II. Các cam kết đưa
5. Mức độ thanh khoản – Liquidity
5.1.1. Tăng trưởng vốn huy động và khả năng tiếp cận nguồn vốn trên thị trường
thị trường
Vốn huy động của VietinBank tăng trưởng ổn định qua các năm, điều này cũng dễ hiểu vì VietinBank là một ngân hàng lớn, uy tín cao nên khả năng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường là tương đối dễ dàng. Vốn huy động năm 2010 của VietinBank so với 2009 tăng lên là 54% và của năm 2011 so với 2010 là 24%, sự tăng mạnh mẽ này là do ngày 5/11/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh tăng lãi suất (LS) cơ bản lên 9% sau 10
tháng duy trì ở 8% đã mở đầu cho “cuộc đua” LS huy động vốn VND nửa đầu năm 2011.Sau đó, mức LS được các Ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh tăng dần, thậm chí lên tới 18%/năm vào tháng cuối cùng của năm 2010.và đến quý II năm 2011. Các năm tiếp theo, do chính sách chủa NHNN là trần lãi suất huy động vốn giảm từ 14% /năm xuống 8%/ năm cộng thêm khó khăn chung của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng thì mức tăng vốn huy động năm 2012 và 2013 duy trì ở mức 9.3% và 11,2%.. Khả năng tiếp cận nguồn vốn của VietinBank càng được nâng cao khi năm 2010 IFC đã mua 10% cổ phần của VietinBank và năm 2012 VietinBank đã bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Vietinbank trong nước lẫn ngoài nước. Ngay lập tức Moody’s và S&P đã nâng xếp hạng tín dụng của VietinBank lên 1 bậc,
B+ đối với khoản tín dụng dài hạn và B đối với khoản tín dụng ngắn hạn. Năm 2012 VietinBank phát hành thành công 250 triệu $ trái phiếu quốc tế được S&P xếp hạng B+ .Các nguồn vốn của VietinBank bây giờ không còn phụ thuộc vào vốn tài trợ và vốn trên thị trường 2, điều này đảm bảo khả năng tìm nguồn tiền để đảm bảo tính thanh khoản tốt nhất cho Vietinbank.