Báo cáo phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ kinh doanh – tình huống tại trung tâm bán lẻ công ty thương mại và XNK viettel (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

2.2. Thực trạng áp dụng báo cáo kế toán quản trị tại doanh nghiệp

2.2.5. Báo cáo phân tích

2.2.5.1. Báo cáo kết quả kinh doanh tháng/quý/năm

- Mục tiêu: Đây lả bức tranh toàn diện về kết quả kinh doanh của Trung tâm, từ báo cáo phân tích nhà quản trị thấy được tổng hợp tình hình thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được theo tháng/quý/năm từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh và đề ra biện pháp khắc phục những nguyên nhân gây bất lợi đồng thời tìm giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lãi gộp trong tháng/quý/năm tới.

- Cơ sở và cách lập: Báo cáo này được lập cho từng Siêu thị và tồn bộ doanh nghiệp. Nó được chi tiết theo từng ngành hàng, nhóm ngành hàng. Qua bảng báo cáo này các nhà quản trị có thể phân tích được tình hình thực tế của doanh thu - giá vốn- lãi gộp và sự thay đổi của các chỉ tiêu này giữa các thời kỳ và so với dự toán ngân sách.

- Tần suất báo cáo: Báo cáo này có thể được lập theo tháng, quý, năm (theo phụ lục 2.5 đính kèm).

2.2.5.2. Báo cáo phân tích tình hình sử dụng lao động

Là báo cáo năng suất lao động được thực hiện năm hoặc khi có yêu cầu của ban lãnh đạo.

-Mục tiêu: Để các nhà lãnh đạo so sánh đánh giá NSLĐ qua từng thời kỳ của hệ thống từ đó có biện pháp để tăng NSLĐ cho CBNV.

-Nội dung báo cáo bao gồm: cơ cấu lao động, năng suất lao động bình quân tháng của từng nhân viên, thu nhập bình quân của lao động.

-Bộ phận thực hiện: Phòng Tổ chức lao động.

-Tần suất thực hiện: Mới chỉ được thực hiện theo năm (theo phụ lục 2.14 đính kèm)

Lao động là một yếu tố rất quan trọng đặc biệt trong ngành bán lẻ, tuy nhiên việc đánh giá lao động chưa thường xuyên, mặc dù có 1 chỉ số năng suất lao động trong bộ KPI hàng tháng nhưng chưa được sử dụng để điều hành. Còn lại báo cáo đánh giá chi tiết tình hình lao động mới chỉ thực hiện theo năm, như vậy cũng không đảm bảo tính kịp thời đối với việc điều hành nhân sự.

2.2.5.3. Bộ chỉ số KPI

Bộ chỉ số KPI là loại báo cáo phân tích, được thực hiện hàng tháng tại Trung tâm bán lẻ.

- Mục tiêu: Bộ chỉ số KPI bao gồm một bộ chỉ số chung của toàn Trung tâm làm căn cứ để chấm điểm thi đua và chấm KPI cán bộ nhân viên phịng ban đó. Ngồi ra, bộ chỉ số KPI cũng là một bức tranh tổng thể các hoạt động chính trong tháng của Trung tâm bán lẻ.

-Nội dung báo cáo: Bộ chỉ số KPI bao gồm các nội dung để đánh giá, mục tiêu cần đạt được của từng nội dung và kết quả thực hiện của từng nội dung bao gồm: tỷ lệ thu nộp tiền hàng, tỷ lệ hàng tồn quá hạn, vịng quay hàng hóa, tỷ lệ hồn thành doanh thu, lợi nhuận, cơng tác chăm sóc khách hàng,…

-Bộ phận thực hiện: Phòng Kế hoạch

-Tần suất thực hiện: Hàng tháng (theo phụ lục 2.14 đính kèm)

Bộ chỉ tiêu KPI là một cơng cụ rất tốt để đánh giá tồn bộ Trung tâm cũng như từng phòng ban, tuy nhiên chưa được sử dụng tốt tại Trung tâm. Cụ thể: Các mục tiêu đặt ra nhưng chưa có tháng nào hồn thành 100% bộ chỉ số, việc đánh giá năng lực của các phịng ban chưa chính xác, một phần do bộ chỉ tiêu của phịng ban chưa phản ánh chính xác các nhiệm vụ của phịng, mặt khác chưa có hệ thống kiểm sốt các chỉ tiêu dẫn đến thơng tin chấm điểm không được kiểm nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ kinh doanh – tình huống tại trung tâm bán lẻ công ty thương mại và XNK viettel (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w