CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
3.2.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phƣơng pháp định lƣợng là phƣơng pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu định lƣợng – thơng tin có thể biểu hiện bằng các con số và bất cứ gì có thể đo lƣờng đƣợc. Thống kê, bảng biểu và sơ đồ, thƣờng đƣợc sử dụng để trình bày kết quả của phƣơng pháp này.
Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lƣợng chỉ sự điều tra nghiên cứu theo lối kinh nghiệm có phƣơng pháp của các đặc tính số lƣợng và các hiện tƣợng, mối quan hệ giữa chúng. Mục tiêu của nghiên cứu định lƣợng là phát triển và sử dụng các mơ hình tốn học, lý thuyết hoặc các giả thuyết gắn liền với hiện tƣợng. Cách thức tiến hành đo lƣờng là trung tâm của nghiên cứu định lƣợng bởi vì nó cung cấp sự liên kết quan trọng giữa quan sát theo lối kinh nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ theo định lƣợng.
Nghiên cứu định lƣợng sử dụng phƣơng pháp thống kê bắt đầu với việc thu thập dữ liệu, dựa vào giả thuyết hoặc lý thuyết. Thƣờng một mẫu lớn đƣợc thu thập, đòi hỏi phải xác minh, cơng nhận có đủ giá trị, và lƣu trữ trƣớc khi phân tích có thể thực hiện.
Những mối quan hệ và những tập hợp theo lối kinh nghiệm cũng thƣờng đƣợc nghiên cứu bằng cách sử dụng một số loại hình thức của mơ hình tuyến tính tổng qt, mơ hình phi tuyến, hoặc sử dụng phân tích nhân tố. Một nguyên tắc nền tảng trong nghiên cứu định lƣợng là sự tƣơng quan khơng ám chỉ đến ngun nhân. Vì ln có khả năng một mối quan hệ giả tạo tồn tại đối với các biến khi hiệp phƣơng sai đƣợc tìm thấy ở mức độ nào đó.
3.2.2. Chọn mẫu
Mẫu là một phần của tổng thể đƣợc lựa chọn ra theo những cách thức nhất định và với một dung lƣợng hợp lý. Mẫu đƣợc chọn trong nghiên cứu là toàn bộ ngƣời lao động hiện đang làm việc tại văn phịng trụ sở chính Cơng ty Tƣ vấn Thành An 191 – Binh đồn 11. Đối tƣợng này bao gồm các cấp trƣởng phó phịng
ban, chuyên viên, nhân viên tại cơng ty. Để có đƣợc thơng tin của nhóm đối tƣợng này tác giả đã liên hệ với phịng kế hoạch của cơng ty để xin danh sách toàn bộ cán bộ, ngƣời lao động đang làm việc tại công ty cùng với địa chỉ email nội bộ của họ. Bảng câu hỏi nghiên cứu đƣợc gửi qua email và trực tiếp đến tay ngƣời đƣợc hỏi. Tổng số có 130 phiếu đã đƣợc phát ra. Số phiếu tác giả nhận về là 130 phiếu.
3.2.3. Thiết kế bảng hỏi
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có của Cơng ty, chỉ ra những điểm tồn tại và các nguyên nhân của nó để từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cơng ty. Do vậy, hai nhóm đối tƣợng tại Cơng ty Tƣ vấn Thành An 191 – Binh đoàn 11 là nhà quản trị và ngƣời lao động sẽ đƣợc chọn để khảo sát nhằm đánh giá mức độ nhận thức, nhu cầu về hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của hai nhóm đối tƣợng này. Đồng thời, đề tài cũng hƣớng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, phƣơng pháp tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty và so sánh quan điểm của hai nhóm đối tƣợng trong cơng ty về hiệu quả của chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vì vậy phiếu câu hỏi đƣợc thiết kế để hỏi ngƣời lao động hiện đang làm việc tại trụ sở chính của cơng ty nhằm thu thập thơng tin phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi nằm trong phần phụ lục 02, của luận văn.
3.2.4. Đánh giá chung về phương pháp nghiên cứu định lượng
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trƣớc theo một cơ cấu nhất định cho mọi đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu đƣợc ở các mẫu tƣơng đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lƣờng và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá nhanh chóng; và kết quả thu đƣợc từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng có một số nhƣợc điểm và
cần đƣợc sử dụng một cách thận trọng. Đáng lƣu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ ngƣời đƣợc hỏi trả lời khơng đúng các câu hỏi vì khơng nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:
- Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tƣợng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra nhƣ ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.
- Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. Phƣơng pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con ngƣời không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tƣợng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.