Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý ngânhàng MB
3.3.5. Quản trị rủi ro
Thứ nhất, quản trị rủi ro lãi suất ngân hàng cần nâng cao bộ phận phân tích tình hình biến động lãi suất thị trường để đưa ra các giải pháp kịp thời. Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế mơ hình phân tích lãi suất phù hợp để có thể dự báo được biến động một cách chính xác nhất. Việc phân tích này cũng ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan người phân tích nên ngân hàng bên cạnh nâng cao trình độ cán bộ nhân viên thơng qua các khóa đào tạo thì cơng tác tuyển dụng cũng cần được chú trọng để tuyển chọn được những cá nhân có kinh nghiệm, khả năng phân tích.
Thứ hai, quản trị rủi ro thanh kho ản được tốt thì ngân hàng ln phải đảm bảo vốn tự có ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối giữa tài sản nợ và có, quản lý rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro thị trường. Để làm được điều đó phải nâng cao trình độ phân tích, dự báo của bộ phận quản trị là vô cùng cần thiết, nhất là trong thời điểm dịch bệnh cơng tác trích lập dự phịng phải đầy đủ.
Thứ ba, tiếp tục ứng dụng công nghệ vào trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, đưa ra các chính sách và hồn thiện hệ thống các văn bản quản trị tín dụng. Thườ ng xun đánh giá, giám sát quy trình tín dụng để có thể phát hiện các lỗ hổng trong quy trình từ đó thiết lập các chốt kiểm sốt. Ngồi ra để hạn chế rủi ro thì ngân hàng tiếp
tục nâng cao bộ phận thẩm định, phân tích tính khả thi của phương án vay vốn, bộ phận giám sát khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng một cách sát sao và thường xuyên để ngăn chặn khách hàng gian lận.
Thứ tư, thời điểm dịch Covid 19 ngân hàng cần phải tăng cường trích lập dự phịng để phịng ngừa rủi ro và phục hồi khi khống chế được dịch nền kinh tế bắt đầu vực dậy. Ngân hàng tích cực đồng bộ hóa mục đích kinh doanh, hoạt động với các công ty thành viên. Tăng cường quản lý kiểm soát hoạt động công ty thành viên để có thể đi đúng hướng với mục tiêu của ngân hàng, giảm thiểu các rủi ro tại công ty thành viên gây ảnh hưởng tới ngân hàng.
Thứ năm, tiếp tục nâng cao chất lượng quản trị. Ngân hàng MB đã đáp ứng khung Basel II được ngân hàng nhà nước công nhận. Vậy nên ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chuẩn mực của Basel III để bộ phận quản trị ngày càng được nâng cao và hiệu quả.