB hủy thư bảo lãnh này để tránh thất lạc và lợi dụng.

Đối với vận đơn đường hàng không, đường bộ, đường sắt, SHB khơng nên kí hậu trực tiếp cho khách hàng mà phải ký giấy ủy quyền nhận hàng cho khách hàng. Vì chúng khơng phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Nếukhách hàng vẫn u cầu kí vận đơn hàng khơng, đường sắt,..., SHB phải yêu cầu khách hàng cung cấp cam kết kí hậu với điều kiện miễn trách cho SHB.

Đối với L/C xuất khẩu:

SHB tư vấn cho nhà xuất khẩu yêu cầu L/C phải được phát hành bởi ngân hàng có uy tín trong TTQT (tốt nhất là các ngân hàng có quan hệ đại lý và thanh toán với ngân hàng phục vụ người bán); chọn lựa ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong TTQT để phục vụ và nhờ thu tiền; tuân theo sự hướng dẫn của ngân hàng phục vụ khi được đề nghị chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp với L/C. Tư vấn nhà xuất khẩu bán hàng theo giá CFR hoặc CIF để có thể đề nghị người vận chuyển cấp lại B/L mới mà khơng bị họ địi hỏi một cách khắt khe về sự đảm bảo vật chất gây thêm khó khăn trong kinh doanh cho bên bán.

Khơng chiết khấu gửi chứng từ đi đòi tiền cho những bộ chứng từ xuất khẩu các mặt hàng mà nhà nước cấm xuất khẩu.

Không chiết khấu chứng từ cho khách hàng mà SHB khơng hiểu rõ. Khơng nên thơng báo thư tín dụng khi khơng có tên chung hàng hóa.

Nghiên cứu tình hình kinh tế-chính trị của nước nhà nhập khẩu để quyết định chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Đối với các quốc gia đang có nội chiến, chiến tranh sắc tộc, tình trạng chính trị khơng ổn định hay xảy ra tình trạng đảo chính, đang bị khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính, tín dụng,... SHB kiên quyết khơng chiết khấu bộ chứng từ vì rủi ro cao, theo UCP600, NHPH được

miễn trách thanh toán trong những trường hợp này. Ngồi ra, cũng cần xem xét uy tín của nhà xuất khẩu, thực trạng hoạt động và khả năng tài trợ nếu bộ chứng từ không được thanh toán.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w