1.2 .GATS và các quy định của GATS đối với lĩnh vực giáo dục đại học
1.2.4. Tác động của GATS đối với Giáo dục đại học của các nước đang
phát triển
1.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm chung của các nước đang phát triển * Khái niệm:
Các nƣớc đang phát triển là quốc gia có mức sống cịn khiêm tốn, có nền tảng cơng nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) không cao. Ở các nƣớc này, thu nhập đầu ngƣời ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tƣ bản thấp.
Các nƣớc đang phát triển nói chung, là các quốc gia có mức sống thấp, chƣa đạt đƣợc mức độ cơng nghiệp hóa tƣơng xứng với quy mơ dân số.
* Đặc điểm chung của các nƣớc đang phát triển:
Các nƣớc đang phát triển có sự tƣơng đồng nhất định về điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế nhƣ:
Mức độ sống thấp: Ở các nƣớc đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dân chúng. Mức sống thấp thể hiện qua thu nhập thấp, tỷ thể tử vong ở trẻ sơ sinh cao, sức khỏe kém và tuổi thọ thấp. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ở các nƣớc đang phát triển tính trung bình ít hơn 1/16 thu nhập bình quân đầu ngƣời ở các nƣớc giàu. Phân biệt khoảng cách giàu nghèo cũng thể hiện rất rõ rệt ở các nƣớc này. Trong những năm
gần đây, thu nhập trung bình có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các châu lục, các khu vực còn rất lớn.
Tỷ lệ tích lũy thấp: Các nƣớc phát triển thƣờng dành từ 20%- 30% thu nhập để tích lũy, tuy nhiên, các nƣớc đang phát triển có khả năng tích lũy thấp do thu nhập thấp, trong khi phải trang trải các chi phí sinh hoạt nhƣ nhà ở, trang thiết bị cần thiết… Bên cạnh đó, dân số ở các nƣớc đang phát triển hàng năm tăng rất mạnh cũng khiến cho tỷ lệ tích lũy trong dân chúng thấp. Chính vì vậy các nƣớc đang phát triển khơng có đủ nguồn vốn tích lũy để phát triển. Đây là nguyên nhân vì sao hàng năm các nƣớc đang phát triển rất cần các nguồn vốn tài trợ từ các nƣớc phát triển với lãi suất ƣu đãi hoặc viện trợ khơng hồn lại.
Trình độ kỹ thuật sản xuất thấp: Ở các nƣớc đang phát triển hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu trong khi các nƣớc phát triển có nên cơng nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động kinh tế. Hệ quả của trình độ kỹ thuật sản xuất thấp là năng suất lao động thấp.
1.2.4.2. Tác động của GATS đối với giáo dục đại học của các nước đang phát triển. Khi cam kết và thực hiện GATS, thƣơng mại quốc tế trong giáo dục đại
học sẽ tăng nhanh và sẽ ngày càng tác động đến hệ thống giáo dục đại học của các nƣớc đang phát triển.
Quốc tế hóa giáo dục ở các nƣớc đang phát triển tạo ra sự đa dạng về văn hóa, giúp các nƣớc đang phát triển có cơ hội tiếp cận để nâng cao nhận thức và hiểu biết về các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới.
Thêm vào đó, nên giáo dục của các nƣớc đang phát triển cũng dần dần mở cửa thị trƣờng. Việc du nhập các chƣơng trình đào tạo của nƣớc ngồi giúp đa dạng hóa, bổ sung năng lực của nền giáo dục trong nƣớc, đáp ứng nhu
cầu đào tạo trong nƣớc. Không những thế, các nƣớc đang phát triển cũng có cơ hội tiếp cận với những phƣơng pháp quản lý tiên tiến, giúp cải tiến phƣơng pháp quản lý giáo dục trong nƣớc ngày càng hoàn thiện hơn.
Bên cạnh những cơ hội của GATS, các nƣớc đang phát triển cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.
Với mở cửa thị trƣờng giáo dục trong nƣớc, các nƣớc đang phát triển có nguy cơ phải đối mặt với việc mất khả năng cạnh tranh trong thị trƣờng giáo dục nƣớc mình. Khi các chƣơng trình đào tạo nƣớc ngồi du nhập vào trong nƣớc, các chƣơng trình đa dạng, giáo viên chất lƣợng tốt sẽ thu hút đƣợc nhiều học sinh trong nƣớc, trong khi giáo dục trong nƣớc không thích ứng để phát triển đáp ứng nhu cầu của ngƣời học thì sẽ ngày càng tụt hậu và mất khả năng cạnh tranh tại chính thị trƣờng giáo dục nƣớc mình.
Một thách thức rất lớn đối với các quốc gia đang phát triển là nạn chảy máu chất xám. Đa phần các du học sinh sau khi tốt nghiệp các chƣơng trình ở nƣớc ngoài đều mong muốn ở lại nƣớc ngồi làm việc với một mơi trƣờng hiện đại, có nhiều cơ hội phát triển, mức thu nhập cao hơn. Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng, các nƣớc đang phát triển cần có những chính sách để thu hút nhân tài về nƣớc để phục vụ cho quê hƣơng.
Các nƣớc đang phát triển cũng cần chú trọng trong việc quản lý chất lƣợng với các chƣơng trình đào tạo của nƣớc ngồi. Sự phong phú và đa dạng của các chƣơng trình học đã khiến cho các nhà quản lý giáo dục ở các nƣớc đang phát triển khó khăn trong việc kiểm sốt chất lƣợng của các chƣơng trình này.