- Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
Nhóm nhân tố bên trong là động lực cơ bản để doanh nghiệp phát triển, song các yếu tố tác động từ mơi trường bên ngồi cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh tế vĩ mô: Doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường luôn gắn liền hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với sự vận động của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có biến động thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức huy động hay sử dụng vốn đều chịu tác động của mơi trường kinh tế. Chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, lãi suất tiền
vay, thu nhập bình quân đầu người,… là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của doanh nghiệp. Những nhân tố từ môi trường kinh tế này ở một mức độ nào đó nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng đến kết của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sử dụng nợ. Lãi suất thị trường cịn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó làm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tác động xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp khơng ổn định.
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: khi cơ sở hạ tầng chung phát triển, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung nguồn vốn vào phát triển sản xuất kinh
doanh.
- Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chủ trương chính sách, hệ thống các văn bản luật, các quy trình quy phạm tạo ra hành lang pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước, bằng luật pháp và hệ thống các chính sách kinh tế, thực hiện chức năng quản lý và điều tiết các nguồn lực trong nền kinh tế.
Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội phát triển song cũng gặp khơng ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải đối mặt với vơ số những yếu tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của
mình nhưng yếu tố quan trọng nhất là pháp luật. Mỗi loại hình doanh nghiệp được chi phối bởi thể chế, chính sách, luật lệ nhất định. Pháp luật có khi là nhân tố kìm hãm có khi là nhân tố khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Sự am hiểu các chính sách, các quy định của pháp luật đem lại thành công cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Chính trị xã hội: Mơi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước. Mơi trường chính trị ổn định tạo nền tảng cho doanh nghiệp có chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý đem lại hiệu quả sử dụng vốn .
- Mơi trường tự nhiên: Là tồn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như thời tiết, khí hậu,… Khoa học ngày càng phát triển thì con người càng nhận thức được rằng họ là bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc. Với điều kiện tự nhiên phù hợp tác động tích cực đến cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt,.. gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
- Thị trường tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp cáo thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các cơng cụ và hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp , chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển của các
hình thức th t chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán…
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Mỗi ngành kinh tế có đặc điểm riêng. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau cùng với sự gia nhập mới của các doanh nghiệp ngoài ngành ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm… và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2