1.3 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngânhàng thương mại
1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thơng thường, quy trình quản lý RRTD được chia thành 4 bước:
a) Xác định rủi ro tín dụng
Cơ sở cho việc quản trị RRTD một cách hiệu quả là việc xác định những rủi ro hiện có và những rủi ro tiềm tàng trong bất cứ sản phẩm hay hoạt động nào của ngân hàng. Mức độ RRTD mà ngân hàng có thể chấp nhận được chỉ có thể thiết lập được sau khi đã xác định được những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng. Để phát hiện RRTD dựa trên việc xem xét kỹ lưỡng các đặc thù RRTD của từng sản phẩm hay hoạt động ngân hàng.
- Các khách hàng khác nhau và ngành nghề khác nhau chứa đựng các rủi ro khác nhau. Việc lựa chọn các khách hàng mục tiêu và ngành nghề mục tiêu là rất thiết yếu đổi với chất lượng tài sản. Khả năng tồn tại của bất cứ ngân hàng nào cũng đều liên quan rất chặt chẽ với khả năng tồn tại của khách hàng, ngành nghề mà ngân hàng cấp tín dụng.
- Các sản phẩm tín dụng khác nhau chứa đựng những rủi ro khác nhau. Ngân hàng cung cấp nhiều hình thức tín dụng như cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho vay hợp vốn, bảo lãnh... Các loại hình tín dụng khác nhau này hàm chứa mức độ rủi ro khác nhau.
- Rủi ro thanh toán gắn với các cơng cụ tài chính khác nhau, RRTD cũng phát sinh từ các cơng cụ tài chính. Rủi ro của đối tác khơng trả được nợ vào lúc đáo hạn của một hợp đồng ngoại bảng cân đối kế toán được hiểu là rủi ro thanh toán.
Đây là rủi ro mà bên đối tác khơng thanh tốn cho ngân hàng sau khi ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho bên đối tác.
- Khả năng cấp tín dụng và chun mơn của cán bộ tín dụng cũng là một trong các yếu tố gây nên RRTD cho ngân hàng, nó phụ thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ khi xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay.
- Mức độ tập trung của danh mục tín dụng: Mức độ tập trung của danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục tín dụng.
b) Định lượng rủi ro tín dụng
Là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro tín dụng, giúp bạn điều hành xác định được nguy cơ RRTD cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. Hiện nay trên thực tế có ba phương pháp định lượng cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính tốn xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu.
- Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia.
- Phương pháp tính tốn - phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro Ngân hàng dựa trên động thái biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy.
c) Quản trị rủi ro tín dụng
Các nhiệm vụ của quản trị RRTD là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm sốt, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro tín dụng như:
- Xác định giới hạn tín dụng: Hàng năm các ngân hàng xác định hạn mức tín dụng cho từng khách hàng nhằm làm căn cứ để lập kế hoạch tiếp cận khách hàng và cũng là cơ sở quản trị rủi ro tín dụng.
- Phân vùng đầu tư: Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong giám sát các khoản vay.
- Phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng nhằm tạo tính linh hoạt và đảm bảo mục tiêu quan trị rủi ro tín dụng ngân hàng.
d) Kiểm sốt hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
RRTD được kiểm soát với việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống KSNB, trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Chi phí cho các thủ tục kiểm sốt cao có thể giảm thiểu RRTD tối đa những tác động không mong muốn. Ngân hàng phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí kiểm sốt và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn thủ tục kiểm sốt RRTD phù hợp.