CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.2. Kết quả nghiên cứu rút ra
Một là, thị trường định giá ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Việt Nam thiếu các tổ chức tư vấn định giá có chất lượng. Thực tế cho thấy dù nhiều cơng ty định giá được cấp phép hoạt động, nhưng hoạt động định giá doanh nghiệp vẫn chưa chuyên nghiệp, mới chỉ phục vụ được các nhu cầu cần thiết mà chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Các công ty định giá mới dừng lại ở hoạt động định giá theo yêu cầu, mà chưa chủ động định giá thường xuyên và liên tục. Chưa có một báo cáo thường niên về lĩnh vực định giá, chưa có các tổ chức định giá đủ mạnh để tư vấn hoạt động định giá chủ động, chuyên nghiệp.Do đó, để một thương vụ M&A diễn ra, các chủ thể tham gia phải chủ động
liên hệ với nhau, sau đó mới tìm đến các tổ chức định giá, tư vấn mua bán sáp nhập của nước ngoài để triển khai. Dẫn tới kéo dài thời gian và tốn kém về tiền bạc, nhân lực, làm giảm giá trị thương vụ, hiệu quả của hoạt động M&A.
Hai là, Việt Nam chưa hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động định giá doanh nghiệp. Cơ quan quản lý giá thuộc bộ Tài chính hiện tại là cơ quan được giao phụ trách hoạt động về giá, nhưng cơ chế giám sát các hoạt động định giá doanh nghiệp, giám sát hoạt động mua bán doanh nghiệp về giá vẫn còn bỏ ngỏ. Hội Thẩm Định Giá được thành lập năm 2006 cũng mới dừng ở các hoạt động tuyên truyền và đào tạo thẩm định giá, chưa xây dựng được những báo cáo thường niên về định giá ở Việt Nam. Vấn đề tiếp nữa là việc ban hành khung giá còn nhiều bất cập, thẩm quyền ban hành thuộc nhiều cơ quan khác nhau, dẫn tới sự thiếu thống nhất và bỏ sót. Cuối cùng, là chưa thấy xuất hiện các tranh chấp liên quan tới lĩnh vực định giá được xử lý bởi trọng tài thương mại. Các vụ việc xảy ra đều phải giải quyết ở cấp tòa án kinh tế, và khi sự việc đã ở mức nghiêm trọng.
Ba là,rất nhiều công cụ phương pháp định giá vẫn chưa thể áp dụng được tại Việt Nam. Trong luận án năm 2003, Vũ Thị Kim Liên đã chỉ ra rằng các phương pháp dòng tiền, giá trị kinh tế gia tăng chưa thể áp dụng tại Việt Nam do đặc thù nền kinh tế chưa vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường, thiếu minh bạch, khung pháp lý cịn yếu hoặc chưa có. Thì nay, đến giai đoạn hiện tại, vẫn chưa thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp trên, vẫn là các hạn chế và tồn tại cũ, cho dù Việt Nam đã gia nhập WTO được 10 năm. Thị trường vẫn chưa phát triển đủ lớn để các số liệu về ngành được chuẩn hóa, sự thiếu bình đẳng giữa các NHTM niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin và các NHTM chưa niêm yết che dấu số liệu thực tế vẫn diễn ra. Khiến cho việc sử dụng các phương pháp hệ số so sánh, giá trị kinh tế gia tăng bị sai lệch lớn so với thực tế. Các dự báo về tăng trưởng cũng sai
lệch rất nhiều, dẫn tới việc các dòng tiền trong tương lai bị sai lệch, kết quả tính tốn thiếu chính xác.
Bốn là, các nhà quản trị, chủ doanh nghiệp thiếu sự chủ động, ít quan tâm tới hoạt động định giá chuyên nghiệp. Họ thường xem nhẹ sự cần thiết phải để các tổ chức định giá thường xuyên định giá cho doanh nghiệp của mình. Tuy rằng hoạt động kiểm toán thường niên cũng sẽ giúp xác định giá trị sổ sách doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại tương đối chính xác, nhưng các giá trị tương lai, giá trị lợi thế thương mại thường bị xem nhẹ, dẫn tới phản ánh chưa đầy đủ giá trị công ty.