TỔNG TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần liên doanh tư vấn và xây dựng COFEC (Trang 64 - 79)

- Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế

TỔNG TÀI SẢN

(Nguồn: Báo cáo tài chính tại Phịng kế tốn - Cơng ty COFEC)

Việc xem xét hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn được ghi nhận trong báo cáo tài chính tại năm phân tích.

Từ số liệu trên bảng cân đối kế tốn của công ty COFEC trong 3 năm năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cho ta bảng phân tích thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. (như bảng 2.3)

Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011, công ty đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng. Năm 2009 tổng giá trị tài sản là 15,634,741 nghìn đồng chiếm 78.9% tổng tài sản, năm 2010 tăng 9,808,100 nghìn tương đương tăng 63% giá trị tài sản so với năm 2009 đưa mức vốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2010 là : 25,542,841 nghìn đồng.

Bảng 2.4 Thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2009 đến 2011

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Stt Chỉ tiêu

I TÀI SẢN NGẮN

HẠN

1 Tiền và các khoản

tương đương tiền

2 Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 4 Hàng tồn kho 5 Tài sản ngắn hạn khác II TÀI SẢN DÀI HẠN

Cơ cấu tài sản ngắn hạn của cơng ty có 5 khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác, trong đó hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Việc xem xét các khoản mục này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2009 đến 2011.

a. Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động. Năm 2009 tiền chiếm tỷ trọng 6.6% tổng tài sản lưu động, sang năm 2010 tỷ trọng này nhích lên 6.8% và giảm xuống 2.7% trong năm 2011. Công ty là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và tập trung vào lĩnh vực tư vấn xây dựng nên nhu cầu về tiền mặt không quá lớn. Công ty đã tập trung vốn vào dự trữ nguyên vật liệu để giảm rủi ro trong biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường.

Năm 2011 tiền và các khoản tương tương tiền giảm cả về giá trị và tỷ lệ, nhưng ngun nhân chính là do cơng ty đã dịch chuyển khoản tiền này sang đầu tư tài chính ngắn hạn để vừa có thể đáp ứng về nhu cầu thanh khoản của công ty khi cần vừa thu được lợi nhuận từ việc đầu tư tài chính ngắn hạn trong khi tiền mặt và các khoản tương đương tiền chưa có nhu cầu sử dụng ngay. Như vậy cơ cấu vốn trong sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.

b. Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu của cơng ty có biến động lớn về cả giá trị và tỷ trọng trong tổng tài sản lưu động. Năm 2009 các khoản phải thu là 6,103,095 nghìn đồng chiếm 39% tổng vốn lưu động. Sang năm 2010 khoản mục này tăng đột biến cả về giá trị và tỷ trọng. Các khoản phải thu năm 2010 bằng 209% các

khoản phải thu năm 2009 với giá trị là 12,780,239 nghìn đồng tăng 6,677,144 nghìn đồng tương đương với tăng 109% so với năm 2009. Các khoản phải thu tăng mạnh từ 2009 sang 2010 ngày đã nói lên hiệu quả sử dụng vốn trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của tài sản lưu động là kém. Công ty đang bị chiếm dụng vốn với số lượng lớn. Nguyên nhân chính trong nội bộ doanh nghiệp là do công ty chưa làm tốt công tác thu hồi công nợ. Nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng chung của nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thối, Chính phủ đã giảm đầu tư cơng đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Để khắc phục những tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp qua việc sử dụng vốn các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2011 đã giảm cả về giá trị và tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động. Giá trị các khoản phải thu năm 2011 là 11,178,801 nghìn đồng giảm 1,601,438 nghìn đồng so với năm 2010 mặc dù vẫn cao hơn giá trị các khoản phải thu năm 2009 là 5,075,706 nghìn đồng. Tuy nhiên xét về tỷ trọng tỷ các khoản phải thu trên tổng vốn đầu tư vào tài sản lưu động thì năm 2011 đã giảm so với cả năm 2010 và 2009. Tỷ trọng các khoản phải thu năm 2009 chiếm tỷ trọng 39% tổng vốn lưu động, năm 2010 chiếm tỷ trọng 50% và năm 2011 chiếm tỷ trọng 36% thấp nhất trong 3 năm (biểu đồ 2.2.1.2.1)

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng các khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn

lệ

T

So sánh tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giữa 3 năm thấy được doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực trong cơng tác thu hồi cơng nợ các hợp đồng hồn thành. Tuy nhiên với cơ cấu Tổng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn năm 2009 chiếm 78% năm 2010 chiếm 83.5% và năm 2011 chiếm 86% Tổng tài sản của cơng ty thì tỷ trọng các khoản phải thu của cơng ty so với tổng nguồn vốn đầu tư là quá lớn doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn lớn hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cải thiện tốt hơn nếu doanh nghiệp thúc đẩy tốt hơn trong việc thu hồi công nợ.

c. Hàng tồn kho :

Lượng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cả giai đoạn 2009 đến 2011. Năm 2009 giá trị hàng tồn kho là 8,280,269 nghìn đồng chiếm 53% tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2010 tỷ trọng hàng tồn kho giảm xuống còn 42.3% với giá trị hàng tồn kho là 10,816,334 nghìn đồng tăng 2,536,065 nghìn đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 tỷ trọng hàng tồn kho 43% không thay đổi nhiều so với 42.3% năm 2010 nhưng giá trị hàng tồn kho là 13,252,612 nghìn đồng tăng 2,436,278 nghìn đồng so với năm 2010 và 4,972,343 nghìn đồng so với năm 2009.

Với lượng hàng tồn kho của công ty như số liệu thể hiện tại báo cáo tài chính giai đoạn 2009 đến 2011 là quá cao ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên xét chi tiết về cơ cấu hàng tồn kho của cơng ty gồm hai chỉ tiêu chính là ngun vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cụ thể:

Bảng 2.5 Giá trị hàng tồn kho giai đoạn 2009 đến 2011 Đơn vị tính: nghìn đồng Stt Chỉ tiêu 1 Ngun vật liệu 2 Cơng cụ dụng cụ 3 Chi phí SXKD dở dang 4 Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo tài chính tại Phịng kế tốn - Cơng ty COFEC)

Từ bảng số liệu về giá trị hàng tồn kho trên ta thấy lượng nguyên vật liệu dự trữ của công ty cũng không lớn. Tồn tại lớn của cơng ty là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có giá trị lớn chiếm tỷ trọng cao. Ngun nhân chính qua tìm hiểu tại phịng kế tốn cơng ty cho ta thấy các chi phí dở dang này một phần nhỏ là của các hợp đồng dở dang chưa hoàn thành nhưng phần lớn lại là của các hợp đồng đã hoàn thành chưa được nghiệm thu bàn giao để ghi nhận doanh thu. Điều này cũng nói lên cơng tác hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thu hồi cơng nợ của doanh nghiệp cịn kém hiệu quả, việc sử dụng tài sản ngắn hạn của cơng ty đang trong tình trạng không tốt làm hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa đạt yêu cầu đặt ra của nhà quản lý.

d. Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn của công ty gồm: thuế GTGT còn được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà nước, chi phí trả trước và chi phí ký cược ký quỹ tại ngân hàng như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. Trong cả 3 năm giai đoạn 2009 đến 2011 khoản mục chi phí này của cơng ty rất thấp. Cơng ty ln tn thủ đúng các quy định về thuế và các nghĩa vụ phải nộp về ngân sách. Các khoản ký quỹ được sử dụng bằng chính tiền vốn của cơng ty.

Đây cũng là điểm yếu của công ty chưa đạt được trong huy động vốn. Khi công ty xây dựng được mối quan hệ tốt với ngân hàng, có thể đảm bảo bằng tín chấp thì những khoản ký quỹ sẽ khơng bị khoanh lại bằng chính vốn của cơng ty.

2.2.1.2.Tài sản dài hạn

Việc xem xét hiệu suất sử dụng vốn dài hạn của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn được ghi nhận trong báo cáo tài chính tại năm 2009 đến 2011.

Trong giai đoạn 2009 đến 2011, tài sản dài hạn của công ty chỉ gồm 2 khoản mục tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản dài hạn khác và khơng có sự biến động lớn. Cơng ty khơng tham gia đầu tư tài chính dài hạn. Đối với tài sản dài hạn, Công ty chỉ tập trung đầu tư vào tài sản cố định và phần lớn là các tài sản cố định phục vụ công tác tư vấn xây dựng như máy móc phục vụ khảo sát địa chất địa hình, máy móc phục vụ thí nghiệm kiểm tra chất lượng cơng trình và máy phục vụ hoạt động của phịng thí nghiệm. Vốn cơng ty chưa đủ lớn và công ty cũng chưa đầu tư vốn vào TSCĐ phục vụ thi công xây dựng.

Từ số liệu ghi nhận tại báo cáo tài chính cơng ty giai đoạn 2009 đến 2011 ta thấy được cơ cấu sử dụng vốn trong đầu tư vào tài sản dài hạn như sau:

- Về giá trị tài sản dài hạn năm 2010 là 5,399,791 nghìn đồng là lớn hơn so với năm 2009 là 4,185,826 nghìn đồng và năm 2011 là 4,802,298 nghìn đồng song xét về tỷ trọng giá trị tài sản dài hạn trên tổng tài sản là giảm dần từ 21.1% năm 2009 xuống còn 17.5% năm 2010 và còn 14% năm 2011. - Về tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản dài hạn của cơng ty thì khơng có biến đổi nhiều về giá trị cịn lại năm 2009 là 3,847,472 nghìn đồng, năm 2010 là 3,965,760 nghìn đồng và năm 2011 là 3,786,028 nghìn đồng mặc

dù trong năm 2010 đã có thanh lý một số tài sản cố định đã hết khấu hao nhưng đã được bổ sung một số tài sản mới.

- Tài sản dài hạn khác của công ty tăng mạnh trong năm 2010, từ 338,354 nghìn đồng năm 2009 lên 1,434,031 nghìn đồng năm 2010 và giảm xuống 1,016,270 nghìn đồng năm 2011. Việc tăng nhanh tài sản dài hạn khác này chủ yếu là các trang thiết bị, máy móc khơng đủ điều kiện là tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2009 đến 2011

Stt Chỉ tiêu I TÀI SẢN NGẮN HẠN II TÀI SẢN DÀI HẠN 1 Tài sản cố định 1.1 Nguyên giá 1.2 Hao mòn lũy kế 2 Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN

(Nguồn: Báo cáo tài chính tại Phịng kế tốn - Cơng ty COFEC)

Từ số liệu trên ta thấy vốn sử dụng trong giai đoạn 2009 đến 2011 cho đầu tư vào tài sản dài hạn là tương đối ổn định nhưng ở mức thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu của mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực thi công

phần yêu cầu trong sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực tư vấn xây dựng. Khi doanh nghiệp thực hiện những hợp đồng thi cơng thì sẽ gặp khó khăn khơng

chủ động về máy thi cơng do phải đi th ngồi và chi phí th ngồi lớn khơng tiết kiệm được chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.1.3. Doanh thu

Doanh thu không những là nguồn bù đắp và trang trải cho các khoản chi phí của cơng ty mà nó cịn phản ánh quy mơ, trình độ quản lý. Doanh thu của cơng ty gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Trong cả 3 năm doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đều có phát sinh nhưng giá trị rất thấp mà doanh thu chính là từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu của Công ty trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 như sau:

Bảng 2.7. Doanh thu giai đoạn 2009 đến 2011

Stt Chỉ tiêu

1 2

Doanh thu bán

1 hàng và cung cấp

dịch vụ

Doanh thu thuần

2 về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

3 Doanh thu hoạt

động tài chính

Từ bảng số liệu 2.7 cho ta thấy mặc dù sang năm 2010 cơng ty đã chuyển đổi sang hình thức cơng ty cổ phẩn, vốn chủ sở hữu được bổ sung khá lớn trong năm nhưng doanh thu hoạt động năm 2010 vẫn bị giảm sút đáng kể từ

17,140,470 nghìn năm 2009 xuống cịn 14,356,312 nghìn năm 2010 tương đương sự sụt giảm 16% doanh thu năm 2009. Điều này đã nói lên hiệu quả sử dụng vốn của công ty bị giảm sút đáng kể trong năm 2010 so với năm 2009.

Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp có sự yếu kém trong cơng tác quản lý nhất là ở khâu làm thủ tục nghiệm thu các hợp đồng hoàn thành, chỉ số hàng tồn kho trong đó có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh so với năm 2011. Việc doanh nghiệp bổ sung vốn chủ sở hữu nhưng tập trung vào cuối năm nên không đáp ứng được nhu cầu về vốn ở thời điểm trước trong năm. Bên cạnh đó năm 2010 nền kinh tế có sự biến động lớn, chỉ số giá cả tăng nhanh, sự cắt giảm đầu tư của Chính phủ ảnh hưởng chung tới tồn nền kinh tế trong đó có các doanh nghiệp.

Năm 2011, nhờ được bổ sung vốn chủ sở hữu từ cuối năm 2010, công ty đã đáp ứng được yêu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên doanh thu đã tăng 26% so với năm 2010 và 8% so với năm 2009 đạt 18,529,378 nghìn đồng. Mặc dù tỷ lệ này là chưa cao so với số vốn bổ sung, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp so với năm 2009 nhưng trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam năm 2010 và 2011 thì cơng tác quản lý của cơng ty đã có những chuyển biến tích cực. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã được cải thiện.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đem lại doanh thu tốt hơn, hàng năm căn cứ vào doanh thu thực tế, công ty đã xây dựng kế doanh doanh thu năm sau phân bổ tới từng phòng ban, từng đội sản xuất. Lãnh đạo công ty cũng đã chú trọng hơn trong cơng tác quản lý tài chính thu hồi cơng nợ và đơn đốc các bộ phận phịng ban liên quan hồn thành hồ sơ để cơng trình hồn thành là có thể tiến hành nghiệm thu bàn giao ngay.

2.2.1.4 Chi phí

Cũng như các doanh nghiệp khác, vấn đề quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty COFEC ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Quản lý tốt chi phí giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tăng lợi nhuận. Chi phí của cơng ty COFEC bao gồm:

+ Chi phí trực tiếp cho cơng trình: ngun vật liệu, tiền lương, tiền công, phân bổ công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, dịch vụ thuê ngoài máy, dịch vụ th ngồi chi phí chung phục vụ cơng trình.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: tiền lương bộ phận quản lý, văn phòng phẩm, điện nước, điện thoại, tiếp khách,..

+ Chi phí phí tài chính: chi phí lãi huy động vốn, chi phí triết khấu thanh tốn, dự phịng các khoản đầu tư dài hạn, chênh lệch tỷ giá,…

+ Chi phí khác: Thanh lý nhượng bán TSCĐ, tiền phạt, chi phí khác, …

Từ báo cáo kết quả kinh doanh của Cơng ty COFEC giai đoạn 2009 đến 2011 ta có:

Bảng 2.8. Chi phí giai đoạn 2009 đến 2011

Stt Chỉ tiêu

1 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần liên doanh tư vấn và xây dựng COFEC (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w