Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ ROE của ngân hàng MB, Vietcombank, Techcombank năm 2016-2019
Nguồn: BCTN ngân hàng MB, Vietcombank, Techcombank năm 2016-2019
Bên cạnh phân tích chỉ số ROA cho ta biết hiệu quả sinh lời của ngân hàng MB, thì hệ số ROE cũng dùng để phân tích điều đó. Nhưng đối với hệ số ROA sẽ
phản ánh hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản còn ROE cho biết hiệu quả sinh lời từ nguồn VCSH, hay nói cách khác nó phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH. Dựa vào bảng trên ta thấy rằng tỷ số này có xu hướng tăng, tăng mạnh vào năm 2018 tăng 6,99% so với năm 2017. MB tiếp tục duy trì trong Top các ngân hàng hàng đầu về hiệu quả hoạt động. Ngoài ra năm 2017 ngân hàng MB cũng đã tất tốn tồn bộ trái phiếu tại VAMC trước thời hạn. Năm 2019 tỷ số này tiếp tục tăng 2,38% cho thấy ngân hàng đang có những bước đi rất tốt với mục tiêu duy trì top 5 các ngân hàng thương mại kinh doanh hiệu quả và an toàn . Khi so sánh tỷ lệ ROE thấy tỷ lệ của ngân hàng MB và Vietcombank xu hướng tăng trong khi Techcombank tỷ số này có xu hướng giảm. Bên cạnh tỷ lệ này giai đoạn 2016-2018 của ngân hàng MB đều nhỏ hơn so với Vietcombank và Techcombank nhưng sang năm 2019 tỷ lệ này vượt Techcombank khoảng 3,99% cho thấy hiệu quả sử dụng của VCSH ngân hàng MB.
Phân thích ROE theo Dupont
Bi ểu đồ 2.9: Phân tích ROE theo Dupont c ủa ngân hàng MB năm 2016 - 2019
Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của ngân hàngMB năm 2016 - 2019
LNST Tổng thu nhập Tổng tài sản bình quân
ROE = —----——— * —- -^^. ; " •—— *----;--------------------* 100%
Tổng thu nhập Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thu nhập lãi và các lãi tương tự Tuyệt đối 15.552.477 19.876.026 24.824.365 31.196.604 Tỷ trọng 100% 100% 100% 100% Thu nhập lãi tiền gửi Tuyệt đối 340.619 693.404 752.738 970.978 Tỷ trọng 2,19% 3,49% 3,03% 3,11% Thu nhập lãi cho vay khách hàng và các TCTD khác Tuyệt đối 10.900.297 14.226.838 18.488.42 0 23.254.954 Tỷ trọng 70,09% 71,58% 74,48% 74,54%
Ngoài việc phân tích theo cơng thức tính thông thường của ROE. Để hiểu rõ các tác động của từng nhân tố đến hệ số ROE sẽ sử dụng phương pháp Dupont kết hợp phương pháp thay thế liên hoàn. Giai đoạn 2016-2017 NPM giảm làm ROE giảm 1,57%, AU tăng làm ROE tăng 2,41%, PL tăng làm ROE tăng 0,7%. Qua đây cho thấy giai đoạn 2016-2017 ROE tăng chủ yếu là do tác động của AU, hay nói cách khác giai đoạn này ngân hàng MB hiệu quả trong việc sử dụng tài sản, bên cạnh đó NPM giảm tác động ROE giảm thể hiện giai đoạn này công tác quản lý chi phí chưa được tốt chi phí tốc độ tăng so với năm 2016 là 43,71%, hệ số đòn bẩy giai đoạn này sử dụng ít. Giai đoạn tiếp theo 2017-2018 NPM tăng làm ROE tăng 3,3%, AU tăng làm ROE tăng 2,57%, PL tăng làm ROE tăng 0,83 % cho thấy tác động ROE tăng chủ yếu do quản lý chi phí được cải thiện tốt hơn góp phần làm tăng ROE lên tới 3,3%, ngân hàng giảm sử dụng đòn bẩy. Giai đoạn 2018-2019 NPM tăng làm ROE tăng 0,65%, AU tăng làm ROE tăng 2,08 %, PL giảm làm cho ROE giảm 0,31%. Có thể thấy được rằng ngân hàng MB ngày càng giảm sử dụng đòn bẩy, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vay do ngân hàng giảm khoản vay TCTD khác và khoản nợ chính phủ và nguồn NPT tăng chủ yếu do phát hành giấy tờ có giá và huy động tiền gửi từ khách hàng. Dù giảm sử dụng đòn bẩy lợi nhuận trước thuế ngân hàng năm 2019 đạt trên 10 nghìn tỷ, đánh dấu lần đầu vượt mốc 10 nghìn tỷ lợi nhuận sau 25 năm hoạt động, tăng trưởng 29% so với năm 2018 và vượt 5% kế hoạch cho thấy hoạt động sinh lời của ngân hàng khá tốt và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn tự có.
Thứ ba, hệ số NIM
Bảng 2.12: Phân tích chỉ tiêu thu nhập lãi thuần của ngân hàng MB năm 2016- 2019
chứng khoán nợ Tỷ trọng 21,36% 18,14% 15,62% 16,82% Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Tuyệt đối 792.848 1.059.411 1.200.018 1.298.771 Tỷ trọng 5,10% 5,33% 4,83% 4,16% Thu khác từ hoạt động tín dụng Tuyệt đối 197.444 291.404 505.977 425.662 Tỷ trọng 1,27% 1,47% 2,04% 1,36%
Chi phí lãi và các chi phí tương tự Tuyệt đối (7.573.533) (8.657.074 ) (10.240.868) (13.196.607) Tỷ trọng 100% 100% 100% 100%
Trả lãi tiền gửi
Tuyệt đối (6.503.004) (7.448.078
) ) (8.707.729 (10.950.028)
Tỷ trọng 85,86% 86,03% 85,03% 82,98%
Trả lãi tiền vay
Tuyệt đối (549.251) (654.339) (671.459) ) (750.718) Tỷ trọng 7,25% 7,56% 6,56% 5,69% Trả lãi phát hành giấy tờ có giá Tuyệt đối (272.412) (335.578) (617.067) (1.357.196) Tỷ trọng 3,60% 3,88% 6,03% 10,28% Chi phí hoạt động tín dụng khác Tuyệt đối (248.866) (219.079) (244.613) (138.665) Tỷ trọng 3,29% 2,53% 2,39% 1,05%
Thu nhập lãi thuần 7.978.944 11.218.95 2
14.583.49
7 17.999.997
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tiền mặt và tương đương tiền 22.849.070 46.554.069 47.648.084 46.012.273 Tổng Tài sản 256.258.500 313.877.828 362.325.062 411.487.575 H1 8,92% 14,83% 13,15% 11,18%
Biểu đồ 2.10: Phân tích chỉ tiêu NIM của ngân hàng MB, Vietcombank, Techcombank năm 2016-2019
Nguồn: Tổng hợp từ trang website Finalcial vietstock, BCTN của ngân hàngMB,
Vietcombank, Techcombank năm 2016-2019
Hệ số NIM giai đoạn 2016-2019 xu hướng tăng. Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm 2017 là việc tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng đã tăng ấn tượng (đứng thứ 02 thị trường) từ 3,58% ( năm 2016) lên mức 4,19% (năm 2017) nhờ chi phí giá vốn tốt, hoạt động cho vay được mở rộng sang các mảng tiêu dùng, bán lẻ, nên mặc dù cho vay khách hàng chỉ tăng trưởng 22% xong lãi thuần lại tăng mạnh gấp gần hai lần. Năm 2018 mặc dù tăng trưởng tín dụng chậm lại nhưng tỷ lệ NIM tăng 0,37% so với năm 2017 nhờ thu nhập lãi cho vay tăng 4.261.582 triệu đồng trong đó bán lẻ tăng mạnh và chi phí vốn thấp. Sang năm 2019 mặc dù tăng trưởng tín dụng chỉ tăng thêm 0,04% nhưng hệ số NIM tiếp tục tăng 0,34% so với năm 2018. Nhìn vào bảng 2.12 thấy giai đoạn 2018-2019 bên cạnh các khoản thu từ tiền gửi, đầu tư chứng khoán nợ, bảo lãnh thì khoản thu từ cho vay vẫn tăng khá cao, tăng 4.766.534 triệu đồng so với năm 2018 mặc dù tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp. Do tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao đã giúp biên lãi suất ròng (NIM) c ủa ngân hàng MB đứng thứ 2 trong hệ thống ngân hàng. Thể hiện càng rõ hơn trên biểu đồ so sánh NIM với ngân hàng Vietcombank, Techcombank là các ngân hàng hoạt động kinh doanh khá tốt. Năm 2016 hệ số NIM của ngân hàng MB lớn hơn Vietcombank và nhỏ hơn Techcombank, nhưng sang giai đoạn 2017-2019 hệ số NIM của ngân hàng
MB tăng lên và lớn hơn Vietcombank và Techcombank. Mặt khác ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thuộc top lợi nhuận cao và ngân hàng Techcombank đã từng nhận giải thường ngân hàng đứng đầu kinh doanh nguồn vốn và vốn lưu động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ qua đây càng thấy được hiệu quả sinh lời của ngân hàng MB khá tốt.
2.2.5. Rủi ro thanh khoản (L)
Thứ nhất, chỉ số trạng thái tiền mặt H1