2.2. Module phân cấp thẩm quyền trong hệ thống SMLC
2.2.4. Đánh giá module phân cấp thẩm quyền
Ưu điểm
Hệ thống hiển thị tất cả các cán bộ trong các role cùng nhóm chi nhánh với người đệ trình, khơng gây tình trạng đệ trình sai chi nhánh, phù hợp với quy định chính sách của BIDV. Bên cạnh đó, người soạn thảo CAS và các thành viên cùng nhóm có quyền đệ trình CAS để xem xét phê duyệt, thuận tiện cho người dùng khi người phụ trách chính của CAS khơng thể tiếp tục xử lý CAS thì những người cùng nhóm có thể tiếp tục kế thừa để giải quyết CAS đó. Mặt khác, người dùng có thể chủ động trong lựa chọn các cấp có thẩm quyền trong hệ thống, dễ dàng thêm sửa xóa các cấp Approver và hệ thống khơng có giới hạn về số cấp thẩm quyền mà CAS
thế/có thẩm quyền, trả lại CAS, từ chối cấp tín dụng, yêu cầu bổ sung hồ sơ chứng từ, chấp thuận yêu cầu phê duyệt... Giao diện đơn giản, dễ hiểu, các nút chức năng đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiệp vụ phê duyệt tín dụng ngân hàng đề ra.
Hạn chế
Hệ thống hiển thị tất cả danh sách cán bộ ở cấp chi nhánh và hội sở chính trong cùng dropdown list gây khó khăn cho người dùng mỗi khi muốn tìm và chọn một hoặc nhiều cán bộ. Tiếp theo đó, bất kỳ cấp phê duyệt nào khi nhận CAS đều có thể chỉnh sửa cấp phê duyệt kế tiếp, dẫn đến hồ sơ CAS có thể khơng được kiểm sốt đúng theo quy trình tín dụng. Bên cạnh đó, nếu CAS phải trình qua n cấp phê duyệt thì người dùng sẽ phải thực hiện 2n thao tác thêm cấp và chọn cấp phê duyệt, làm tăng thời gian phê duyệt CAS và tăng các bước thực hiện đệ trình.
- Có nguy cơ cao gian lận tín dụng:
Ngân hàng là một ngành kinh doanh có vị trí quan trọng, ln tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức của cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu. Là người làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ ngân hàng có thể lợi dụng kẽ hở của hệ thống để thực hiện hành vi gian lận. Hệ thống hiện nay đang áp dụng cơ chế định tuyến thủ công, không dựa trên điều kiện đầu vào để kiểm tra tính chính xác của các cấp phê duyệt, luồng CAS phụ thuộc hồn tồn vào người đệ trình, dễ dàng thêm, cập nhật hoặc xóa người phê duyệt, tạo cơ hội để kẻ gian trục lợi. Những rủi ro có thể xảy ra là cán bộ tín dụng cố tình đệ trình thiếu cấp, đệ trình sai cấp thẩm quyền, phê duyệt vượt cấp thẩm quyền, phê duyệt những khoản vay chưa được đảm bảo, chưa được xác minh rõ ràng, thiếu những hồ sơ, chứng từ cần thiết. Cụ thể, việc thiếu kiểm soát trong phê duyệt hồ sơ tín dụng khách hàng dễ dẫn đến các khoản vay khống mà nhân viên ngân hàng tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng, các khoản vay ké trong đó cán bộ tín dụng vay ké vào khoản vay có thật của khách hàng hoặc cho khách hàng vay thoe hình thức đảo nợ nhằm
để khách hàng vay tiền để trả nợ khoản vay cũ, che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ từ khách hàng,
- Xảy ra vấn đề về rủi ro tác nghiệp:
Với hệ thống hiện tại, người dùng cần kiểm tra chính sách tín dụng của Ngân hàng bên ngoài hệ thống để xác định đúng người phê duyệt trong luồng phê duyệt. Neu trình độ cán bộ chưa tốt, chun mơn nghiệp vụ ngân hàng không vững, không nắm được nguyên tắc, văn bản quy định của ngân hàng về thẩm quyền phê duyệt sẽ dẫn đến trình sai, trình thiếu cấp hoặc phê duyệt sai, phê duyệt vượt thẩm quyền của mình. Điều này dẫn đến hồ sơ tín dụng của khách hàng khơng được xem xét, kiểm sốt kỹ lưỡng, dễ xảy ra những sai sót về mặt pháp lý, điều khoản điều kiện, chứng từ hồ sơ,... Việc cán bộ ngân hàng không đủ quyền hạn thực hiện phê duyệt khoản vay của khách hàng, thiếu kinh nghiệm để đánh giá thông tin khách hàng cung cấp, dẫn đến việc phê duyệt hồ sơ khơng có thơng tin đầy đủ, nhất là các thơng tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, kiểm sốt tài sản đảm bảo, tính khả thi của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Với những khoản vay có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng thì khi xảy ra vấn đề, ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất không hề nhỏ, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và có thể dẫn đến phá sản.
Chính vì thế, ngân hàng BIDV đề xuất yêu cầu cải tiến phân cấp thẩm quyền với công ty FIS để giải quyết nhữngg vấn đề trên.