Mô hình kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS phân tích tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 20112013 (Trang 36)

II. Các cam kết đưa

3.3.Mô hình kiểm soát nội bộ

3. Năng lực quản lý – Management Competency

3.3.Mô hình kiểm soát nội bộ

Trong mô hình quản trị ngân hàng thì hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn là một yếu tố mang tính sống còn. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo mọi cán bộ nhân viên đều phải tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ. Như vậy, hệ thống KSNB điều chỉnh hành vi của các thành phần nghiệp vụ, không chỉ giới hạn trong kiểm soát chức năng kinh doanh, kiểm soát tài chính mà còn điều chỉnh toàn bộ các chức năng như: quản trị điều hành, bộ máy tổ chức, nhân sự,...

Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM), đặc biệt là một số ngân hàng vẫn đang trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động, thì hệ thống KSNB càng trở nên quan trọng. Bởi khi tầm vóc ngân hàng được nâng lên, thì quyền hạn và trách nhiệm càng phải phân chia cho nhiều cấp, nhiều bộ phận, nên mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng và nhân viên càng trở nên phức tạp, quá trình trao đổi thông tin càng chậm, tài sản khó quản lý do phân tán ở nhiều nơi trong nhiều hoạt động khác nhau, do đó phải có hệ thống KSNB hữu hiệu nhằm duy trì sự hoạt động an toàn, bền vững của ngân hàng.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của VietinBank được tổ chức theo ngành dọc, đứng đầu là Ban kiểm soát . Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của ngân hàng dưới nhiều hình thức như:

a) Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức.

b) Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch;

c) Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ

những giao dịch trong hạn mức được tổ chức cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngoài hệ thống kiểm soát nội bộ ra còn hệ thống kiểm toán nội bộ của ngân hàng, Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát. Nội dung chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Ban kiểm soát có trách nhiệm:

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS phân tích tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 20112013 (Trang 36)