Nội dung, các yếu tố tác động và chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản THUỘC NGUỒN vốn NGÂN SÁCH xã, PHƯỜNG tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 29 - 44)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách

1.1.6. Nội dung, các yếu tố tác động và chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư

tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường

1.1.6.1. Nội dung cơ bản của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Hiện nay, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách xã được thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 về quy định quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường. Theo đó, những nội dung của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB gồm:

a. Lập kế hoạch, thông báo kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch vốn hàng năm * Lập kế hoạch vốn đầu tư

- Việc lập kếhoạch vốn đầu tư của Uỷban nhân dân xãđược thực hiện theo quy định của BộTài chính (tại các Thông tư số60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và Thơng tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân) và các văn bản sửa đổi, bổsung.

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân xã. Căn cứvào nguồn thu của ngân sách xã, nguồn hỗtrợ từ ngân sách nhà nước cấp trên; nguồn vốn huy động đóng góp và khối lượng thực hiện của các dự án đầu tư, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp và xem xét trình Hội đồng nhân dân xã thông qua kếhoạch vốn đầu tư của xã.

- Kế hoạch vốn đầu tư của xã sau khi được Hội đồng nhân dân xã thông qua, được gửi đến phịng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là phịng Tài chính–Kếhoạch thị xã). Phịng Tài chính - Kếhoạch thị xã tổng hợp báo cáo Uỷban nhân dân thị xã, SởTài chính, SởKếhoạch và Đầu tư .

* Thơng báo kế hoạch vốn đầu tư

Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm được Hội đồng nhân dân xã thông qua, Chủtịch Uỷban nhân dân xã quyết định thông báo kếhoạch vốn đầu tư, đồng thời gửi Kho bạcnhà nước (nơi mởtài khoản) để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đâu tư.

* Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm

- Việc điều chỉnh kếhoạch vốn hàng năm phải tuân thủ các quy định của công tác quản lý XDCB, các văn bản thi hành như: Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Theo đó, đối với nguồn vốn ngân sách xã việc điều chỉnh kếhoạch vốn đầu tư nguồn vốn Ngân sách nhà nước thực hiện quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủvềKếhoạch đầu tư cơng trung hạn và hằng năm.

- Định kỳ, Uỷban nhân dân xã rà soát tiến độthực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án đầu tư trong năm để trình các cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB (Đối với ngân sách xã, trình HĐND cấp xã), chuyển vốn từ các dự án đầu tư khơng có khả năng thực hiện sang các dự án đầu tư thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả năng hồn thành vượt kế hoạch trong năm. Việc điều chỉnh kế hoạch phải đảm bảo cho kế hoạch của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc nhà nước đã thanh toán cho dự án đầu tư đó.

- Thời hạn điều chỉnh kế hoạch hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 25 tháng 12 năm kếhoạch.

b. Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư

Các chương trình, dự án đầu tư cơng (trừ các chương trình, dựán khơng phải phê duyệt chủ trương đầu tư) đều phải lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, theo quy định tại Mục 1, Chương II của LuậtĐầu tư công phải phê duyệt chủ trương đầu tư.

* Lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình:

- Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng cơng trình là tập họp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụtrong một thời gian nhất định.

- Lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho

người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sựphù họp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dựán tới mơi trường, mức độ an tồn đối với các cơng trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tếxã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.

- Khác với báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung dự án đầu tư xây dựng cơng trình được phân định rõ thành hai phần: thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sởphải thểhiện được các giải pháp thiết kếchủyếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kếtiếp theo. Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án, theo quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 9 Nghị định số 16/CP. Mặt khác, về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án xây dựng cơng trình được quy định chặt chẽ và có yêu cầu cao hơn, đồng thời là một yêu cầu trong nội dung thẩm định dự án theo quy định tại khoản 7 Điều 10, Điều 53 và 54 Nghị định 16/CP

- Các công việc cần thực hiện khi lập dựán: Cũng như việc lập dự án đầu tư khác, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình nhàđầu tư phải tiến hành các công việc, cụthể:

+ Nghiên cứu vềsựcần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;

+ Tiến hành tiếp xúc, thăm dị thị trường trong nước và ngồi nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng vềnguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;

+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng; + Lập dự án đầu tư;

+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản trìnhđến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổchức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các cơng việc trên thì nhàđầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiệnở hai văn kiện là Báo cáo tiền khảthi và Báo cáo khả thi. Báo cáo tiền khảthi: Báo cáo tiền khảthi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dựán. Báo cáo tiền khảthi là căn cứ đểxây dựng báo cáo khảthi. Báo cáo khảthi: Tập hợp cảc sốliệu ,dữliệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức vềnội dung của dựán theo phương án đãđược chủ

đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

* Thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình:

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổchức xem xét một cách khách quan có khoa học và tịàn diện các nội dung cơ bảnảnh hưởng trực tiếp tới tính khảthi của dựán. Từ đó có quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá nội dung dự án một cách độc lập cách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từquá trình thẩm định là cơ sở đểcác cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết đầu tư và cho phép đầu tư.

Nội dung thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

-Đánh giá sựcần thiết của dự án đầu tư xây dựng:

+ Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh.

+ Đánh giá tồn diện về lợi ích kinh tế mà dựán mang lại, đảm bảo cơng trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đãđược phê duyệt.

- Thẩm định kỹthuật: Kiểm tra, đánh giá và phân tích tồn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi đểthực hiện.

+ Đánh giá phân tích và tính tốn tổng vốn đầu tư xây dựng cơng trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dựán.

+ Đánh giá nguồn vốn đầu tư.

+ Chi phí bỏra và lợi nhuận mang lại khi đưa dựán vào sửdụng

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vịcó chức năng quản lý kếhoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung liên quan đến các yếu tố đảm bảo tính hiệu quảcủa dựán và các yếu tố đảm bảo tính khảthi của dựán.

* Phê duyệt dự án đầu tư:Sau khi có kết quảthẩm định, người quyết định đầu tư (Uỷ ban nhân dân cấp thị xã hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp nếu được uỷ quyền hoặc Uỷban nhân dân cấp xã) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình

c. Cơng tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư XD cơng trình; Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹthuật, cơng nghệtối ưu, có giá dự thầu hợp lý.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quảkinh tế. Đểthực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là: Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu đứngở mỗi góc độkhác nhau sẽcó những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản.

- Đứng trên góc độ chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tếkĩ thuật đặt ra cho việc xây dựng cơng trình.

- Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thơng qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bịvà xây lắp cơng trình.

- Đứng trên góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thơng qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sởcạnh tranh giữa các nhà thầu.

Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản: Việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theo hai hình thức chủyếu sau đây:

+ Đấu thầu rộng rãi:Đấu thầu rộng rãi là hình thức khơng hạn chếsố lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dựthầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp vềcông nghệ bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư các và năng lực tham gia dự đấu thầu. Hình thức đấu thầu nay được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu. Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng cho các cơng trình thơng dụng khơng có u cầu đặc biệt về kĩ thuật, mỹthuật cũng như khơng cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thểtrong phạm vi mộtđịa phương, một vùng, toàn quốc và quốc tế.

+ Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một sốnhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham gia. Danh sách nhà thầu tham dựphải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kịên sau : Chỉ có một sốnhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đấu thầu; Các nguồn vốn sửdụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; Do tình hình cụthể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế; Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

d. Cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản

Kiểm sốt chi khơng phải là công cụ quản lý riêng của Nhà nước mà bất kỳ thành phần kinh tế nào, cá nhân nào khi thực hiện bất kỳ hoạt động kinh tế nào khi thanh toán tiền ra cũng đều phải kiểm soát để đảm bảo đồng tiền bỏra hợp lý nhất, tiết kiệm nhất với mục đích cuối cùng là sử dụng tối ưu hiệu quảsửdụng nguồn vốn của Nhà nước. Vì vậy để đảm bảo nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả thì cơng tác kiểm sốt được thực hiện thường xun, liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng dự án, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dự án hoàn thành vào khai thác sửdụng.

Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước đểxuất quỹNSNN chi trảtheo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành.

Mục đích quản lý vốn đầu tư XDCB là đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quảtổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội. Như vậy kiểm sốt chi đầu tư XDCB nhằm các mục đích sau:

-Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đãđược phê duyệt, theo đúng đơn giá hợp đồng A-B ký kết, góp phần chống lãng phí, thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản THUỘC NGUỒN vốn NGÂN SÁCH xã, PHƯỜNG tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 29 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)