II. Các cam kết đưa
5. Mức độ thanh khoản – Liquidity
5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của VietinBank.
Chỉ tiêu 1: Hệ số an toàn vốn CAR
CAR= Vốn tự có / Tài sản “có” rủi ro qui đổi
Hệ số CAR phản ánh tỉ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “ có” rủi ro qui đổi. CAR thể hiện mức độ rủi ro của các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào vốn tự có của ngân hàng.Theo thông tư số 13/2010TT-NHNN ngày 20/5/2010 NHNN quy định tất cả các TCTD phải đảm bảo chỉ số này ở mức tối thiểu là 9%. Trong 3 năm 2011- 2013 thì VietinBank đều đáp ứng được yêu cầu trên . Với VietinBank là một ngân hàng lớn nhưng để đảm bảo yêu cầu thì cũng phải đến năm 2011 thì VietinBank mới đáp ứng được là do năm 2011 VietinBank đã bán 10% cổ phần cho IFC làm tăng vốn điều lệ công ty. Năm 2013 CAR tăng lên 13, 17% cũng là do bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ.
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ thanh khoản của tài sản= Tài sản thanh khoản /Tổng TSC
Mức chất lượng của chỉ tiêu: 20 đến 30%.
Chỉ tiêu
Tỷ lệ thanh khoản tài sản
Dự trữ bắt buộc trung bình tháng 12 Chứng khoán kinh doanh và đầu tư
Tỷ lệ thanh khoản tài sản của VietinBank luôn ở mức tốt qua các năm, đảm bảo cho khả năng thanh khoản của ngân hàng . Luôn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN và luôn duy trì một số dư thả nổi tại tài khoản dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên phần tài sản thanh khoản của VietinBank tăng qua các năm không phải là do tăng ở dự trữ bắt buộc mà đó là do tăng ở phần dự trữ thặng dư. Năm 2012-2013, việc cho vay của VietinBank cũng gặp khá nhiều khó khăn mà mức huy động vẫn tăng qua các năm. Điều này dẫn đến việc ứ đọng vốn, Giải pháp lúc đấy là Vietinbank đã đầu tư vào khoản mục chứng khoán ngắn hạn và dài hạn nhằm giữ khả năng thanh khoản và kiếm lợi nhuận trong thời kì hậu khủng hoảng. Việc dự trữ thặng dư thụ động này tác động không tốt đến lợi ích của ngân hàng nhưng đây được coi là giải pháp tốt nhất vào lúc này để tránh việc ứ đọng vốn huy động không cho vay được mà phải trả một khoản chi phí để duy trì quản lí lượng vốn đó.
Chỉ tiêu 3: Hệ số đảm bảo tiền gửi= Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi
Mức chất lượng của chỉ tiêu: 30 đến 45%
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Hệ số đảm bảo tiền gửi 35, 45% 31, 76% 33, 04%
Tỷ lệ này duy trì tương đối ổn định qua các năm, 2011-2013 cho thấy tài sản lưu động duy trì trong ngân hàng đủ để bảo đảm an toàn tiền gửi. Song năm 2012 giảm là do tốc độ tăng tài sản thanh khoản nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn huy động
Chỉ tiêu 4: Hệ số thanh toán chung
Mức chất lượng chỉ tiêu : 25%
Hệ số thanh toán ngay
Mức chất lượng của chỉ tiêu: 15%
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Hệ số thanh toán chung 26% 24% 26%
Hệ số thanh toán ngay 15, 94% 15, 76% 15, 22%
Hệ số thanh toán chung của Vietinbank cũng luôn ở mức hợp lí, duy chỉ có năm 2012 là thấp hơn 1% so với mức hợp lí. Điều này cũng không ảnh hưởng quá lớn đôi với khả năng thanh khoản của Vietinbank.
Hệ số thanh toán ngay hay hệ số thanh toán ngắn hạn thế hiện khả năng đáp ứng chi trả của ngân hàng trước những khoản huy động ngắn hạn. Tỷ lệ này luôn duy trì ở mức hợp lí, không để quá nhiều tiền mặt trong quỹ và áp dụng chính sách cho vay trung và dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn nhưng vẫn luôn duy trì được tỉ lệ cho phép
Như vậy có thể thấy mặc dù điều kiện nền kinh tế không thuận lợi nhưng tính thanh khoản của VietinBank tương đối ổn định. Công tác quản lý thanh khoản của VietinBank tương đối tốt, được thực hiền hàng ngày thông qua việc quản lý chặt chẽ dòng tiền vào ra trong toàn hệ thống theo từng loại tiền tệ, thường xuyên phân tích đánh giá, dự báo và nhận dịnh tình hình thị trường. Do đó VietinBank chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn thanh khoản cho toàn hệ thống. ngày càng phát triển trong việc cung cấp, đáp ứng các dịch vụ và tạo được lòng tin của khách hàng.