Rủi ro thị trường, chiến lược quản trị rủi ro 1 Rủi ro tiền tệ.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS phân tích tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 20112013 (Trang 60)

II. Các cam kết đưa

6. Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường Sensitivity to Market Risk

6.2. Rủi ro thị trường, chiến lược quản trị rủi ro 1 Rủi ro tiền tệ.

Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị thay đổi xuất phát từ những thay đổi về tỉ giá.

Ngân hàng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo là VND. Trong khi đó cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm một phần bằng ngoại tệ (bao gồm USD, EUR,… ) do đó có thể phát sinh rủi ro tiền tệ.

Rủi ro tiền tệ đối với ngân hàng bao gồm:

•Rủi ro tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ •Rủi ro tiền tệ trong hoạt động huy động vốn và cho vay •Rủi ro tiền tệ trong hoạt động đầu tư

Tình hình kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô trong năm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng:

Trong năm 2011, để ổn định tỷ giá, NHNN đã yêu cầu các tổng công ty Nhà nước phải bán ngoại tệ USD cho ngân hàng và qui định trần lãi suất tiền gửi USD đối với các doanh nghiệp là 0,5%/năm, trần lãi suất huy động từ cá nhân là 2%/năm. Với nhiều giải pháp tích cực của NHNN nên thị trường ngoại hối được bình ổn, tỷ giá ổn định hơn. Điều này đã giảm bớt tình trạng căng thẳng USD kinh doanh đáp ứng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích cực vay vốn USD (do lãi suất thấp hơn VNĐ).

Trong năm 2012, để ổn định tỷ giá, NHNN đã thực hiện 1 loạt các biện pháp như giới hạn đối tượng được vay ngoại tệ, yêu cầu các Tập đoàn kinh tế phải bán ngoại tệ USD cho ngân hàng cùng với việc quy định lãi suất tiền gửi USD đối với các doanh nghiệp là 0,5%/năm, áp dụng trần lãi suất huy động USD đối với cá nhân là 2%/năm. Nhờ những giải pháp tích cực của NHNN nên thị trường nhoại hối trong năm 2012 vẫn giữ ổn định. Trong năm 2012, tín dụng ngại tệ tăng trưởng không nhiều so với cuối năm 2011 do mặt bằng lãi suất cho vay tăng lên và Ngân hàng tăng cường kiểm soát tăng dư nợ ngoại tệ. Ngoài ra, Ngân hàng tích cực khai thác được nguồn vốn ngoại tệ USD từ thị trường quốc tế thông qua kênh tái tài trợ và vay vốn quốc tế. Đặc biệt, trong năm 2012, Ngân hàng đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế. Bằng nguồn vốn USD này, Ngân hàng đã tài trợ cho vay các Dự án/phương án sản xuất kinh doanh trong nước, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Trong năm 2013, để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục duy trì các biện pháp như giới hạn đối tượng được vay ngoại tệ cùng với việc quy định giảm trần lãi suất tiền gửi USD đối với các doanh nghiệp xuống còn 0,25%/năm, đối với cá nhân là 1,25%/năm. NHNN tiếp tục sử dụng các biện pháp ổn định thị trường ngoại hối và nhanh chóng can thiệp khi thị trường có biến động. Nhờ những giải pháp tích cực của NHNN nên thị trường ngoại hối trong năm 2013 tương đối ổn định. Ngày 28/06/2013, NHNN đã diều chinh tăng tỷ giá bình quân lien ngân hàng từ mức 20.828 VND/USD lên mức 21.036 VND/USD để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Do mặt bằng lãi suất trong nước giảm thấp nên Ngân hàng đã đẩy mạnh khai thác nguồn vốn ngoại tê USD từ thị trường quốc tế thông qua kênh tái tài trợ và vay vôn quốc tế để tài trợ cho các dự án/phương án sản xuất kinh doanh trong nước, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Để phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá, Ngân hàng đã áp dụng đồng bộ các công cụ sau:

Trên cơ sở số liệu thực tế, nhu cầu tăng trưởng của các đơn vị thành viên, định hướng kinh doanh phòng Kế Hoạch & Hỗ Trợ ALCophân tích và dự báo các luồng tiền vào/ra trong hệ thống, đề xuất Ban lãnh đạo phương án kế hoạch vốn kinh doanh theo từng loại tiền tệ (chi tiết số tiền VNĐ và USD, EUR qui đổi), và được quản lý điều hành theo dòng tiền thực tế hàng ngày để đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống. Toàn bộ dư nợ cho vay ngoại tệ của ngân hàng được tài trợ bởi các nguồn vốn huy động ngoại tệ cùng đồng tiền, đảm bảo cân khớp về khối lượng do vậy không phát sinh rủi ro tiền tệ đối với hoạt động huy động vốn và cho vay.

Đối với hoạt động đầu tư: Ngân hàng có phát sinh một số rủi ro tiền tệ trong

hoạt động đầu tư vào Ngân hàng Indovina Bank (góp 50% vốn điều lệ của Ngân hàng Indovina, tương đương giá trị 82,5 triệu USD) và việc đầu tư thành lập Chi nhánh Đức (10 triệu EUR). Rủi ro tiền tệ đối với các khoản mục đầu tư này thường xuyên được Ngân hàng theo dõi chặt chẽ thông qua phân tích, dự báo biến động tỷ giá của các đồng tiền này với VND. Hiện nay, Ngân hàng đang xem xét phương án sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tiền tệ đối với cả 02 khoản mục đầu tư trên.

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ:Quy định về trạng thái tiền tệ đối với

từng đồng tiền được phòng KDNT TSC xây dựng và trình TGĐ phê duyệt, phù hợp với mức rủi ro mà Ngân hàng cho phép. Hạn mức trạng thái này được giao cho Phòng

Kinh doanh ngoại tệ theo dõi và thực hiện. Trạng thái đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Quy trình kiểm tra, giám sát:

Quy trình quản lý điều hành cân đối vốn kinh doanh tại VietinBank đang được thực hiện hàng ngày tại Phòng QLCĐV&KHTC và Phòng kinh doanh vốn. Việc quản lý rủi ro tiền tệ chủ yếu mức kiểm soát tự tuân thủ, được giám sát tập trung thường trực trên hệ thống thanh toán tập trung tại Trụ sở chính,

Để khắc phục VietinBank đang tiếp tục phát triển các phần mềm khác nhằm nâng cấp và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế.

Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách quản lý tỷ giá cùng với những diễn biến khả quan của cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế đã giúp duy trì ổn định tỷ giá. Trong từ 01/01/2014 đến 30/06/2014, tín dụng ngoại tệ được cải thiện đáng kể so với quý IV/2013 do VietinBank tiếp tục thực hiện các chương trình ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu vay vốn. Về phía nguồn, với uy tín và xếp hạng tín nhiệm được nâng cao, VIetinBank tiếp tục khai thác ổn định được nguồn vốn ngoại tệ từ thị trường quốc tế thông qua kênh tái tài trợ. Nguồn vốn USD này đã tài trợ cho vay các Dự án/phương án SXKD trong nước, góp phần tăng trưởng nền kinh tế. VietinBank luôn đảm bảo chấp hành các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN.

Cụ thể:

Ví dụ như tại thời điểm 31/03/2014, VietinBank có trạn thái ngoại tệ dương là 10.094,87 tỷ đồng, trong khi đó vốn tự có tại thời điểm này là 55.192,44 tỷ đồng.

Tỷ lệ Trạng thái ngoại tệ dương/Vốn tự có = 10.094,87/55.192,44 = 18,29% (<20%)

Tỷ lệ Trạng thái ngoại tệ dương/Vốn tự có đã đạt yêu cầu (phải nhỏ hơn 20%), cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro tiền tệ. Tỷ lệ này cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu phần trăm vốn tự có để đầu tư ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ dương: lãi tiềm năng nếu tỷ giá tăng, lỗ phát sinh khi tỷ

giá giảm. Tại thời điểm tháng 6/2014, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá lên thêm 1%, như vậy ngân hàng đã đầu tư đúng đắn, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Để hạn chế và phòng ngừa rủi ro tiền tệ, VietinBank đã chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống cẩn trọng khi tăng trưởng cho vay ngoại tệ USD, chỉ cho vay các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, tập trung cho vay nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nền kinh tế…

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS phân tích tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 20112013 (Trang 60)