Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 122 - 123)

4.2. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của Ngân

4.2.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào con ngƣời luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của mọi hoạt động. Đặc biệt là trong kinh doanh ngân hàng là ngành kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt và đầy đủ các rủi ro, vai trò của con ngƣời lại càng đƣợc đề cao và phát huy. Cán bộ tín dụng phải thể hiện đầy đủ tƣ cách một ngƣời nắm vững trình độ chun mơn, nhanh nhạy, có tƣ chất đạo đức và kiến thức xã hội phong phú. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng cả về chun mơn nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng. Giải pháp của Ngân hàng nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng cụ thể nhƣ sau: Về

mặt chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp xử lý các khoản vay,

cho nên an toàn vay phụ thuộc rất lớn vào cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi nâng cao trình độ nghiệp vụ định kỳ, tổ chức các cuộc trao đổi rút kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Về mặt đạo đức nghề nghiệp: Tăng cƣờng kiểm soát, quản lý hoạt động của các

nhân viên tín dụng và hạn chế những hành vi trái với quy định của Ngân hàng. Do nhân viên tín dụng là ngƣời nắm rõ nhất về các khoản vay nên việc quản lý nhân viên tín dụng là rất quan trọng. Để việc quản lý nhân viên đƣợc hiệu quả thì yêu cầu các nhân viên thƣờng xuyên báo cáo về tình hình hoạt động của khách hàng, đối với các khoản vay phải có sự phân cấp quản lý về mức cho vay.

Ngoài ra, ngƣời thực hiện tất cả các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trên chính là các cán bộ tín dụng. Vì thế, muốn ngăn ngừa rủi ro tín dụng cần phải nâng cao năng lực của các bộ tín dụng. Cụ thể nhƣ:

- Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng chính trị, tƣ tƣởng tác phong làm việc chống lại rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay. Về số lƣợng cán bộ tín dụng chiếm đến 50% số cán bộ trong Chi nhánh. Về trình độ, phải chuẩn hóa cán bộ tín dụng có trình độ Đại học trở lên và hiểu biết về pháp luật, kinh tế chuyên ngành để phụ trách chú trọng nâng cao trình độ thẩm định dự án. Cơ chế xử lý nghiêm minh với các cán bộ lợi dụng chức quyền để tham ô, lợi dụng cho vay.

- Tuyển chọn những cán bộ đƣợc trang bị hay đã tích lũy kiến thức cơ bản về dựu án, có khả năng tiếp thu và hƣớng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan, đi học các chƣơng trình tập huấn có chỉ tiêu do NHNN, các cơ sở đào tạo uy tín tổ chức. Mặt khác, bản thân các cán bộ tín dụng cũng cần tự chau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức qua sách báo, tài liệu liên quan tới Ngân hàng.

- Mỗi cán bộ cần phải đƣợc đặt trong môi trƣờng cạnh tranh, tạo thêm ƣu đãi hay

thƣởng phạt và đƣợc quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ. - Có những chính sách khen thƣởng, phúc lợi phù hợp cho cán bộ nhân viên nếu đạt đƣợc những yêu cầu trong hoạt động của Chi nhánh đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 122 - 123)