Các biện pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 33)

Sơ đồ 2.1 Tổ chức Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

1.3.1. Tìm hiểu kỹ về khách hàng

Để tránh được rủi ro thanh tốn quốc tế thì ngay từ bước đầu tiên trong quy trình ngân hàng cần thận trọng trong việc tìm hiểu, đánh giá và phân loại khách hàng của mình. Có được bước chuẩn bị tốt sẽ hạn chế được những rủi ro sau này.

Ngân hàng cần có những quy định và tiêu chuẩn cụ thể để phân loại khách hàng thành khách hàng có tình hình tài chính tốt, trung bình và xấu. Khi tiến hành giao dịch với một khách hàng, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng đó thuộc nhóm khách hàng nào. Đối với khách hàng có tình hình tài chính tốt sẽ được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu, bảo lãnh, mở L/C có thể ký quỹ là 0%. Đối với khách hàng có tình hình tài chính trung bình sẽ được cấp hạn mức chiết khấu có truy địi, hạn mức bảo lãnh mở L/C có ký quỹ. Đối với khách hàng có tình hình tài chính xấu sẽ khơng được cấp hạn mức tín dụng hoặc phải trình lên hội đồng tín dụng.

Bên cạnh việc tìm hiểu về năng lực tài chính, uy tín của các khách hàng, ngân hàng cũng cần quan tâm đến môi trường đầu tư và kinh doanh của họ đặc biệt là luật của quốc gia mà họ tham gia giao dịch. Có được bước chuẩn bị tốt sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra sau này.

Để làm tốt bước chuẩn bị này, chức năng thơng tin của phịng quan hệ khách hàng là rất quan trọng vì vậy cơng tác xây dựng hệ thống các thông tin về khách hàng cần chú trọng.

1.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát rủi ro thanh tốn quốc tế

Trước tiên, để có thể thực hiện được việc kiểm tra và giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT thì các ngân hàng cần thiết lập cho mình một quy trình thực hiện thật chặt chẽ, đồng bộ trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng và các bên liên quan. Tiếp đến, cần thiết lập một danh sách các rủi ro có thể xảy ra dựa trên

những rủi ro đã xảy ra và công tác dự báo để đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho từng trường hợp.

Trên cơ sở các quy định đó, phịng ban chịu trách nhiệm về rủi ro nói chung, rủi ro TTQT nói riêng thường xuyên theo dõi các giao dịch để giám sát việc tuân thủ quy định, phát hiện kịp thời những sai sót xảy ra để xử lý lập tức, tránh được những thiệt hại đáng tiếc khơng đáng có.

1.3.3. Hiện đại hóa cơng nghệ hoạt động thanh tốn quốc tế

Các ngân hàng cần sử dụng các chương trình quản lý với kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại để giảm bớt những rủi ro liên quan đến công nghệ. Các chi nhánh của ngân hàng ở bất kỳ đâu có thể truy cập thơng tin của khách hàng, ngân hàng phục vụ cho nghiệp vụ của mình sẽ giảm được những rủi ro do thiếu thơng tin. Bên cạnh đó, việc thiết lập chương trình quản lý những giao dịch, tương tác giữa ngân hàng và khách hàng sẽ giúp việc tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc các việc cần làm của ngân hàng đối với các doanh nghiệp XNK trở nên hiệu quả hơn.

1.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế

Các cán bộ nhân viên TTQT là những người trực tiếp tham gia thực hiện các bước trong quy trình và cũng là những một trong những nhân tố gây nên rủi ro TTQT, do đó có thể nói việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự TTQT là quan trọng trong cơng tác phịng ngừa rủi ro của hoạt động này. Các ngân hàng này cần có các chương trình đào tạo nhân sự bài bản, định kỳ, tạo được sự hứng thú và tồn diện về chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phịng ngừa rủi ro bằng những khóa huấn luyện ở trung tâm đào tạo của hội sở, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau. Bên cạnh đó cần chú ý đến chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng, cụ thể để tăng thêm tính trách nhiệm cho nhân viên.

1.3.5. Tăng cường công tác đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài

Hệ thống các ngân hàng đại lý tại nước ngồi của các NHTM đóng vai trị khá quan trọng trong việc thực hiện giao dịch TTQT của mỗi ngân hàng. Việc mở rộng mạng lưới song song với việc chọn lọc dựa trên lịch sử giao dịch và uy tín các ngân hàng đại lý cần được tiến hành để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến ngân hàng đối

tác. Bên cạnh đó, đối với những ngân hàng danh tiếng, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảm thiểu rủi ro TTQT, các ngân hàng có thể học hỏi, áp dụng linh hoạt các kinh nghiệm, bài học mà họ đã trải qua và thực hiện có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và có tác động tích cực đến sự phát triển của hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các phương thức thanh tốn gắn liền với nó đều hàm chứa những rủi ro khác nhau và có thể xảy ra với tất cả các đối tượng liên quan, nhất là các ngân hàng - đối tượng trung gian. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát được các rủi ro trong từng phương thức thanh tốn quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân. Có như vậy, các ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ thanh tốn quốc tế mới có hiệu quả cao.

Với tinh thần đó, chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận chung về thanh toán quốc tế và rủi ro thanh toán quốc tế. Lý luận là như vậy, nhưng thực tế chúng ta đã vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế như thế nào trong thời gian qua và kết quả đạt được ra sao, việc hạn chế rủi ro đã được chú ý đến? Chương 2 sẽ tiếp tục tìm hiểu điều này với điểm nghiên cứu là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn - Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THANH TỐN QUỐC TẾ VÀ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Hà Nội

2.1.1.1. Những cột mốc đáng nhớ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước và theo chủ trương cuả Chính phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và cơng ty tài chính. Trong thời gian đầu mới thành lập, vốn điều lệ của ngân hàng chỉ ở mức 400 triệu đồngvà chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - ấp Nhơn Lộc 2 - thị tứ Phong Điền - huyện Châu Thành - tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thời gian này là ở một số xã thuộc huyện Châu Thành hướng tới các hộ nông dân nhằm phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Số lượng nhân viên Ngân hàng cũng rất hạn chế - tổng số cán bộ nhân viên là 08 người, trong đó chỉ có 01 người có trình độ đại học.

Trải qua những giai đoạn khó khăn ban đầu trong sự phát triển, năm 2006, Ngân hàng tiến hành mở rộng mạng lưới kinh doanh ra một số thành phố lớn của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Kiên Giang đồng thời mở rộng đối tượng cho vay không chỉ dừng lại ở các hộ nơng dân mà cịn mở rộng ra đối với hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn với mức độ tăng trưởng hàng năm bình quân trên 45%, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Cũng trong năm này diễn ra một sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển của SHB đó là vào ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho Ngân hàng TMCP nông thôn Nhơn Ái chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, từ đó tạo

được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và SHB cũng chính là Ngân hàng TMCP đơ thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ - trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trải qua hơn 21 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành cơng rực rỡ nhờ chiến lược phát triển tồn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động iiDoi tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và

sự thịnh vượng cho các cổ đông - nhà đầu tư, SHB ln làm hài lịng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

Sau khi nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), tính đến 31/12/2014, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mơ lớn của Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 170,000 tỷ đồng, vốn điều lệ gần 9,000 tỷ đồng, hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, trên 5,000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên cả nước và 03 chi nhánh tại Lào, Campuchia.

2.1.1.2. Thành tích và sự ghi nhận

Với những nỗ lực không ngừng suốt chặng đường 21 năm qua, SHB đã được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý trong và ngồi nước cho những thành tích xuất sắc của tập thể và cá nhân. Tiêu biểu trong số đó, nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ngân hàng, SHB đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng.

Với những thành tích đạt được, SHB vinh dự nằm trong Top 5 Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đồn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội giai đoạn 2012-2014 - Hà Nội giai đoạn 2012-2014

Năm 2014, trong bối cảnh cạnh tranh ngành ngân hàng ngày càng gay gắt, SHB vẫn tiếp tục đạt được những thành công quan trọng. SHB đã đạt mức tăng trưởng vượt bậc trên mọi mặt, lọt vào TOP 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam (không kểcác ngân hàng TMCP có vốn nhà nước chi phối). Tổng tài sản SHB đạt 169.04 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 17.7%), cho vay khách hàng đạt 104.1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 36.1%), huy động vốn đạt 127.35 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 17.8%), lợi nhuận trên 1,012 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, SHB đã tích cực xử lý nợ xấu, đến cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 2.02%.

2.1.2.1. Ve huy động vốn

Trong năm 2014 trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 06 tháng tiếp tục được NHNN điều chỉnh giảm từ 7.5% xuống còn 5.5% nối tiếp xu hướng giảm trần lãi suất huy động kéo dài từ năm 2012 đến nay. Do vậy mặt bằng lãi suất huy động từ đầu năm đến cuối năm 2014 đã giảm 1.5-2%. Công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của SHB trong năm 2014, đặc biệt là huy động vốn thị trường I. Kết quả đạt được đến hết năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của SHB đạt 155,496 tỷ đồng trong đó vốn huy động thị trường I đạt 127,353.1 tỷ đồng tăng 17.8% so với cuối năm 2013. Đây là mức tăng trưởng khá cao giúp SHB hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn và gia tăng thị phần huy động trong toàn ngành ngân hàng.

Biểu đồ 2.1. Tổng vốn huy động giai đoạn 2010-2014

(Đơn vị: tỷ đồng) 180,000 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0

Có thể thấy, tổng vốn huy động của SHB tăng trưởng qua các năm từ 2012 đến 2014. Năm 2014, tiền gửi của SHB tại các TCTD khác chênh lệch ròng so với nhận tiền gửi từ các TCTD khác là 1,353.6 tỷ đồng. Điều này phản ánh SHB có nguồn vốn dư thừa và đảm bảo khả năng an toàn, thanh khoản tốt trong hoạt động kinh doanh. SHB áp dụng chính sách ưu đãi dịch vụ, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, cạnh tranh phù hợp với phong tục tập quán của từng địa bàn hoạt động nhằm phát triển tối đa khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Cơ cấu huy động được ưu tiên tập trung vào các loại hình tiền gửi có kỳ hạn dài (chiếm 89.9% tổng tiền gửi khách hàng), đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm dân cư (chiếm 56% vốn huy động trên thị trường I) nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc của nguồn vốn hoạt động kinh doanh.

Biều đồ 2.2. Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại tiền gửi giai đoạn 2012-2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2012-2014)

2.1.2.2. Về sử dụng vốn

Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế của SHB đạt 104,095.7 tỷ đồng tăng 27,586 tỷ đồng so với cuối năm 2013.

Trong bối cảnh hoạt động của các doanh nghiệp vẫn gặp một số khó khăn, để giải ngân tín dụng an tồn, tạo nguồn thu ổn định cho ngân hàng, SHB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, tập trung vào một số ngành ít rủi ro và các lĩnh vực được khuyến khích phát triển tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và NHNN.

SHB cũng tham gia tài trợ vốn cho nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng của Đảng và Nhà nước, giúp SHB đẩy mạnh tín dụng an tồn. Đồng thời, SHB tham gia ký kết các hợp đồng tài trợ vốn xây dựng nhà ở theo chủ trương phát triển nhà ở của Chính phủ và NHNN. Do vậy, tín dụng trong lĩnh vực nhà ở và xây dựng của SHB có mức tăng trưởng cao.

Biểu đồ 2.3. Dư nợ khách hàng giai đoạn 2010-2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2010-2014)

Biểu đồ 2.4. Cơ" cấu dư nợ cho vay theo ngành năm 2014

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Xây dựng

Công nghiệp chế biến chế tạo

Hoạt động khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2014) SHB tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ các lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn,

vực ưu tiên khuyến khích phát triển ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của SHB. SHB thực hiện chính sách duy trì và thận trọng trong việc cấp tín dụng, chủ động rà sốt đánh giá lại các khoản vay của doanh nghiệp, phân loại nhóm tín dụng và xác định cụ thể các lĩnh vực tín dụng chính; xây dựng chính sách phát triển tín dụng theo nhóm ngành hàng, khách hàng mục tiêu.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w