Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý ngânhàng MB
1.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI THEO MÔ
1.3.5. Rủi ro thanh khoản (L)
Khả năng thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu thanh tốn của khách hàng một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ, kịp thời. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là tín dụng và nó có tính thanh khoản kém, trong khi đó những tài sản có tính thanh khoản cao lại là tài sản có khả năng sinh lời thấp và có tài sản khơng sinh lời. Vì vậy việc đảm bảo tính thanh khoản là yếu tố quan trọng để có thể đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, tạo được ấn tượng và lịng tín đến khách hàng. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng.
- Chỉ số trạng thái tiền mặt H1
Ti n và tề ương đương ti n ,ề
H1 =----------ɑ ɪ , -----* 100%
T ng Tài s nổ ả
Chỉ số này được đo lường bằng tỷ lệ tiền và tương đương tiền có thể lấy được tại bản thuyết minh của BCTC trên tổng tài sản của ngân hàng tại thời điểm muốn phân tích. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngay khi cần nhưng lại không sinh lời nên nếu dự trữ lượng tiền mặt khơng hợp lý có thể nói rằng cơng tác quản lý chi phí của ngân hàng chưa được tối ưu. Khoản tiền và tương đương điền bao gồ m: khoản tiền gửi tại NHNN (dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán) và tiền gửi tại TCTD khác (tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn). Chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán ngay của ngân hàng.
- Chỉ số chứng khoán thanh khoản H2
Ch ng khoán kinh doanh+CKĐT s n sàng đ bán ,ứ ẵ ể
H2 =-------------------------ʃ. ----------------------* 100% T ng tài s nổ ả
Chỉ số cho biết tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có tính lỏng cao và sẵn sàng chuyến đoi thành tiền mặt khi phát sinh nhu cầu thanh khoản tại NHTM. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng đáp ứng tính thanh khoản càng tốt của NHTM. Nhưng phải tùy vào từng thời kỳ, chính sách kinh doanh và nhu cầu thanh khoản mà ngân hàng sẽ xác định cụ thế.
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
. TS có tính thanh kho n cao , -ả ____________ Tỷ lệ dự trữ thanh khoản =------------------7^7⅛-----------* 100%
? NPT
Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng. Trong đó TS có tính thanh khoản cao được ghi rõ phần phụ lục và tỷ lệ này được quy định duy trì đối với NHTM tối thiếu là 10% theo thông tư 16/2018/TT- NHNN, thông tư 19/2017 kết hợp thông tư 36/2014/TT-NHNN.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR)
_______T ng d n cho vay .ổ ư ợ
LDR= ɪ y ’ * 100% T ng ti n g iổ ề ử
Trong đó tổng tiền gửi được quy định cụ thế tại thông tư 36/2014/TT-NHNN và được sửa đổi bổ sung tại thông tư 06/2016/TT-NHNN bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài, trừ các Khoản sau đây: (i) Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;
(ii) Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;
b) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.
c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu Tổng dư nợ cho vay bao gồm:
a) Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);
b) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác cho vay.
Ngoại trừ:
a) Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ);
b) Nguồn vốn vay ở nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài.
Tỷ lệ LDR là một trong những tỷ lệ phản ánh mức độ thanh khoản của ngân hàng. Chỉ tiêu này thường càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn, nhưng ngân hàng phải đánh đổi nguy cơ gặp rủi ro về thanh khoản cao. Vì nghiệp vụ tín dụng là sản phẩm sinh lời chính của ngân hàng đồng thời lại là tài sản có nguy cơ gặp rủi ro nhất. Nên tùy vào khả năng quản lý và khẩu vị rủi ro của ngân hàng sẽ đảm bảo tỷ lệ này ở mức hợp lý.
1.3.6. Độ nhạy cảm với thị trường (S)
Đánh giá độ nhạy cảm với thị trường của ngân hàng cụ thể là phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thị trường điển hình là lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, cơng cụ tài chính phái sinh,., đến lợi nhuận. Rủi ro thị trường được kiểm soát dưới ban lãnh đạo ngân hàng. Vì vậy nó phụ thuộc vào khả năng quản lý của ban lãnh đạo trong việc xác định các rủi ro và xử lý chúng một cách kịp thời và hiệu quả. Các rủi ro này đều là các nhân tố ảnh hưởng và tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh hay cụ thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để phân tích độ nhạy cảm với thị trường của ngân hàng có thể đánh giá thơng qua các chỉ tiêu định lượng sau:
- Khe hở lãi suất
GAP = Tài sản có nhạy cảm lãi suất - TS nợ nhạy cảm với lãi suất
Tài sản có nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà chi phí sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi
lãi suất thay đổi. Khi khe hở lãi suất dương, rủi ro phát sinh nếu lãi suất giảm. Khe hở lãi suất âm, rủi ro phát sinh nếu lãi suất tăng.
- Trạng thái ngoại hối
Trạng thái ngoại hối = Tài sản có ngoại tệ - Tài sản nợ ngoại tệ
Khi tổng trạng thái ngoại hối trường, tài sản có ngoại tệ lớn hơn tài sản nợ ngoại tệ, ngân hàng gặp rủi ro tỷ giá nếu tỷ giá giảm, ngân hàng bị lỗ và ngược lại trường hợp tổng trạng thái ngoại hối đoản, tỷ giá tăng làm ngân hàng lỗ ngoại hối.
1.3.7. Ưu và nhược điểm của mơ hình CAMELS
a) Ưu điểm
CAMELS là mơ hình phân tích tổng hợp 6 yếu tố đo lường mang tính vi mơ bao gồm: an tồn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, khả năng sinh lời, rủi ro thanh khoản và mức độ nhạy cảm với thị trường đem lại những ưu điểm sau:
Thứ nhất, các chỉ số phân tích đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khơng mang tính tách rời, độc lập với nhau. Đồng thời có mối liên hệ với các chỉ số dùng trong cơng việc quản trị. Chính vì vậy phân tích theo mơ hình CAMELS giúp các nhà quản trị đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng, nhận thấy được những mặt tốt để phát huy, những mặt yếu kém để từ đó tìm cách khắc phục và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai, các chỉ tiêu phân tích tình hình ho ạt động của một tổ chức tài chính theo mơ hình CAMELS cũng được sử dụng trong các mô hình phân tích khác. Điển hình như chỉ số ROA, ROE trong mơ hình phân tích Dupont, được dùng phân tích khả năng sinh lời của NHTM. Việc kết hợp này mang đến những hiệu quả trong phân tích, càng thấy rõ được và có những đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM.
Thứ ba, mơ hình này khơng chỉ giúp NHTM đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh thời điểm hiện tại mà nó cịn cho một cái nhìn xa hơn có thể đưa ra các dự đốn, nguy cơ tiềm ẩn ngân hàng có thể gặp phải trong tương lai từ đó có những biện pháp khắc phục và dự phịng.
Thứ tư, mơ hình CAMELS là cơng cụ hiệu quả để NHNN đánh giá, xếp hạng ngân hàng trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện tại, làm cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh cũng như khả năng hoạt động hiệu quả của các ngân hàng khi gia nhập vào mơi trường tồn cầu.
Thứ năm, mơ hình CAMELS sử dụng các chỉ tiêu để phân tích và chúng đều có một cơng thức riêng, được quy định và hướng dẫn cụ thể. Nên có thể dễ dàng tính được khi có số liệu thống kê đầy đủ và chính xác.
Thứ sáu, đây là một mơ hình đã được áp dụng khá lâu tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển nên có tính ổn định khá cao và những chỉ tiêu đã được thay đổi linh hoạt để phù hợp qua các thời kì phát triển của nền kinh tế. Từ đó có thể thấy được sự linh hoạt, hồ quyện trong tính ổn định, giúp mơ hình ngày càng hồn thiện hơn.
b) Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm của phương pháp phân tích theo mơ hình CAMELS đem lại đã được đề cập ở trên, ngồi ra mơ hình này vẫn cịn một số nhược điểm sau đây:
Thứ nhất, nhược điểm của mơ hình CAMELS là thống kê số liệu và phân tích phần lớn dựa vào các yếu tố định lượng, ngay cả đánh giá về năng lực quản lý cũng được lượng hóa thành yếu tố định lượng qua các chỉ số. Do đó việc phân tích qua các chỉ số như vậy dễ khiến các đánh giá bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của nhà phân nên vì vậy nhà phân tích cần phải có trình độ, kinh nghiệm và độ nhạy bén khi phân tích.
Thứ hai, mơ hình CAMELS nặng về việc thống kê số liệu và yếu tố định lượng nên nó địi hỏi các số liệu thu thập phải chính xác, nếu khơng chính xác nó sẽ dẫn đến các nhận định sai trong khi phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định của các đối tượng sử dụng kết quả phân tích.
Thứ ba, để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua mô hình CAMELS một cách tốt nhất địi hỏi cần có đội ngũ cán bộ có đầu óc, có kinh nghiệ m trong phân tích tài chính và độ nhạy bén. Nhưng để tuyển được đội ngũ cán bộ hội tụ đầy đủ các yếu tố đó là một vấn đề tương đối khó, nếu tuyển được ngân hàng phải bỏ
ra một chi phí lương khá lớn, hợp lý để thu hút nhân tài và giữ chân họ. Điều đó vơ cùng khó khăn với các ngân hàng có quy mơ nhỏ.
Thứ tư, hơn nữa việc chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa trên phân tích BCTC của mơ hình để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng có thể gặp một số rắc rối do sự khác nhau trong việc lựa chọn chế độ kế toán hay các xảo thuật kế tốn. Từ đó dẫn đến việc đánh giá khơng chính xác, khơng phản ánh đúng bản chất thực tế, cái mà có thể ngân hàng đang cố tình che đậy.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là những nội dung lý thuyết cơ bản và quan trọng tổng quan những điểm cần biết về NHTM và phương pháp phân tích theo mơ hình CAMELS. Nội dung trọng tâm là lý thuyết cách phân tích mơ hình CAMELS gồm có sáu yếu tố: an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, sinh lời, thanh khoản và mức độ nhạy cảm với thị trường. Mỗi một yếu tố sẽ có những chỉ số định lượng riêng để có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM, tất cả đã được giới thiệu cụ thể trong chương 1. Đồng thời chương này cũng đưa ra những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng mơ hình trong phân tích. Sau khi hiểu được phương pháp phân tích mơ hình CAMELS thì chương tiếp theo sẽ bắt đầu đi vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể tại ngân hàng MB.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG MB QUA MƠ HÌNH CAMELS