Mức độ phù hợp của nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS phân tích tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 20112013 (Trang 54)

II. Các cam kết đưa

5. Mức độ thanh khoản – Liquidity

5.1.3. Mức độ phù hợp của nguồn vốn huy động

LDR-Tỉ lệ cho vay/ tổng tiền gửi

LDR là thước đo đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ thông qua tiền gửi. Với VietinBank, dựa vào biểu đồ ta có thể thấy rằng, LDR của VietinBank có xu hướng giảm qua các năm. Từ 128% năm 2011 xuống còn 98.63% năm 2014. Năm 2011 LDR của VietinBank cao thể hiện Vietinbank có thể dễ dàng thực hiện cho vay mới bằng cách thanh lí các khoản cho vay cũ, thế nhưng LDR quá cao cho thấy ngân hàng có ít nguồn tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là việc VietinBank dựa quá nhiều vào tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Bình quân cứ huy động được 1 đồng lại cho vay 1, 28 đồng điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh khoản của VietinBank năm 2011. Trước những vấn đề đó cùng thêm tình hình kinh tế khó khăn, việc thắt chặt chính sách tăng trưởng tín dụng của NHNN cộng thêm tốc độ tăng trưởng tiền gửi của Vietinbank tăng nhanh hơn cho vay là những nguyên nhân khiến LDR của VietinBank giảm xuống qua các năm. Việc thắt chặt tín dụng để kiểm soát nợ xấu khiến cho tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm có tháng 11, mức tăng trưởng dư nợ còn âm .Việc LDR giảm đó cũng là tình hình chung của toàn ngành ngân hàng ở Việt Nam, so với các ngân hàng cùng hệ thống thì LDR của VietinBank vẩn ở mức cao chỉ sau BIDV.

LDR giảm cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới tính thanh khoản của VietinBank bởi vì Vietinbank có nhiều nguồn khác để huy động và sử dụng vốn . VietinBank đã làm tốt việc huy động vốn từ thị trường 1 để củng cố tính thanh khoản của mình. Điều đó được thể

hiện qua “LDR có điều chỉnh”, phản ánh chính xác nhất khả năng thanh khoản của VietinBank. LDR có điều chỉnh thêm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư trên tử và thêm ủy thác đầu tư và phát hành giấy tờ có giá ở mẫu số.

Mức chênh lệch thanh khoản ròng

Dưới 1

tháng Từ 1-3tháng Từ 3-12tháng đến 5 nămTừ 1 năm Trên 5 năm

2011 -29.153 -51.069 884 63.285 40.685

2012 -15.159 -25.971 -24.587 61.849 35.888

2013 -50.067 -2.272 -4.252 61.472 47.031

Quý II/2014 -45.985 3.382 -11.825 51.384 50.064

Nhận thấy VietinBank thực hiện huy động vốn ngắn hạn đển cho vay trung và dài hạn dẫn đến mức chênh lệch thanh khoản ròng dưới 1 năm luôn âm qua các năm còn trên 1 năm là luôn dương.Đặc biệt trong năm 2013 và đầu quý II năm 2014 mức huy động ngắn hạn của VietinBank tăng mạnh làm tăng chênh lệch giữa huy động ngắn hạn/cho vay ngắn hạn lên tới 50 nghìn tỷ. Tiền gửi ngắn hạn chiếm 90% trong khi tiền gửi trung và dài hạn chỉ chiếm 10% dư nợ, điều này cho thấy sự chênh lệch lớn về kì hạn cho vay và huy động của VietinBank, làm tăng khả năng đối mặt với rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn của VietinBank. Tuy nhiên Tỷ lệ khả năng chi trả nguồn vốn ngắn hạn/ cho vay trung và dài hạn của VietinBank luôn phù hợp với quy định của NHNN. Tài sản thanh khoản của Vietinbank luôn đáp ứng được nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của khách hàng

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS phân tích tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 20112013 (Trang 54)