Bảng 2 .1 Biến động ROE của các ngânhàng niêm yết giaiđoạn 2012-2015
Bảng 2.9 Chính sách cổ tức của Sacombank trong giaiđoạn 2010-2015
tức với tỷ lệ khá cao. Ví dụ như 2 năm 2013 và 2014, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh 53% và 25%, mức chi trả cổ tức của BIDV tăng mạnh đột biến lên 8.5% và 10.2% trong khi hầu hết các năm gần đây ngân hàng này chỉ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ rất thấp. BIDV có thể nói là tượng trưng cho chính sách cổ tức dung hịa, tùy vào lợi nhuận và kế hoạch cụ thể của ngân hàng trong từng thời kỳ mà ấn định mức cổ tức.
2.2.2 Các nhân tố đặc thù chi phối tới chính sách cổ tức của các NHTMniêm yết niêm yết
2.2.2.1 Khung pháp lý
Cũng là một loại hình doanh nghiệp, các NHTM sẽ chịu ràng buộc bởi các quy định của Luật doanh nghiệp về điều kiện trả cổ tức với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quyết định chi trả cổ tức của các NHTM cũng đã bị ràng buộc bởi các quy định đặc thù của ngành ngân hàng. Luật các Tổ chức tín dụng mới nhất quy định đối với lợi nhuận sau thuế hàng năm, trước khi trả cổ tức, các NHTM sẽ bắt buộc phải tiến hành trích lập một số quỹ dự trữ để tăng nguồn vốn tự có của ngân hàng từ lợi nhuận rịng hàng năm. Đầu tiên, NHTM phải trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ khơng ít hơn 5%, quỹ dự phịng tài chính tối thiểu là 10% và khơng vượt quá 25%, quỹ đầu tư
phát triển nghiệp vụ không quá 50%, quỹ khen thưởng phúc lợi. Trong đó quỹ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phịng tài chính là bắt buộc đối với mọi ngân hàng. Sau khi trích lập các quỹ xong thì dựa trên phần lợi nhuận sót lại mà HĐQT mới tính tốn
mức cổ tức cho các cổ đông. Như vậy, đối với ngành ngân hàng, định hướng của Luật
TCTD đã thể hiện rõ quan điểm của nhà nước đó là ưu tiên vấn đề về nâng cao năng lực vốn, và các quỹ nghiệp vụ để xử lý rủi ro trong các điều kiện xấu của ngành trước
khi tính đến việc trả cổ tức cho cổ đông. Với đặc thù của ngành là nhạy cảm, các quy định pháp lý nhằm hướng hoạt động ngân hàng đến tính an tồn vì vậy ưu tiên nâng cao năng lực vốn, nhất là các quỹ thuộc vốn cấp 1 làm giảm lợi nhuận có thể phân phối cho cổ đơng.
2.2.2.2 Khả năng thanh khoản
Tính thanh khoản của cả hệ thống và của từng ngân hàng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng chi trả cổ tức các các ngân hảng bởi chi trả cổ tức cho cổ đông cũng đồng
STT nghĩa với việc làm suy giảm dòng tiền của NHTM. Với một NHTM có khả năng2012 2013 2014 2015 thanh khoản tốt thì NHTM đó sẽ dễ dàng chi trả cổ tức hơn và ngược lại. Khả năng thanh khoản với các NHTM là vấn đề vơ cùng quan trọng, thậm chí có phần nhạy cảm trong lĩnh vực tín dụng. Đối với các NHTM có dịng tiền chi ra lớn bất thường cũng có thể dẫn đến đổ vỡ hệ thống ngay cả khi NHTM đó hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận tốt.
2.2.2.3 Khả năng tiếp cận vốn
Khả năng tiếp cận vốn cũng như nguồn vốn là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả và vị thế hoạt động của ngân hàng. Khơng phải chỉ vì có quy mơ lợi nhuận và hoạt động lớn mà các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank ln duy trì được một tỷ lệ chi trả cổ tức cao và đều đặn còn bởi khả năng tiếp cận vốn vượt trội. Các ngân hàng này rất dồi dào ngân quỹ và dễ dàng tiếp cận cũng như được hưởng nguồn vốn giá rẻ hơn nhiều so với các NHTM tư nhân, điều này thể hiện qua hệ số NIM của các ngân hàng này cao hơn nhiều so với các NHTM khác. Với tiềm lực tài chính mạnh, quy mơ vốn lớn, độ tín nhiệm cao, khả năng tiếp cận vốn ở trên bình diện quốc tế của các ngân hàng này cũng vượt trội hơn các ngân hàng khác, điều này giúp ngân hàng có thể mạnh dạn chi cổ tức bởi họ sẽ không gặp nhiều trở ngại nếu muốn bù đắp thanh khoản kịp thời.
2.2.2.4 Lộ trình tái cơ cấu
Trong các năm qua, việc cả hệ thống ngân hàng đang ở trong một lộ trình tái cơ cấu đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất là việc NHNN chủ trương yêu cầu các NHTM giữ lại vốn để nâng
cao vốn tự có thay vì trả cổ tức, điều này khiến các ngân hàng ưu tiên trả cổ tức bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, mức vốn điều lệ tăng nhanh sẽ khiến trong ngắn hạn, các NHTM sẽ không đủ khả năng chi trả cổ tức và phải mất thời gian dài mới có thể hoạch định được mức cổ tức hợp lý mà họ có thể duy trì lâu dài. Điều này thể hiện qua mùa ĐHCĐ 2016 khi kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2015 của rất nhiều ngân hàng đã hoặc chưa niêm yết đều khơng có chia cổ tức cũng nhưng không hoạch định về mục tiêu cổ tức trong năm 2016.
Thứ hai, đề án tái cơ cấu đã giao các ngân hàng lớn trách nhiệm giúp đỡ và
nhận sáp nhập các ngân hàng nhỏ, điều này tạo ra chi phí lớn và thời gian để các
ngân hàng nhận sáp nhập ổn định về kinh doanh, kế hoạch vốn và quản trị tài sản có. Việc sáp nhập cũng dẫn tới những vụ M&A phức tạp mà trong đó việc chi trả cổ tức là một điều khoản mà các bên không được thực hiện. Ví dụ như trường hợp của Vietinbank sáp nhập với PGBank sẽ chính thức thực hiện trong năm 2016 và vì vậy lần đầu tiên trong 5 năm qua, Vietinbank không chia cổ tức theo thỏa thuận của 2 bên là cho đến trước khi hoàn thành sáp nhập, hai bên khơng được có các hoạt động làm giảm
vốn - thay đổi giá trị số sách.
Thứ ba, yêu cầu về vốn và lộ trình mà NHNN yêu cầu 10 ngân hàng thí điểm
Basel II sẽ dồn các ngân hàng vào áp lực nâng cao vốn bởi theo cách tính mới thì hệ số CAR sẽ giảm mạnh và nhiều ngân hàng sẽ không đảm bảo được tỷ lệ này. Với hoạt động kinh doanh và quy mô tài sản tăng nhanh, tất cả các ngân hàng và đặc biệt là các ngân hàng có hệ số an tồn đang sát ngưỡng sàn cũ như BIDV, VCB và Sacombank sẽ phải nhanh chóng nâng cao vốn tự có, đơn giản nhất là vốn cấp một bằng cách phát hành tăng vốn và hạn chế các tác động suy giảm vốn, trong đó có trả cổ tức bằng tiền.