- Cơ chế tác dụng của glucocorticoid
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3.3.2. Sử dụng các thuốc trợ tim mạch sau phẫu thuật
Hội chứng cung lƣợng tim thấp sau phẫu thuật tim mở là do rối loạn chức năng tim tạm thời sau phẫu thuật. Nhiều yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tim bao gồm: đáp ứng viêm mạnh liên quan với THNCT, thiếu máu cục bộ cơ tim do kẹp động mạch chủ kéo dài, tổn thƣơng I/R, … [51], [109]. Mức cao cytokine trong tuần hoàn góp phần vào rối loạn chức năng tim. Nồng độ cao IL-6 có tác dụng xấu đến sự co bóp cơ tim [75], [102], [165].
Nhiều chiến lƣợc điều trị LCOS bao gồm sử dụng các thuốc trợ tim mạch và kiểm soát các nguyên nhân viêm, chuyển hóa và hormon của rối loạn chức năng tim. Nguyên nhân tử vong sớm sau phẫu thuật TOF là do diễn biến nặng của LCOS dẫn đến không đáp ứng với điều trị thƣờng quy [109]. Đồng thời, Gaies (2010) đã chứng tỏ trẻ có nhu cầu cao về các thuốc trợ tim mạch trong thời kỳ đầu sau phẫu thuật tim mở chắc chắn tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật [84].
Những bệnh nhân sử dụng hydrocortisone biểu hiện giảm có ý nghĩa thống kê thời gian sử dụng thuốc trợ tim mạch, biểu hiện ổn định huyết động hơn và rút ngắn thời gian nằm ICU [93]. Ngoài tác dụng chống viêm, GC còn duy trì trƣơng lực mạch máu và tác dụng đối với chức năng tim [51].
Bảng 3.27 cho thấy tỷ lệ LCOS và LCOS nặng không khác biệt giữa 2 nhóm sau phẫu thuật (p > 0,05) nhƣng nhóm GC biểu hiện giảm nhu cầu sử dụng các thuốc trợ tim mạch hơn nhóm KGC (bảng 3.28). Kết quả này chứng tỏ GC có tác dụng bảo vệ chức năng tim sau phẫu thuật nhờ góp phần cải thiện đáp ứng cytokine (giảm IL-6) và làm giảm đáp ứng viêm [95].