1.5.1. Nguyên nhân phát sinh yêu cầu
Ngân hàng BIDV hiện đang sử dựng hệ thống khởi tạo và quản lý khoản vay của Công ty TNHH hệ thống thông tin FIS trong các nghiệp vụ tín dụng của mình. Các cán bộ của ngân hàng sử dụng hệ thống qua trình duyệt Web có kết nối với mạng nội bộ của ngân hàng.
Các bước từ khởi tạo, đệ trình, đánh giá và kiểm sốt rủi ro,... cán bộ ngân hàng đều có thể thưc hiện trên hệ thống. Tuy nhiên, có một vấn đề là khi cán bộ ngân hàng muốn đệ trình hồ sơ lên các cấp kiểm sốt và phê duyệt tín dụng thì sẽ phải tự chọn số lượng cấp đệ trình. Bên cạnh đó, ở mỗi cấp đệ trình, hệ thống hiển thị toàn bộ người trong chi nhánh khiến việc lựa chọn các cấp gây khó khăn, mất thời gian, dễ chọn sai người phê duyệt.
Từ những khó khăn đó, BIDV đã liên hệ với cơng ty và gửi u cầu: “Khi đệ trình thì hệ thống phải tự đưa ra số cấp phê duyệt và những người có thẩm quỷền tương ứng”. Từ u cầu đó, đề tài “Phân tích giải pháp cải tiến phân cấp thẩm quyền” trong hệ thống khởi tạo và quản lý khoản vay của ngân hàng BIDV ra đời.
1.5.2. Nội dung yêu cầu và vai trò của đề tài
Nội dung: Hiện nay, hệ thống khởi tạo và quản lý tín dụng khơng tự đưa ra số
cấp phê duyệt và những cán bộ có thẩm quyền tương ứng. Việc cải tiến phân cấp thẩm quyền của đề tài nhằm giải quyết vấn đề trên. Khi đó, người dùng sẽ khơng thể tác động vào số lượng các cấp phê duyệt mà hệ thống đưa ra, những cấp người dùng liên quan sẽ được chọn lọc hiển thị tương ứng cấp phê duyệt phải đệ trình.
Vai trị của đề tài: Nhằm giải quyết được những khó khăn của khách hàng khi
thao tác trên hệ thống, phịng ngừa rủi ro tín dụng khi người dùng có thể khơng nắm được hết các bộ các cấp phê duyệt của ngân hàng hoặc xảy ra các gian lận tín dụng. Kèm với đó, người dùng sẽ thao tác đệ trình trên hệ thống nhanh hơn, tiết kiệm thao tác và thời gian.
1.5.3. Nhận xét quy trình hiện tại
Hiện nay, hệ thống SMLC đã đáp ứng hầu hết tất cả các yêu cầu nghiệp vụ phía Ngân hàng BIDV đề ra.
- Ưu điểm:
Hệ thống giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng, từ khâu xử lý thơng tin khách hàng, phân tích tài chính, đề xuất khoản tín dụng và tài sản bảo đảm, cho đến tạo lập báo cáo đề xuất tín dụng, thiết lập điều kiện điều khoản, chứng từ, lập báo cáo phân tích, giải chấp một phần khoản vay, tài sản bảo đảm, xử lý luồng phê duyệt CAS. Do đó, hệ thống giúp Ngân hàng giảm tải những công việc cồng kềnh như tạo lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ khách hàng, chỉnh sửa điều khoản điều kiện liên quan đến khoản vay, tài sản đảm bảo, giảm số lượng hồ sơ giấy phải lưu trữ, bảo quản. Bên cạnh đó, thời gian xử lý các công đoạn cho vay sẽ được rút ngắn hơn, đây là điều rất quan trọng vì liên quan đến nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp và cũng tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống giúp mình bạch hóa quy trình xử lý tín dụng, giảm thiểu mất mát hồ sơ, rút ngắn thời gian truy vấn dữ liệu,...
- Hạn chế:
Trong quá trình phê duyệt khoản vay, module phân cấp thẩm quyền cịn đang khơng hợp lý, việc đệ trình lên cấp trên cịn phụ thuộc vào người soạn thảo CAS. Trong khi, điều này phải được hệ thống kiểm tra điều kiện của Facilities, Collateral hay một số yếu tố trong hồ sơ khách hàng,... để đưa ra số cấp phê duyệt và cấp phê duyệt có thẩm quyền một cách chính xác theo những quy tắc nghiệp vụ của BIDV.
Nhận thấy hạn chế trên, chương tiếp theo tác giả sẽ đi làm rõ thực trạng module phân cấp thẩm quyền trong hệ thống SMLC và phân tích giải pháp đưa ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 trình bày về các nội dung: giới thiệu về đơn vị thực tập FIS và ngân hàng BIDV, đồng thời mô tả tổng quan hệ thống Hỗ trợ khởi tạo và phê duyệt khoản vay SmartLender, tổng quan cấu hình SMLC, tổng quan quy trình phê duyệt hồ sơ tín dụng và nêu lên u cầu người dùng.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN CẤP THẢM QUYỀN TRONG HỆ THÔNG SMLC