Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 95 - 103)

3.3. Thực trạng quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Hoàng Quốc Việt

3.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng

Trên cơ sở trích lập dự phịng để kiểm sốt rủi ro tín dụng, NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Quốc Việt cũng sử dụng một phần từ khoản này để xử lý khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong thời gian này, Chi nhánh đã có những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng phù hợp cho các đối tƣợng khách hàng với các điều kiện nhƣ sau:

- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản: Điều kiện là

đã hoàn

thành thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật và khơng cịn nguồn trở nợ Ngân hàng sau khi kết thúc giải thể, phá sản hoặc nguồn trả nợ đƣợc đánh giá là khó có khả năng thu hồi hoặc nếu thu hối đƣợc thì thời gian thu hồi kéo dài.

-Khách hàng xếp nợ nhóm 5, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý: Điều

kiện là khách hàng gặp khó khăn về tài chính (báo cáo tài chính năm liền trƣớc với năm đề xuất xử lý rủi ro tín dụng thể hiện kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc có lỗ lũy kế hoặc vốn chủ sở hữu âm và Ngân hàng đã nỗ lực sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ những không thu hồi đƣợc. Khi đã nhận diện đầy đủ những dấu hiệu rủi ro và có những biện pháp kiểm sốt, nhƣng rủi ro vẫn xảy ra và gây tổn thất cho Chi nhánh, Chi nhánh sẽ xem xét những điều kiện nêu trên để quyết định xử lý nợ bằng các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của Agribank. Một số biện pháp xử lý tại Chi nhánh là:

(1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay

(1.1) Chi nhánh thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể là:

- Khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có đề nghị

điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi, Chi nhánh đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo sau khi cơ cấu thì xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay;

- Khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có đề nghị gia hạn nợ gốc và/hoặc lãi, Chi nhánh đánh giá khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn gia hạn nợ sẽ xem xét quyết định cho gia hạn nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

(1.2) Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Chi nhánh quyết định cơ

cấu lại thời hạn trả nợ theo điều kiện đã nêu trên (bao gồm cả các khoản vay vƣợt thẩm quyền và trƣờng hợp Giám đốc Chi nhánh cấp trên trực tiếp quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ các khoản vay giao cho Giám đốc Phòng giao dịch giải ngân và quản lý).

(1.3) Trình tự, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

- Khách hàng gửi giấy đề nghị gia hạn nợ gốc, nợ lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi kèm phƣơng án cơ cấu nợ đến Chi nhánh trƣớc ngày đến hạn trả nợ ít nhất 5 ngày làm việc;

- Cán bộ quản lý cho vay xem xét, đối chiếu quy định đã nêu tại mục (1), lập báo cáo đề xuất việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

- Trƣởng Ban Khách hàng Doanh nghiệp/Ban Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân/Trƣởng Phịng tín dụng/Trƣởng phịng Kế hoạch kinh doanh có trách nhiệm kiểm sốt và trình Tổng giám đốc/Giám đốc Chi nhánh;

- Tổng giám đốc/Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định cho gia hạn nợ gốc, nợ lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi;

- Đối với các khoản vay vƣợt thẩm quyền của Phòng giao dịch: Theo đề nghị của Phịng giao dịch, Phịng tín dụng/Phịng kế hoạch kinh doanh Chi nhánh cấp trên trực tiếp thực hiện thẩm định và đề xuất Giám đốc phê duyệt.

NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt thực hiện xử lý TSĐB theo những quy định sau:

(2.1) Các trường hợp xử lý TSĐB:

- Chi nhánh thực hiện xử lý TSĐB khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng theo thỏa thuận.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trƣớc thời hạn do vi phạm

nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Pháp luật quy định TSĐB phải đƣợc xử lý để bên bảo đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

khác.

- Bên có nghĩa vụ là pháp nhân đƣợc tổ chức lại (cổ phần hóa, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi… mà không thực hiện các quy định nhƣ đã thỏa thuận với Chi nhánh.

- Các trƣờng hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

(2.2) Nguyên tắc xử lý TSĐB:

- Trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên nếu giá trị TSĐB sau khi xử lý đủ để thu nợ gốc, lãi, phí (nếu có), nếu khơng thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

- Trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

- Việc xử lý TSĐB phải đƣợc thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, các nhân, tổ chức có liên quan.

- Việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ không phải là hoạt định kinh doanh của Agribank.

-Agribank căn cứ vào nội dung đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý TSĐB mà khơng cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.

- Trƣờng hợp TSĐB là quyền sử dụng đất, nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua TSĐB

hoặc nhận chính TSĐB để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm phải thuộc đối tƣợng đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các TSĐB khác; trƣờng hợp tổ chức, cá nhân khơng thuộc đối tƣợng đƣợc cấp Giấy chứng nhận thì chỉ đƣợc hƣởng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở.

(2.3) Các phương thức xử lý TSĐB theo thỏa thuận: Agribank và khách hàng có thể

thỏa thuận áp dụng một trong những phƣơng pháp sau để xử lý TSĐB:

- Bán TSĐB.

- Agribank nhận chính TSĐB để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo

đảm.

- Agribank nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp thế chấp quyền đòi nợ.

- Phƣơng thức xử lý tài sản khác (những phƣơng thức thỏa thuận đã đƣợc ghi rõ trong hợp đồng bảo đảm).

(3) Bán nợ

Khi các cán bộ tín dụng đã thực hiện các biện pháp căn bản tại Chi nhánh để thu hồi những khoản nợ có rủi ro nhƣng vẫn khơng thu hồi đƣợc, thì Chi nhánh sẽ bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC). Đây là biện pháp cuối cùng mà Ngân hàng sử dụng với mong muốn thu hồi lại nợ có vấn đề. Sau khi chuyển hồ sơ khoản vay đến VAMC để xét duyệt và bán nợ, căn cứ vào Thông tƣ số 19/2013-NHNN ngày 06/09/2013, NHNo&PTNT Việt Nam đã hƣớng dẫn các chi nhánh thực hiện các nội dung ủy quyền và xử lý nợ xấu đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC nhƣ sau:

(3.1) Quản lý khoản vay: Đối với khách hàng doanh nghiệp, thực hiện việc quản lý

theo Quyết định số 776/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/08/2014 của Hội đồng thành viên.

(3.2) Cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi: Khi các khoản nợ và khách hàng vay đáp ứng

các điều kiện quy định tại Thông tƣ số 19. Việc thực hiện cơ cấu lại nợ phải tuân theo quy định của NHNN và bên A (VAMC).

(3.3) Xử lý TSĐB: Khi ủy quyền của VAMC cho Agribank là xử lý TSĐB bao gồm

nhƣng không giới hạn việc xác định phƣơng thức xử lý, xác định giá trị TSĐB theo dung quy định của pháp luật, NHNN và chịu trách nhiệm về việc xử lý TSĐB. Về trình tự, thủ tục và thẩm quyền đối với việc xử lý TSĐB, Chi nhánh thực hiện theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank về quy định giao dịch đảm bảo cấp tín dụng trong hệ thống Agribank; văn bản số 8298/NHNo-HSX ngày 08/12/2014 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam hƣớng dẫn về một số vấn đề xử lý TSĐB cấp tín dụng trong hệ thống Agribank và một số văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan.

(3.4) Khởi kiện khách hàng: Căn cứ vào nội dung ủy quyền của VAMC, Chi nhánh

tiến hành khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân các cấp; làm việc với cơ quan thi hành án và với các cơ quan, tổ chức khác để giải quyết vụ việc khởi kiện đòi nợ khách hàng vay và các bên liên quan. Thẩm quền tham gia tố tụng Chi nhánh thực hiện theo chỉ thị của chủ tịch Hội đồng thành viên của Agribank. (3.5) Cho vay

sau bán nợ: tại văn bản số 5212/2014/NHNN-TTGSNH ngày 21/07/2014 của

NHNN về cho vay đối với các doanh nghiệp có nợ xấu đã bán cho VAMC quy định “Ngân hàng đƣợc xem xét, cấp tín dụng cho khách hàng có khoản nợ xấu đã bán cho VAMC nếu khách hàng có phƣơng án SXKD, dự án đầu tƣ có hiệu quả. Việc ban hành quy chế cho vay, việc phân cấp, phân quyền phán quyết cho vay trong hệ thống Ngân hàng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên”. (3.6) Thu hồi và

thanh toán TPĐB: Chi nhánh thực hiện theo hƣớng dẫn tại văn bản số

10016/NHNo-TCKT ngày 16/12/2013 về hƣớng dẫn hạch toán nghiệp vụ bán nợ xấu cho VAMC và văn bản sửa đổi, bổ sung - văn bản số 8630/NHNo-TCKT ngày 17/12/2014.

(4) Sử dụng dự phịng rủi ro đã trích lập Hoạt động XLRR tại Chi nhánh đƣợc

phân cấp ủy quyền xét duyệt XLRR trong trƣờng hợp khách hàng là tổ chức là từ 5 tỷ đồng trở xuống và đƣợc áp dụng trong hai trƣờng hợp: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; các khoản nợ thuộc nhóm 5.

(4.1) Việc sử dụng DPRR để XLRR được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

- Ít nhất mỗi quý một lần, Chi nhánh thực hiện sử dụng DPRR để XLRR, riêng Quý IV đƣợc thực hiện trong tháng 12 hàng năm.

- Phát mại TSĐB để thu hồi nợ: Trƣờng hợp dự phịng cụ thể khơng đủ để xử lý khoản nợ, Chi nhánh phải khẩn chƣơng thực hiện việc phát mại TSĐB theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

- Trƣờng hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu đƣợc từ phát mại TSĐB không đủ để bù đắp rủi ro của khoản nợ, Chi nhánh tổng hợp hoạt động XLRR Trụ sở chính xét duyệt XLRR phần dƣ nợ gốc còn lại từ nguồn dự phòng chung.

- Chi nhánh hoạch toán ngoại bảng phần dƣ nợ đã đƣợc XLRR theo quy định. (4.2)

Đối với Chi nhánh: Sau khi XLRR, Chi nhánh phải tiếp tục theo dõi và có các biện

pháp quản lý, thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ đƣợc XLRR theo hợp đồng tín dụng, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng. Chi nhánh hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên và pháp luật về tính đúng đắn của hồ sơ đề nghị XLRR và ý kiến trình hoạt động XLRR Trụ sở chính. Sau thời gian tối thiểu 5 năm, kể từ ngày sử dụng DPRR để XLRR và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp của hoạt động XLRR mà vẫn không thu hồi đƣợc. Căn cứ vào hƣớng dẫn của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ, Chi nhánh rà soát, báo cáo và gửi hồ sơ đề nghị xuất tốn ngoại bảng về Trụ sở chính để tổng hợp trình Bộ Tài chính và NHNN. Việc xuất tốn nợ đã XLRR ra khỏi ngoại bảng chỉ thực hiện khi có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ nhƣng không thu hồi đƣợc và phải đƣợc Bộ Tài chính, NHNN chấp thuận bằng văn bản. Tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng qua kết quả kiểm tra, giám sát, Chi nhánh đƣợc quyền xem xét quyết định xử lý nợ để hạn chế tối đa tổn thất cho Chi nhánh theo các cách nhƣ sau:

- Tạm ngừng cho vay: Trong các trƣờng hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thơng tin sai sự thật; hoặc khơng cung cấp thông tin theo thảo thuận, khách hàng có nợ gốc, lãi quá hạn.

- Chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trƣớc hạn: Trong các trƣờng hợp khách hàng vi

phạm các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay; khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến giải thể, phá sản; q trình tổ chức lại sản xuất khơng xác định đƣợc ngƣời chịu trách nhiệm chính trƣớc pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng.

- Khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm trƣớc pháp luật: Áp dụng với những khách

hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhƣng khơng có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng; khách hàng cố tình trốn tránh trả nợ ngân hàng theo thỏa thuận; khách hàng có hành vi lừa đảo, gian lận; các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w