Các vấn đề đặt ra đối với hoạt động định giá Doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định giá cổ phiếu ngân hàng thương mại sau sáp nhập (Trang 75 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.1. Thực trạng hoạt động định giá Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

3.1.3. Các vấn đề đặt ra đối với hoạt động định giá Doanh nghiệp ở Việt Nam

3.1.3.1. Các vấn đề liên quan đến chủ thể tham gia Chủ thể được định giá

Thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp, nhà đầu tư không chủ động trong việc định giá, tức là chỉ khi cần xác định giá trị của doanh nghiệp để phục vụ mục tiêu nào đó họ mới tiến hành định giá. Như vậy sự chủ động xác định giá trị là rất kém, nếu không thường xuyên xác định giá trị để theo dõi sự tăng trưởng, xác định giá trị so sánh thì sẽ rất dễ dẫn tới bỏ sót hoặc đánh giá quá cao các giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra cấu trúc quá rườm rà của doanh nghiệp khiến mất nhiều thời gian và khó khăn cho cơng tác định giá.

Do sự tiếp cận, mục tiêu và sử dụng các phương pháp khác nhau mà những nhà đầu tư, chủ thể tham gia định giá khác nhau có thể xác định các giá trị khác nhau của cùng một đơn vị được định giá. Nó phản ánh sự đa dạng của giá trị doanh nghiệp, sự chênh lệch giữa các giá trị định giá phản ánh sức hấp dẫn của tài sản được định giá

Các tổ chức Tư vấn Định giá – Tư vấn Mua bán Sáp nhập

Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 66 tổ chức được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn định giá doanh nghiệp. Các tổ chức này chưa chiếm được niềm tin về chất lượng đối với khách hàng nên hầu như k được tham gia các thương vụ có giá trị lớn, vì vậy các tổ chức này quay sang cạnh tranh với nhau về giá cả của dịch vụ.

Các diễn đàn doanh nghiệp, các hội thảo chuyên đề về định giá liên tục được tổ chức trong thời gian qua đã đề cập đến chất lượng của các tổ chức này, sự cần thiết phải ban hành các quy chuẩn mới trong hoạt động tư vấn định giá để nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng của các báo cáo thẩm định.

Cho tới nay, số lượng đội ngũ chuyên viên thẩm định giá được cấp chứng chỉ thẩm định giá của bộ tài chính vẫn cịn thiếu, chất lượng hoạt động vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra.

Cơ quan quản lý

Hiện nay, hoạt động M&A tại Việt Nam bị điều chỉnh bởi Luật Cạnh Tranh, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam,… và sự giám sát của Bộ Tài Chính,Cục quản lý cạnh tranh Bộ Cơng Thương, NHNN, VCCI,… Tuy nhiên chưa một cơ quan nào giám sát trực tiếp các hoạt động này, và chưa có một cơ sở pháp lý trực tiếp điều chỉnh các hoạt động M&A này. Sự phối hợp điều phối giữa các cơ quan quản lý vô cùng quan trọng nhưng hiện tại gần như bị bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp chỉ báo cáo lên khi sự việc đã rồi hoặc khi bị báo chí lên tiếng phản đối thì các cơ quan này mới biết.

Như vậy chỉ khi nào M&A dẫn tới vi phạm về tập trung kinh tế thì Cục quản lý cạnh tranh mới can thiệp, hay giao dịch dẫn tới thay đổi quyền sở hữu cổ đông lớn mới phải báo cáo Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước, hoặc tham gia hội đồng

quản trị NHTM mới cần chấp thuận của NHNN. Lợi ích của doanh nghiệp và cổ đông chưa thực sự được bảo vệ trước các hoạt động M&A thù nghịch mà chưa chạm tới giới hạn điều chỉnh của các Luật trên. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ không được bảo vệ trước các hoạt động M&A này.

3.1.3.2. Vấn đề phương pháp định giá

Số liệu trên các bảng cân đối kế tốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam đơi khi khơng phản ánh chính xác, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đặc thù nền kinh tế nhỏ, các giá trị so sánh đối chiếu có độ tin cậy cao cũng rất thiếu, vì thế các phương pháp định giá áp dụng thường đưa ra kết quả rất khác nhau. Hơn nữa, trình độ sử dụng phương pháp của cán bộ định giá cũng có nhiều hạn chế dẫn tới việc sử dụng sai phương pháp, sai số phép đo quá lớn dẫn tới sai lệch kết quả.

Thực tế cho thấy, đa số sử dụng phương pháp tài sản để định giá, phương pháp này thường cho kết quả thấp hơn các phương pháp chiết khấu dòng tiền. Độ sai lệch giữa các phương pháp này thường là tương đối lớn, và khi sự sai lệch quá lớn, các tổ chức định giá thường sử dụng kết quả từ phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp. Đây là kết quả an tồn, khơng gây tranh cãi, nhưng thực tế lại làm giảm giá trị, gây thiệt hại không nhỏ.

3.1.3.3. Vấn đề thông tin và bảo mật thông tin

Sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về M&A còn rất nhiều hạn chế. Thông tin về doanh nghiệp, thơng tin thị trường ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế, khả năng phân tích nắm bắt thơng tin của nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp có xu hướng bảo mật các thông tin thiết yếu kĩ, làm đẹp báo cáo tài chính, che dấu thơng tin, trốn thuế.

Mặt khác, việc tiết lộ các hoạt động M&A quá sớm hoặc sai thời điểm, sai thông tin dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị và sự thành công của thương

vụ. Việc bị rò rỉ các thơng tin về giá của thương vụ M&A có thể dẫn tới hoạt động đầu cơ chênh lệch giá làm giảm kỳ vọng của khoản đầu tư, dẫn tới thất bại của thương vụ.

3.2. Thực trạng hoạt động M&A và định giá Ngân hàng Thƣơng Mại tại Việt Nam

3.2.1. Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Năm 2015 chứng kiến làn sóng sáp nhập ngân hàng mạnh mẽ, chỉ trong 6 tháng đầu năm đã diễn ra một loạt các hoạt động M&A giữa các ngân hàng sau một thời gian dài chuẩn bị. Một phần nguyên nhân được cho là nền kinh tế đã hồi phục, NHNN quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời cổ đơng các ngân hàng cũng có sự đồng thuận nhất định đối với mục tiêu phát triển.

Bảng 3.2 Các thương vụ M&A tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng 2015

STT Tính chất 1 Sáp nhập 2 Sáp nhập 3 Sáp nhập 4 Sáp nhập 5 Mua cổ phần 6 Mua cổ phần 7 Pháthành riêng lẻ 8 Mua lại 9 Mua lại 10 Mua lại Nguồn: Tổng hợp từ các website

Qua bảng 3.2, nhận thấy điều đặc biệt là vai trò của NHNN trong các thương vụ M&A tại Việt Nam, trước tiên là việc mua lại sáp nhập của các tổ chức phải được sự chấp thuận từ phía NHNN, như vậy NHNN đóng vai trị là cơ quan quản lý quyết định. Tuy nhiên ở trường hợp thứ 8, 9 và 10 NHNN lại đóng vai trị là chủ thể tham gia trực tiếp vào thị trường. Như vậy, NHNN vừa đóng vai trị cơ quan quản lý điều phối vừa là chủ thể tham gia trực tiếp trên thị trường.

Hầu hết các dự báo về triển vọng M&A của Việt Nam đều lạc quan cho rằng, sẽ có một làn sóng M&A cực lớn tiếp theo tràn tới, kỳ vọng khởi đầu vào năm 2014. Tuy nhiên năm 2014 đã không đạt được như các đơn vị nghiên cứu kỳ vọng. Năm 2015 đánh dấu sự quyết liệt của các cơ quan quản lý, hành động và cam kết đẩy nhanh tối đa tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, SCIC sẽ thối tồn bộ vốn từ 9 doanh nghiệp nhà nước với trị giá ước tính lên tới 3 tỷ USD. Ngoài ra, việc AEC tuyên bố thành lập ngày 22.11.2015 và TPP có thể được ký ngay trong năm 2015 sẽ là động lực mạnh mẽ đẩy nhanh các hoạt động M&A trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định giá cổ phiếu ngân hàng thương mại sau sáp nhập (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w