Một số kinh nghiệm về chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách cổ tức cho các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam khoá luận tốt nghiệp 752 (Trang 28 - 38)

Bảng 2 .1 Biến động ROE của các ngânhàng niêm yết giaiđoạn 2012-2015

Bảng 2.10 : Tình hình hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM niêm yết

1.2 Chính sách cổ tức vàcác nhân tố ảnh hưởng

1.2.5 Một số kinh nghiệm về chính sách cổ tức

1.2.5.1 Kinh nghiệm trên thế giới

Bank of America, niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE: BAC) là một trong những tập đồn tài chính lớn nhất nước Mỹ phục vụ các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức và cả chính phủ Mỹ. Bank of America là một điển hình của hình mẫu ngân hàng hiện đại hàng đầu thế giới là sự kết hợp của các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống với các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư bao gồm nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (retail banking), đầu tư (investing), quản lý tài sản (wealth management) và các nghiệp vụ quản trị rủi ro khác (risk management). Ngân hàng này có giá trị tài sản đạt 2,100 tỷ USD và là một trong những ngân hàng có quy mơ tiền gửi lớn nhất thế giới với 1,100 tỷ USD. Tính đến năm 2013, Bank of America là ngân hàng lớn thứ 2 ở Mỹ và là cơng ty lớn thứ 21 thế giới tính theo tổng doanh thu.

2001 2.28Chính sách cổ tức của Bank of America2006 2.12 2011 0.04

Tính từ năm 1993, Bank of America đã có một chính sách cổ tức khá nhất qn và ln duy trì trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức của ngân hàng (dividend per share) đã tăng từ mức 0.7 USD (70 cent) lên đến 2.4 USD (240 cent) cho một cổ phiếu trong một năm vào giai đoạn 1997 - 2007, chia làm 4 đợt trả trong năm. Tỷ lệ tăng truởng cổ tức hàng năm đạt mức 13.1% tuơng ứng với tốc độ tăng truởng thu nhập của tập đoàn. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngân hàng đã suy giảm đáng kể do tác động hết sức nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 và các vụ kiện tụng lớn mà ngân hàng này là nhân vật chính. Dịng tiền hoạt động kinh doanh suy giảm mạnh, và đối diện với tình trạng này, cơng ty đã quyết liệt cắt giảm cổ tức trên mỗi cổ phiếu từ mức 2.24 USD (224 cent) năm 2008 xuống chỉ còn 0.04 USD (0.04 cent), tuơng ứng với đó là mức giảm khổng lồ lên tới 98%. Cùng với tình trạng khó khăn và chật vật của nền kinh tế Mỹ, nguời dân Mỹ hạ thấp tỷ lệ vay nợ khiến thị truờng tín dụng của quốc gia này trở nên hết sức đen tối, Bank of America đã duy trì chính sách cổ tức ở mức thấp khi chỉ trả 0.04 USD (4 cent) cho mỗi cổ phiếu cho đến tận năm 2013. Lúc này nền kinh tế thế giới đã buớc ra khỏi khủng hoảng, niềm tin nguời tiêu dùng trở lại và thu nhập của ngân hàng bắt đầu tăng trở lại, ngân hàng đã quyết định sẽ tăng dần cổ tức lên mức 0.12 USD/năm trong năm 2014.

Nhu vậy có thể thể thấy Bank of America trong giai đoạn truớc khủng hoảng thì sử dụng chính sách chi trả cổ tức phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế nhung trong giai đoạn sau thì lại trả với mức cổ tức ổn định trên mỗi cổ phần và duy trì trong thời gian dài.

Thực tế, cổ tức của Bank of America không phải chỉ phụ thuộc vào tình hình tài chính của cơng ty mà cịn bị chi phối bởi các ràng buộc và quy định pháp lý. Các ngân hàng ở Mỹ là đối tuợng của nhiều loại luật khác nhau, trong đó có những quy định có thể hạn chế khả năng chi trả hoặc tăng tỷ lệ chi trả cổ tức trong tuơng lai. Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ FED yêu cầu các ngân hàng lớn, trong đó bao gồm cả Bank of America, phải đệ trình một bản kế hoạch vốn trong giai đoạn tiếp theo bao gồm các khoản thanh toán để chi trả cổ tức và cả các khoản mua cổ phiếu quỹ. Nếu FED cho rằng quyết định tài chính đó có thể gây nguy hiểm tới khả năng tài chính của ngân hàng thì họ có thể ngăn cấm việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc thực hiện mua lại cổ phần hoặc trả cổ tức này. Tính đến tháng 10 năm 2015, Bank of America công bố mức trả cổ tức 4 quý gần nhất đạt 0.2 USD, tương ứng với tỷ lệ chi trả cổ tức 21%. Đây là mức rất cao so với tỷ lệ chi trả trung bình 2% của ngành ngân hàng ở Mỹ. Trong giai đoạn từ 2005 tới 2015, Bank of America đã cải thiện tỷ lệ chi trả cổ tức dần dần, trong năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 6.3% trong khi đến nay đã ngoài 20%. Điều đáng chú ý là Bank of America ln cố gắng duy trì mức trả cổ tức trong một giai đoạn nhất định, vì vậy nên cho dù vào thời điểm khó khăn nhất khi ngân hàng bị lỗ vào năm 2010, ngân hàng vẫn tiến hành chi trả cổ tức, và kể từ 2012 đến nay, tỷ lệ chi trả cổ tức đã bắt đầu trở nên dần dần ổn định khi lợi nhuận của ngân hàng bắt đầu tăng trưởng đều đặn

2004 “25 2009 0.04 2014 0.12

về tỷ suất cổ tức (dividend yield)

Từ năm 2005-2015, Bank of America với mức cổ tức của nó đã mang tới cho nhà đầu tư một tỷ suất cổ tức giá giảm dần. Tỷ lệ này đạt mức 56% vào năm 2009 và đến 2014 chỉ còn lại 0.3%. Tuy nhiên mức tỷ suất rất cao lên tới 56% thực chất là do mức suy giảm mạnh mẽ của giá cổ phiếu ngân hàng, đến từ thị trường chứng khoán và nền kinh tế Mỹ đã suy giảm nặng nề, và tâm bão của cuộc khủng hoảng là ngành ngân hàng đương nhiên chịu thiệt hại sâu sắc về giá cổ phiếu, mức sụt này còn lớn hơn cả mức sụt giảm về cổ tức dẫn tới tỷ suất cổ tức tăng vọt. Tương ứng với thời điểm này, công ty đã cắt giảm lượng cổ tức của nó trong năm 2008 -2009 khi kết quả kinh doanh tụt giảm do suy giảm của môi trường kinh doanh ở Mỹ và mức giảm mạnh mẽ của dòng tiền hoạt động kinh doanh từ 11 tỷ USD vào năm 2007 xuống chỉ còn 4 tỷ USD vào năm 2008. Dòng tiền hoạt động suy giảm mạnh dẫn tới mức cổ tức thấp hơn đã kéo mức lợi suất xuống chỉ còn 0.3% vào năm 2014.

Và khi hoạt động kinh doanh của Bank of America cải thiện do sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng và thị trường tín dụng Mỹ trong giai đoạn 2010 - 2015, công ty bắt đầu tăng dần tỷ lệ cổ tức của nó, cùng với mức giá cổ phiếu cải thiện do niềm tin của nhà đầu tư đang trở lại, tỷ suất cổ tức đã đạt 1.24% vào năm 2015. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng hoạt động kinh doanh và cắt giảm các chi phí để tăng mức chi trả cổ tức và quyết định có tăng mức chi trả hay không cũng được ngân hàng căn cứ dựa trên mức tỷ suất này, Bank of America cũng tuyên bố sẽ xem xét diễn biến giá cổ phiếu và duy trì mức chi trả cổ tức hiện tại, hiện đang ở mức lợi suất trung bình của thị trường Mỹ.

Khi so sánh với các ngân hàng khác, mức tỷ suất lợi tức của Bank of America thấp hơn mức trung bình của ngành ngân hàng khi chỉ đạt 1.24% so với 2.25%, chủ yếu là do chi phí kiện tụng đáng kể mà ngân hàng phải bỏ ra trong giai đoạn 2010- 2015. Trong giai đoạn đó, tỷ lệ lợi tức trung bình của Bank of America đạt mức tăng trưởng bình quân 0.44% thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng cổ tức của ngành là 1.97%/ năm. Tỷ lệ của Bank of America thấp hơn so với ngành là bởi tỷ lệ của ngành được tính bởi tập hợp bao gồm nhiều các ngân hàng nhỏ và ngân hàng địa phương, không phải đối đấu với các vụ kiện lớn và đắt đỏ bởi những sai

phạm đã gây ra khủng hoảng, ngồi ra các ngân hàng này cũng khơng phải đối tượng

thuộc diện bị giám sát chặt chẽ về quyết định tăng tỷ lệ chi trả cổ tức. Điều này cho phép các đối thủ của Bank of America duy trì các chính sách cổ tức mạnh bạo hơn và

không phải cắt giảm tỷ lệ chi cổ tức cho cổ đông trong những giai đoạn nhạy cảm của

thị trường chung mà FED kiểm sốt chính sách chi trả của Bank of America.

Cũng phải nói tằng, Bank of America có rất ít đối thủ cạnh tranh ở Mỹ tương xứng với họ về quy mô tài sản và phạm vi hoạt động. Đối thủ cạnh tranh ngang ngửa nhất về quy mô và Citigroup, Inc với tỷ suất cổ tức chỉ đạt 0.38%; Wells Fargo đạt tới 2.84%, JP Morgan Chase với 2.82%, US Bancorp với 2.5% và cuối cùng là PNC Finacial Services Group với 2.33%. Các ngân hàng nhỏ hơn và các ngân hàng địa phương như Tập đoàn BB&T đạt 2.96% lợi tức trong khi SunTrust Banks đạt 2.4%. Citigroup có mức lợi suất cổ tức thấp nhất chủ yếu là do các vụ tranh chấp lớn và những sự kiểm soát chặt chẽ của FED. Các đối thủ khác của Bank of America đối diện với ít hơn một cách đáng kể áp lực từ nhà giám sát và quản lý thị trường do ít gặp phải những sai phạm nghiêm trọng hơn và ở vị thế về vốn tốt hơn. Trong khi Bank of America trong giai đoạn này đối diện với các vụ kiện về hành vi phạm pháp, cho vay dưới chuẩn với chi phí phạt 17 tỷ USD, hay vụ cáo buộc gian lận thuế 1 tỷ USD và các chi phí hầu tịa tốn kém khác.

Phân tích về quyết định thay đổi chính sách chi trả cổ tức

Bank of America đã có những bước đi quan trọng trên con đường hồi phục để hướng tới một hệ thống an toàn vốn hơn cũng như tăng trưởng về mặt khả năng sinh lời. Nhờ có hoạt động thối vốn khỏi các khoản đầu tư không hiệu quả và bỏ lại các vụ tranh chấp ở phía sau, dịng tiền hoạt động của cơng ty duy trì ổn định ở mức dương trong các năm gần đây. Thu nhập ròng đã tăng dần từ mức lỗ 2.2 tỷ USD vào năm 2010 đến 11.5 tỷ trong 4 quý tháng tháng 6/2014 tới tháng 6/2015. Điều này đã cho phép ngân hàng khơng chỉ tăng mức cổ tức của mình mà cịn tự tin khởi động một chương trình mua cổ phiếu quỹ. Với xu hướng lạc quan trọng tín dụng tiêu dùng và hồi phục của thị trường nhà đất, tận dụng tầm ảnh hưởng rộng rãi về quy mô hoạt động, Bank of America sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới về mặt thu nhập và đảm bảo được chính sách cổ tức hấp dẫn nhưng cũng an toàn.

Bank of America đã tạo ra đòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm trong 4 quý gần nhất khiến tỷ lệ dịng tiền trên cổ tức trở nên vơ nghĩa. Một dòng tiền hoạt động âm là kết quả của việc ngân hàng hoàn thành một loạt các cam kết cho vay thương mại như các khoản vay, thư tín dụng dự phịng, tín dụng thư L/C cho khách hàng. Dịng tiền hoạt động kinh doanh có xu hướng biến động từ năm này sang năm khác và khác với bình thường, đây lại khơng phải một chỉ bảo đáng tin cậy để đánh giá khả năng và nguồn ngân quỹ mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho các khoản thanh toán tùy ý của họ như cổ tức hay cổ phiếu quỹ bởi nguồn tiền mặt tích lũy của ngân hàng là rất lớn. Biên lợi nhuận ròng (net income margin) của Bank of America đã duy trì mức khá cao trong giai đoạn 2012-2015 và tiếp tục phục hồi. Tính tới tháng 10 - 2015, biên lợi nhuận của ngân hàng đã tới 12.3%, một bước tiến đáng kể so với năm 2010. Tuy nhiên ngân hàng vẫn chưa thể hồi phục lại về mức sinh lời tới 20- 30% từ thời kỳ trước khủng hoảng tài chính... Khi Bank of America có thể tiếp tục cải thiện mức sinh lời thông qua các sáng kiến về quản lý và hoạt động kinh doanh, thì dĩ tất triển vọng lợi nhuận và cổ tức sẽ có thể tốt hơn nữa.

Hiện nay, sau khi vượt qua các vụ kiện tụng tốn kém và tận dụng được quy mô rộng lớn, vị thế hàng đầu, Bank of America đang tăng trưởng trở lại về lợi nhuận và dòng tiền với rất nhiều các dấu hiệu tích cực. Nhưng cũng chính bởi quy mơ khổng lồ đó mà ngân hàng phải đối diện với các quy định và giám sát khắc nghiệt hơn trước kia, nhằm áp đặt để bản thân ngân hàng và tồn hệ thống có mức độ rủi ro thấp hơn nếu các khủng hoảng tài chính xảy ra trong tương lai. Sau vụ mua lại Merrill Lynch và Countrywide Financial Corporation, công ty đang trên bước tiến thay đổi về mặt quản lý với cơ cấu gọn gàng hơn và quản lý chi phí hiệu quả hơn nhưng Bank of America có thể nói là vẫn bị phơi nhiễm cao với thị trường tín dụng tiêu dùng Mỹ, thị trường hiện đang phục hồi chậm chạp sau thời kỳ đen tối của khủng hoảng. Khi điều kiện kinh tế chung của Mỹ cải thiện trở lại với tỷ lệ thất nghiệp thấp và giá nhà đất cao hơn, ngân hàng sẽ đối diện với mức rủi ro và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn, giúp lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

Bank of America là một trường hợp điển hình để làm ví dụ về các đặc trưng của cổ tức, chính sách chi trả cổ tức của một ngân hàng lớn điển hình tại Mỹ, một

điều đáng lưu ý ở đây là các quyết định chi trả cổ tức của Bank of America và nhiều ngân hàng khác sẽ bị phụ thuộc vào không chỉ quyết định và mong muốn của mỗi bản thân ngân hàng. Khơng chỉ có Bank of America, thực tế, để đưa ra quyết định chi trả cổ tức, các ngân hàng lớn ở Mỹ gặp rào cản rất lớn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED, hàng năm các ngân hàng này đều sẽ phải đệ trình lên FED bản kế hoạch gọi là kế hoạch vốn (capital plan) liên quan đến các vấn đề về mức chi trả cổ tức và cổ phiếu quỹ và chờ đợi được FED thông qua để có thể thực thi.

Tháng 3 năm 2014, trong lúc Bank of America chính thức nâng mức cổ tức chi trả sau một thời kỳ dài hơi khủng hoảng (lần đầu tiên kể từ 2009) thì 5 ngân hàng khác trong đó bao gồm Citigroup và HSBC đã bị FED từ chối các kế hoạch này, điều đó có nghĩa là họ khơng được phép tăng mức chi trả cổ tức hay các chương trình mua cổ phiếu quỹ. Đây là năm thứ 4 kể từ sau khủng hoảng, các ngân hàng tầm cỡ quốc gia phải xin phép sự đồng thuận của Cục dữ trữ liên bang Mỹ cho các chương trình trả lợi tức cho cổ đơng thơng qua cổ tức hay mua lại cổ phần. Trong khi đó Well Fargo, BB&T và 22 ngân hàng khác được đồng thuận cho các kế hoạch tương tự trong đó Well Fargo tăng mức cổ tức từ 0.3 USD/quý lên 0.35 USD/quý; San Francisco Bank được phép mua lại 350 triệu cổ phiếu phổ thông.

Trong đợt xét duyệt các kế hoạch vốn, FED sẽ tiến hành kiểm tra hàng năm đối với các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ một cách kỹ càng năng lực tài chính và đánh giá khả năng có thể cho phép từng ngân hàng cụ thể thực hiện các kế hoạch vốn hay khơng. Trong đó xem xét quan trọng của họ là liệu ngân hàng có giữ được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong trường hợp một cuộc suy thối nghiêm trọng xảy ra hay khơng. Bank of America đã phải trải qua các kiểm tra hết sức nghiêm ngặt của FED, dù mức vốn của nó thấp hơn so với các ngân hàng tương đương về quy mô. Thực tế Bank of America đã bị yêu cầu gửi lại kế hoạch vốn khác sau khi các chỉ số an toàn của họ giảm xuống dưới mức bắt buộc và ngân hàng này đã phải hạ các mức chi trả mà họ đã lên kế hoạch trong lần trước. Điều tương tự cũng đã xảy ra với Goldman Sachs khi họ phải sửa lại và trình bản kế hoạch mới. Và dù đã được thông qua, Bank of America sẽ đối mặt với việc tốc độ tăng của mức cổ tức sẽ rất chậm trong các năm tới bởi FED sẽ không cho phép các ngân hàng này tăng trưởng

nhanh mức chi cổ tức khi toàn hệ thống vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Với những bê bối trong giai đoạn trước, Bank of America rõ ràng bị giám sát chặt chẽ và khắt khe hơn, thể hiện ở điểm kể từ sau hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính, các ngân hàng lớn như JP Morgan Chase và Wells Fargo đã không giảm mạnh mức chi trả cổ

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách cổ tức cho các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam khoá luận tốt nghiệp 752 (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w