Các loại rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 28 - 33)

Sơ đồ 2.1 Tổ chức Trung tâm Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế

1.2. Rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

1.2.2. Các loại rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTM là vấn đề xảy ra ngồi ý muốn trong q trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2.1. Phân loại theo nguyên nhân phát sinh

a. Rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia xảy ra khi môi trường pháp lý, mơi trường kinh tế - chính trị của một nước chưa ổn định, thường xuyên thay đổi.Khi một quốc gia thay đổi các chính sách về dự trữ ngoại hối, thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các bên liên quan. Trong thực tế, những thay đổi này thường khiến các ngân hàng, nhà XK, nhà NK không thể thực hiện cam kết của mình, làm cho quá trình thanh tốn bị ngưng trệ, thậm chí huỷ bỏ gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Rủi ro quốc gia còn liên quan đến lệnh cấm vận. Ngân hàng thực hiện thanh toán bị mất tiền trong khi người thụ hưởng vẫn chưa nhận được khoản tiền họ được hưởng.

Loại rủi ro này là do những nguyên nhân khách quan gây nên: - Xảy ra chiến tranh, đảo chính, biểu tình ở các nước.

- Xảy ra khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính - tiền tệ gây ra những khó khăn trong thanh toán.

- Những cấm vận trong thanh toán: nước NK bị phong tỏa tài khoản do những món nợ nước ngồi chưa trả, hoặc do quan hệ khơng bình thường giữa hai nước có quan hệ kinh tế quốc tế làm cho các hợp đồng ngoại thương, hiệp định thương mại bị hủy bỏ giữa chừng.

- Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán của quốc gia bị thâm hụt nặng nề khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại hối ra nước ngoài.

b. Rủi ro tác nghiệp

Do vậy đây là những rủi ro mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ và tính yếu kém về cơng nghệ TTQT tại các ngân hàng. Các ngân hàng giữ vai trò khác nhau trong từng phưong thức TTQT, do vậy mức độ rủi ro kỹ thuật cũng khác nhau.

c. Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng đồng ngoại tệ của một nước nào đó. Khi tỷ giá hối đối biến động so với tỷ giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ có lợi cho người này và thiệt cho người khác.

Đối với các NHTM, trong q trình thực hiện thanh tốn cho khách hàng, vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu thanh toán và tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên là vơ cùng quan trọng. Chẳng hạn ngân hàng có trạng thái trường rịng đối với ngoại tệ F, khi tỷ giá (tỷ giá được yết sao cho đồng ngoại tệ là đồng yết giá, nội tệ là đồng định giá) tăng lên sẽ mang lại lãi ngoại hối cho ngân hàng. Tuy nhiên khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối cho ngân hàng.

d. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do việc NHTM cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng khơng có khả năng địi lại. Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh tốn của các bên. Rủi ro tín dụng xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Khả năng áp dụng quy chế và năng lực cán bộ trong q trình thẩm định món vay XNK hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện các phưong thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán theo L/C, thanh toán ứng trước, chiết khấu hối phiếu và chứng từ, đó là các vấn đề như thẩm định phưong án vay vốn, phân tích năng lực tài chính, khả năng hồn trả, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, khả năng phân tích các thơng tin rủi ro từ phía đối tác của khách hàng, của ngân hàng nước ngoài.

+ Sự phối hợp giữa thực hiện nghiệp vụ TTQT của cán bộ đối với những dịch vụ thanh tốn cung ứng tín dụng. Đó là các vấn đề về điều kiện thanh toán, sửa đổi L/C, ký hậu và bảo lãnh vận đon nhận hàng...

- Nguyên nhân khách quan:

Đối với các phương thức thanh tốn, khả năng rủi ro tín dụng bao gồm các nguyên nhân rủi ro do khả năng thanh tốn của khách hàng và ngân hàng nước ngồi đem lại, mà khả năng này lại phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác như: Đối tác của khách hàng không thực hiện hợp đồng đúng, đủ, kịp thời về hàng hóa và điều kiện thanh toán làm phá vỡ kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của khách hàng, hàng hóa bị mất mát trong q trình vận chuyển do khách hàng XNK đảm nhiệm, hàng kém phẩm chất phát sinh trong quá trình vận chuyển, ngân hàng nước ngồi đang trong q trình sáp nhập, giải thể, phá sản.

e. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế, bởi vì các bên đối tác thường ở cách xa nhau, thậm chí khơng hề gặp nhau trong q trình mua bán do vậy có thể khơng nắm rõ những thơng tin về uy tín, đạo đức kinh doanh, năng lực tài chính của đối tác. Hơn nữa, do các bên đối tác ở cách xa nhau nên điều kiện tiếp cận thường xuyên để theo dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ gặp nhiều khó khăn. Đối với ngân hàng, rủi ro đạo đức xảy ra khi khách hàng hoặc các ngân hàng có liên quan trong quy trình thanh tốn khơng thực hiện đúng nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng.

1.2.2.2. Phân loại theo các phương thức thanh toán quốc tế

a. Rủi ro trong phương thức chuyển tiền

Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người mua khi ngân hàng cho vay thanh toán để người mua nhập hàng nhưng không thu được tiền do người mua cố tình khơng thanh tốn hoặc mất khả năng thanh toán.

Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người bán trong trường hợp ngân hàng cho vay thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, người bán không thu hồi được tiền, ảnh hưởng đến thu nợ của ngân hàng.

Rủi ro xảy đến với ngân hàng trong phương thức chuyển tiền cũng có thể do cơng nghệ thanh toán lạc hậu, chất lượng đường truyển kém dẫn đến việc chuyển sai hoặc chuyển nhầm số tiền cần thanh tốn.

Bên cạnh đó, rủi ro trong phưong thức này có thể do sự tắc trách, cẩu thả của cán bộ thanh toán dẫn đến thanh toán nhầm hoặc chậm thanh tốn.

Tóm lại, phưong thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đon giản, thủ tục nhanh gọn đối với ngân hàng. Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng đóng vai trị là trung gian, do đó rủi ro đối với ngân hàng trong trường hợp này phần lớn gắn liền với rủi ro tín dụng của ngân hàng.

b. Rủi ro trong phương thức nhờ thu

≠ Đối với ngân hàng nhờ thu

Nhìn chung, NHNT chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã ứng tiền cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NHTH. Nếu không nhận được tiền từ NHTH thì NHNT phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu.

≠ Đối với ngân hàng thu hộ

Nếu NHTH chuyển tiền cho NHNT trước khi nhà nhập khẩu thanh tốn thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn.

Mọi hậu quả phát sinh do có hành động trái với các chỉ thị trong Lệnh nhờ thu thì các ngân hàng phải tự gánh chịu. Ví dụ như: NHTH giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu trước khi nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán là trái chỉ thị nhờ thu, nếu phát sinh hậu quả người nhập khẩu cứ nhận hàng mà không chịu thanh tốn thì NHTH chịu trách nhiệm thanh tốn với NHNT.

c. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

≠ Đối với ngân hàng phát hành

- NHPH đã thực hiện thanh tốn cho bộ chứng từ nhưng khơng được nhà NK hồn

trả. Rủi ro này xảy ra có thể do các nguyên nhân sau:

+ Nhà NK chủ tâm khơng hồn trả cho NHPH do thấy khơng có lợi khi tiếp tục thực hiện việc mua hàng.

+ Nhà NK bị mất khả năng thanh toán.

+ NHPH đã thanh toán cho bộ chứng từ khơng hồn hảo và nhà NK khơng chấp nhận những lỗi đó.

- NHPH từ chối bộ chứng từ nhưng không hành động đúng UCP mà L/C đã dẫn chiếu: Theo UCP, NHPH được miễn trách nhiệm thanh tốn nếu bộ chứng từ có lỗi. Tuy

nhiên, nếu NHPH không hành động đúng theo những quy định tại điều 16 UCP600 thì NHPH gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó. Cụ thể:

+ Thơng báo từ chối nhưng không nêu rõ và đầy đủ các bất hợp lệ của bộ chứng từ, hoặc những bất hợp lệ này bị NHCK phủ nhận và trở nên khơng có giá trị.

+ Thơng báo bất hợp lệ và từ chối thanh toán cho chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng.

+ Không nêu chỉ thị về việc định đoạt bộ chứng từ.

+ Đã chuyển giao chứng từ cho người mở, làm mất không trả lại đầy đủ và ngun

vẹn bộ chứng từ cho phía xuất trình.

<$>Đối với ngân hàng thơng báo

NHTB chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để đảm bảo rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác thực chữ ký, khóa mã, mẫu điện trước khi gửi thơng báo cho nhà xuất khẩu. NHTB chịu trách nhiệm khi quyết định không thông báo L/C mà không gửi thông báo về quyết định của mình cho NHPH biết một cách khơng chậm trễ.

^Đối với ngân hàng chiết khấu

Khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu, NHCK đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền của nhà xuất khẩu từ NHPH L/C. Nếu NHPH mất khả năng thanh tốn hoặc bị phá sản thì rủi ro tín dụng thuộc về NHCK.

Khi thực hiện chiết khấu có truy địi, mặc dù NHCK được phép truy đòi lại nhà xuất khẩu nhưng nếu nhà XK khơng đủ khả năng thanh tốn thì NHCK gặp rủi ro.

^Đối với ngân hàng xác nhận

NHXN gặp rủi ro khi đã thanh toán cho bộ chứng từ nhưng lại khơng được hồn trả bởi NHPH, có thể là do:

- NHPH thiếu thiện ý, mất khả năng thanh toán hay thậm chí phá sản hoặc do rủi ro quốc gia, chính trị tại nước của NHPH khiến NHPH buộc phải chậm trễ trong việc

thanh toán.

- NHXN đã thanh tốn cho bộ chứng từ có sai sót và NHPH khơng chấp nhận những sai sót đó.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế tại NHTMCP sài gòn hà nội khoá luận tốt nghiệp 656 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w