Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giáo dục đại học trong bối cảnh việt nam cam kết và thực hiện hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) (Trang 80 - 87)

1.2 .GATS và các quy định của GATS đối với lĩnh vực giáo dục đại học

3.2. Giải pháp phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh Việt Nam cam kết

3.2.2. Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo:

Các trƣờng cần phải đổi mới phƣơng pháp dạy và học, xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học chất lƣợng cao. Đổi mới cách đánh giá, kiểm tra quá trình học tập và kết quả bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau: luận đề, làm bài tập nghiên cứu, thảo luận trên lớp.

Trƣớc hết, cần phải nâng cao trình độ, năng lực của các giảng viên. Các giảng viên cần tự trau dồi kiến thức cho bản thân, đồng thời nghiên cứu, đổi mới sáng tạo phƣơng pháp dạy và học từ việc nghe giảng một cách thụ động sang việc hƣớng dẫn sinh viên chủ động tự nghiên cứu tài liệu, tăng cƣờng các buổi thảo luận, học nhóm để tạo khơng khí sơi nổi trong lớp học. Bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, bản thân các trƣờng đại học cũng cần có chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý về cả số lƣợng và trình độ chun mơn, năng lực, phẩm chất đạo đức. Để làm đƣợc điều đó, các trƣờng đại học cần thực hiện các biện pháp nhƣ: Tạo điều kiện cho giáo viên và cán bộ quản lý nòng cốt đƣợc tham gia đào tạo, học tập ở các nƣớc tiên tiến để tiếp cận với tri thức mới, tiếp xúc với công nghệ giáo dục hiện đại ở nƣớc ngồi; Đảm bảo chế độ chính sách lƣơng, thƣởng, phúc lợi xã hội hợp lý để thu hút giáo viên giảng

dạy lâu dài tại trƣờng; Đảm bảo đủ tiện nghi, giáo cụ giảng dạy, cơ sở vật chất đủ tiện nghi để nâng cao hiệu quả làm việc của giáo viên cũng nhƣ hiệu quả học tập của học sinh; Có chính sách thu hút giảng viên từ nƣớc ngồi thơng qua các chƣơng trình học bổng Nhà nƣớc và các nguồn lực khác.

Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất và phƣơng tiện phục vụ cho giảng dạy, cụ thể nhƣ:

Thƣ viện nhà trƣờng cần nâng cấp, cập nhật những giáo trình và tài liệu tham khảo mới. Đa phần các thƣ viện của các trƣờng đại học tại Việt Nam đều đáp ứng đƣợc nhu cầu của học sinh và giảng viên. Vốn tài liệu và nguồn lực thơng tin cịn nghèo nàn và lạc hậu. Nhiều thƣ viện đại học có số lƣợng chƣa đạt đến 10.000 đơn vị bảo quản tài liệu có giá trị, tài liệu chuyên sâu; tài liệu mới, tài liệu nƣớc ngồi thƣờng rất ít. Cơ sở vật chất chật hẹp và thơ sơ, vẫn cịn nhiều thƣ viện đại học sử dụng trụ sở, trang thiết bị của những năm giữa thế kỷ XX. Trong khi đó, một số khá lớn cán bộ thƣ viện chƣa đƣợc đào tạo chuyên mơn, một số đã đƣợc đào tạo vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là trong việc tái cấu trúc thông tin và tƣ vấn ngƣời đọc, dịch vụ trong thƣ viện cịn đơn điệu, hình thức phục vụ chủ yếu là cho mƣợn đọc tài liệu. Đặc biệt, nhiều thƣ viện đại học hiện nay vẫn còn nằm bên lề hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong các trƣờng đại học. Chính vì vậy việc đã đến lúc thƣ viện đại học phải đổi mới thực sự để trở thành niềm tự hào của các trƣờng đại học, là tâm điểm của mọi hoạt động trong nhà trƣờng, là nơi kiểm nghiệm đáng tin cậy của giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập.

Với xu hƣớng các chƣơng trình liên kết ngày một tăng nhanh về số lƣợng và quy mô, các trƣờng đại học nào cũng có xu hƣớng thành lập khoa hợp tác Quốc tế với mục tiêu phát triển các chƣơng trình liên kết để thu hút

học viên. Tuy nhiên, để phát triển các chƣơng trình một các hiệu quả, có ích thì các trƣờng cần chú trọng các giải pháp sau:

+ Chọn đối tác và ngành học cho chƣơng trình liên kết cẩn thận, sát với nhu cầu thực tế: Đứng trƣớc thời kỳ hội nhập, cạnh tranh trong việc lựa chọn trƣờng liên kết là điều khơng thể tránh khỏi. Các trƣờng nƣớc ngồi thƣờng chọn một thị trƣờng giáo dục phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: mơi trƣờng thân thiện, sinh viên có tiềm năng, cơ sở đối tác thuộc thứ hạng tốt so với các trƣờng trong quốc gia liên kết. Điều đó đặt các trƣờng Việt Nam phải đứng trƣớc vấn đề tự hoàn thiện mình để thu hút đƣợc sinh viên. Việc chọn trƣờng cũng nên cân nhắc trên nhiều phƣơng diện. Các trƣờng Việt Nam cần tìm hiểu kỹ lƣỡng về những trƣờng đại học mà mình luốn liên kết, nên làm nghiên cứu, khảo sát xem sinh viên có nhu cầu học ở lĩnh vực gì, đất nƣớc đang cần nhân lực ở những ngành nghề nào, từ đó mới có cơ sở thiết lập và thực hiện các chƣơng trình liên kết. Quá trình tìm hiểu cũng nhƣ đƣa ra kế hoạch phải đƣợc đầu tƣ thời gian và cơng sức, làm cẩn trọng, vì lợi ích lâu dài của ngƣời học và chƣơng trình học chứ khơng nên vì lợi ích kinh tế đơn thuần. Vì vậy, các trƣờng ở Việt Nam cần nhận biết những điểm đặc trƣng rất khác nhau của từng trƣờng, từng ngành nhất là đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn để đƣa ra quyết định hợp tác.

+ Bên cạnh việc cân nhắc lựa chọn đối tác liên kết, các trƣờng cũng cần quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ các chƣơng trình liên kết thể hiện trách nhiệm của các bên liên kết đào tạo với ngƣời học. Các cơ sở đào tạo phải đảm bảo quy trình tuyển sinh nhanh gọn, trung thực, dễ dàng với ngƣời học; tránh tâm lý ngại ngần của ngƣời học khi nghĩ đến sự phức tạp của các chƣơng trình liên kết. Ngồi ra, thời gian xét duyệt hồ sơ phải đƣợc thông báo công khai và đúng hẹn, tránh tình trạng để số hồ sơ quá nhiều mà không xét duyệt kịp, gây chậm trễ trong việc nhập học của sinh viên. Tiếp sau quá trình tuyển sinh, quá

trình học tập và thu phí cũng cần minh bạch và nhanh chóng. Việc thống kê, đánh giá phải đƣợc lập thành văn bản và đƣợc lƣu trữ thành hệ thống để tiện cho việc kiểm tra, theo dõi cũng nhƣ tìm kiếm thơng tin của những cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Tất cả các giải pháp nêu trên đều hƣớng tới một mục tiêu chung là nâng cao chất lƣợng chƣơng trình đào tạo, chất lƣợng dạy và học trong các trƣờng đại học trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay.

KẾT LUẬN

Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào sân chơi chung của đông đảo bạn bè quốc tế. Việt Nam không chỉ tham gia luật chơi chung về thƣơng mại hàng hóa mà cả về đầu tƣ và thƣơng mại dịch vụ, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Việt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng, theo đó, từ năm 2010, các trƣờng đại học nƣớc ngoài sẽ bắt đầu đƣợc phép thành lập ở Việt Nam để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học. Bên cạnh những cơ hội có đƣợc, việc cam kết và thực hiện GATS cũng khiến Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong việc quản lý chất lƣợng đào tạo, hạn chế chảy máu chất xám…

Luận văn đã đi sâu nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vẫn đề sau:

Luận văn nghiên cứu, phân tích tác động của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) đối với giáo dục đại học của các nƣớc đang phát triển.

Trên cơ sở phân tích những tác động của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) đối với giáo dục đại học của các nƣớc đang phát triển, luận văn phân tích những cơ hội, thách thức mà GATS đang đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam.

Từ đó, luận văn đƣa ra những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) đối với giáo dục đại học Việt Nam.

Với những phân tích, nghiên cứu của đề tài, có thể nhận thấy Giáo dục đại học Việt Nam là một mơi trƣờng cịn nhiều tiềm năng nhƣng cũng đầy thách thức. Trong tƣơng lai, nếu muốn phát huy đƣợc tối đa những cơ hội mà GATS đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam thì cần thực hiện đồng bộ hóa các giải pháp từ phía Nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ sở đào tạo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Phạm Văn Châu (2011), “Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học Việt

Nam”, NXB Thông Tin và Truyền Thông, Hà Nội.

2. Phạm Đức Chính (2009), “Vai trị quản lý của Nhà nước trong giáo dục

đại học – Góc nhìn từ lý thuyết kinh tế học hiện đại”, Khoa Kinh tế, Đại

học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

3. Dietrich Barth (2008), “Thực thi cam kết thương mại dịch vụ: kinh

nghiệm quốc tế và thách thức đối với Việt Nam”, dự án MUTRAP, Hà

Nội.

4. Vũ Minh Giang (2008), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong

bối cảnh mở của và hội nhập”, mục tiêu điểm, bản tin đại học Quốc Gia

số 208/2008, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Lê Văn Hảo (2009), “GATS và giáo dục đại học Việt Nam: Vấn đề và giải

pháp”, Trƣờng Đại học Nha Trang.

6. Biền Văn Minh (2010), “những cơ hội và thách thức đối với giáo dục Việt

Nam khi gia nhập WTO”

7. Đỗ Ngọc Mỹ (2008), “Hội nhập kinh tế quốc tế: Thách thức đối với các

cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các nhu cầu xây dựng năng lực”, Trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng.

8. Phịng thƣơng mại và cơng nghiệp Việt Nam VCCI (2009), “Hệ thống

ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam. Hiệp định GATS và Biểu cam kết dịch vụ. Các Hiệp định và nguyên tắc WTO”.

9. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2010), “Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong

10. Ủy Ban Quốc Gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), “Tác động của các

hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển”.

11. Ủy ban Quốc Gia về hợp tác Kinh tế Quốc tế (2005), “Tác động của Hiệp

định WTO đối với các nước đang phát triển”, Hà Nội.

12. Vụ Hợp tác Quốc tế (2015), “Danh mục các chương trình liên kết đào tạo

đã được Bộ GDĐT phê duyệt”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiếng anh

13. Barnet. R (1992), “Improving higher education: Total quality care”, Buckingham

14. Edilberto C. (2006),“WTO and Vietnam Higher Education Reform – The

Role of Government”, Southeast Asian Ministers of Education

Organization.

15. Knight, J. (2002), “GATS – Higher Education Implications Opinions and

Questions”, Paris.

16. Knight, J. (2006), “Internationalization of Higher Education: New

Directions, New Challenges”, 2005 IAU Global Survey Report,

International Association of Universities.

17. Knight, J. (2007), “Internationalization of Higher Education: Motivation

and Realities”, Published by SAGE, ASIE.

18. Knight, J. (2008). Higher Education in Turmoil: the Changing World of

Internationalization, Sense Publishers, Rotterdam.

19. Knight, J. (2008), “Financing Access and Equity in Higher Education”, Sense Publishers, Rotterdam.

20. Nguyen Thuy Anh (2015), “Internationalization of higher education in

21. Proefschrift (2006), “Higher Education and GATS: Regulatory

Consequences and Stakeholders’ Respond”,Unitsk Publisher, Czech

Republic.

22. UNESCO (2005), “Implications of WTO/GATS on Higher Education in Asia

and the Pacific”, presented at “Regional Seminar for Asia Pacific” in Korea

23. Varghese N.V (2007), “GATS and Higher Education: “The Need for

Regulatory Policies”, University of Philippines in the Visayas.

Website: 24. . http://en.unesco.org/ 25. http://iie.org/ 26. http://ueb.vnu.edu.vn/ 27. http://www.moe.go.th/en/ 28. http://www.moet.gov.vn/ 29. http://www.moet.gov.vn/ 30. http://www.moet.gov.vn/ 31. http://www.ntu.edu.vn/ 32. http://www.vcci.com.vn/ 33. www.ier.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giáo dục đại học trong bối cảnh việt nam cam kết và thực hiện hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w