- Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế
2.1.5. Cơ cấu vốn và huy động vốn của Công ty COFEC
Cơ cấu vốn có ảnh hưởng quan lớn đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Việc xác định một cơ cấu vốn hợp lý với nhu cầu sử dụng vốn của cơng ty để tránh tình trạng ứ đọng vốn, đảm bảo vòng quay vốn hợp lý đem lại hiệu quả cho việc sử dụng vốn. Cơ cấu vốn giúp doanh nghiệp nhận biết được khả năng tạo vốn qua các kênh vốn của doanh nghiệp để từ đó có thể phân tích được khả năng sinh lời từ đồng vốn.
Từ số liệu trên bảng cân đối kế tốn của cơng ty COFEC trong 3 năm năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cho ta bảng phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu vốn giai đoạn 2009-2011 Đơn vị tính: Nghìn đồng Stt Chỉ tiêu TỔNG TÀI SẢN I NỢ PHẢI TRẢ 1 Nợ ngắn hạn 2 Nợ dài hạn II VỐN CHỦ SỞ HỮU 1 Vốn chủ sở hữu 2 Nguồn kinh phí và quỹ TỔNG NGUỒN VỐN
(Nguồn: Báo cáo tài chính tại Phịng kế tốn - Cơng ty COFEC) Trong
3 năm 2009, 2010 và 2011 tổng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tăng đáng kể từ 19,820,567 nghìn đồng trong năm 2009 lên 30,942,632 nghìn đồng năm 2010, tăng 56% và 35,206,813 nghìn đồng năm 2011 tăng 14% so. So với năm 2009, tổng nguồn vốn đầu tư năm 2011 đã tăng 78%.
lệ
T
ỷ
Biểu đồ 2. 1 Cơ cấu tổng nguồn vốn giai đoạn 2009-2011
Doanh nghiệp đã ln tích cực huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đòn bảy kinh tế trong cả 3 năm đều được sử dụng với mức nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu. Năm 2009 vốn chủ sở hữu là 8,343,253 nghìn đồng chiếm 42.1% tổng nguồn vốn. Năm 2010 vốn chủ sở hữu bổ sung thêm 6,396,049 nghìn đồng đạt tổng số vốn chủ sở hữu là 14,696,125 nghìn đồng chiếm 47.5 % tổng nguồn vốn đầu tư năm. Năm 2011 mặc dù doanh nghiệp không bổ sung thêm vốn chủ sở hữu nhưng tổng số vốn chủ sở hữu tăng 228.109 nghìn đồng từ lợi nhuận sau thuế được giữ lại không chia các cổ đông. Tổng số vốn chủ sở hữu năm 2011 là 14,923,234 nghìn đồng chiếm 42.7% tổng nguồn vốn đầu tư trong năm.
Xét về giá trị tuyệt đối trong 3 năm từ 2009 đến 2011, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đều tăng. Đặc biệt nhờ chuyển đổi hình thức sở hữu từ Cơng ty Liên doanh sang Cơng ty Cổ phần, năm 2010 vốn chủ sở hữu so với năm 2009 đã tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng mở rộng sản xuất kinh doanh từ việc tập trung vào mảng tư vấn xây dựng đã mở rộng
sang lĩnh vực thi công xây dựng. Bên cạnh việc bổ sung vốn từ chủ sở hữu doanh nghiệp còn sử dụng bổ sung vốn đi vay và luôn giữ ở mức chênh lệch không quá lớn trong khung vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 42.1% đến 47.5% tổng nguồn vốn (xem biểu đồ 2. 1) để đảm bảo an tồn trong thanh tốn hạn chế rủi ro thanh khoản.
Từ báo cáo tài chính của cơng ty cùng những số liệu đã phân tích trên ta có bảng thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu và thực trạng sử dụng đòn bẩy kinh tế
- tỷ trọng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp trong 3 năm 2009 đến 2011 như
sau:
Bảng 2.2 Thay đổi cơ cấu vốn giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Nghìn đồng Stt Chỉ tiêu TỔNG TÀI SẢN A NỢ PHẢI TRẢ I Nợ ngắn hạn I Nợ dài hạn B VỐN CHỦ SỞ HỮU I Vốn chủ sở hữu II Nguồn kinh phí và quỹ TỔNG NGUỒN VỐN
Những thay đổi cơ cấu nguồn vốn đã nói lên trong 3 năm 2009 đến 2011 cơng ty đã có kế hoạch thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng thực sự những thay đổi này chưa đủ lớn để đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo hướng mới. Hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty cịn phải xem xét ở nhiều yếu tố tác động khác.