Bản đồ hành chính thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản THUỘC NGUỒN vốn NGÂN SÁCH xã, PHƯỜNG tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 57)

Thị xã Ba Đồn có hệ thống giao thơng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi, nằm trên tuyến giao thông Bắc – Nam và là cửa ngõ phía Đơng của vùng Trung Lào, Đơng Bắc Thái Lan và Myanmar. Ba Đồn cách Cảng biển Hòn La 25 km về phía Bắc và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 140 km về phía Tây, một lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa với các Đối tác kinh tếchiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kết nối thị trường trong khu vực và thếgiới. Khu thương mại Ba Đồn vốn có truyền thống

bn bán, giao lưu, trao đổi hàng hóa rộng rãi từ Hà Tĩnh, Nghệ An và khu vực phía Bắc Quảng Bình. Chính vì thế, thị xã Ba Đồn được đánh giá là trung tâm kinh tế lớn (đứng thứ2 sau thành phố Đồng Hới)ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình.

Địa hình thị xã Ba Đồn dốc từ phía Tây sang phía Đơng, bị chia cắt bởi dịng sơng Gianh và nhiều vùng cồn bãi biệt lập, giao thơng đi lại khó khăn, nối liền hai vùng bằng một tuyến đường duy nhất (tỉnh lộ559) qua cầu Quảng Hải.

2.1.1.2. Khí hậu

Thị xã Ba Đồn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu phía Bắc và phía Nam và được chia làm 2 mùa rõ rệt, bao gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau; lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 - 2.300mm/năm; thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, với nhiệt độ trung bình từ240C– 250C. Ba tháng có nhiệt độ có nhiệt độcao nhất là tháng 6, 7 và 8 [35].

Bão và lũ lụt là 2 yếu tố thời tiết cực quan đáng quan ngại đối với thị xã Ba Đồn. Hàng năm, địa phương này thường xuyên chịuảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới từTây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông vào các tháng 8 và tháng 9. Bên cạnh đó, các trận lũ cũng thường xuyên xảy ra vào mùa mưa, trong đó tập trung phần lớn từ tháng 9 đến tháng 11. Lũ lụt thường ảnh hưởng nhiều nhất đến các xã vùng nam của thị xã như Quảng Sơn, Quảng Thủy, Quảng Trung, Quảng Tân, ... [35].

Vềchế độ thủy văn, thị xã Ba Đồn có 2 con sơng lớn chảy qua, bao gồm sông Son và sông Gianh. Lượng nước của hai con sông này phân bố không đều. Về mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mực nước thấp và lưu lượng nhỏ nên nước mặn dễ xâm nhập sâu về thượng lưu. Về mùa mưa, nước hai con sông dâng cao, lưu lượng dòng chảy lớn nhưng hiện nay chưa có đủ các cơng trình thủy nơng giữ nước nên thường gây ra lũ lụt. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân cần tăng cường xây dựng các phương án cảnh báo lũ lụt.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu niên giám thống kê của tỉnh Quảng Bình năm 2016, dân số trung bình của thịxã là 106.291người, trong đó nam53.042người, chiếm 49,90%; nữ 53.249 người, chiếm 50,10%. Hàng năm dân số của thị xã Ba Đồn không ngừng tăng lên cảvề

tăng cơ học và tăng dân số tựnhiên, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2010–2016đạt ởmức 0,56%/năm.Mật độdân số trên địa bàn thịxã BaĐồn năm 2016 là 656 người/km2, đứng thứ2 trong toàn tỉnh (sau thành phố Đồng Hới) và caohơnso với mật độdân sốtrung bình của tỉnh Quảng Bình (110người/km2).

Bảng 2.1. Dân số và cơ cấu dân số thị xã Ba Đồn theo giới tính và khu vực

ĐVT: Người

Năm

Theo giới Theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

SL % SL % SL % SL % 2010 51.140 49,78 51.592 50,22 8.158 7,94 94.574 92,06 2013 51.848 49,77 52.324 50,23 8.495 8,15 95.677 91,85 2014 52.248 49,78 52.702 50,22 45.845 43,68 59.105 56,32 2015 52.747 49,90 52.953 50,10 46.224 43,73 59.476 56,27 2016 53.042 49,90 53.249 50,10 46.558 43,80 59.733 56,20

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2016)

Kể từ khi thị xã Ba Đồn được thành lập năm 2013, một số xã được nâng cấp thành các phường, do đó một lượng lớn dân số các xã trước đây thuộc khu vực nông thôn đã được chuyển thành dân sốthành thị. Vì vậy, dân sốthành thị ở thị xã BaĐồn đã tăng đột biến từ năm 2014. Dân cư phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng miền, vùng đồng bằng đất đai ít nhưng dân cư lại sống tập trung, trong đó phần lớn tập trung tại Phường Ba Đồn (khoảng với 720 người/km2).

Theo số liệu thống kê ở bảng 2.2, lực lượng lao động của thị xã Ba Đồn trong năm 2016 có 63.313 người, chiếm khoảng 59,57% tổng dân số của thị xã. Xét về cơ cấu lao động theo giới cho thấy, khơng có sự chênh lệc đáng kể về lao động nam và lao động nữ. Hiện nay, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn lao động của thị xã BaĐồn, với số lượng lao động ở lĩnh vực này là 29.751 người, chiếm 47% tổng số lao động của toàn thị xã.Ở trên địa bàn thị xã Ba Đồn hiện có hai nhóm ngành nghềchính, bao gồm nghềtruyền thống (như nghềmộc, rèn, đan tre, đan mây, làm nón, chếbiến nơng sản) và một sốnghềmới được phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng (nấu thép, làm đinh), làm tre đan xuất khẩu.

Bảng 2.2. Tình hình lao động của thị xã Ba Đồn giai đoạn 2014 - 2016

Năm Tổng số (Người)

Cơ cấu (%)

Theo giới Theo lĩnh vực

Nam Nữ Ngành Nông, Lâm, Thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ 2014 62.012 49,41 50,59 49,90 21,76 28,34 2015 62.772 49,32 50,68 48,71 21,15 30,14 2016 63.313 49,30 50,70 46,99 21,26 31,75

(Nguồn: Phòng thống kê thịxã BaĐồn năm 2016)

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Thịxã BaĐồn có tổng diện tích đất tựnhiên là 16.230,11 ha, với 3 loại địa hình đặc trưng, bao gồm khu vực miền núi, vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển. Phần lớn đất đai của thị xã BaĐồn tập trung ở vùng đồi núi với tính chất thổ nhưỡng là đất cằn, bạc màu.

Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất tại thị xã Ba Đồn giai đoạn 2014 – 2016ĐVT: ha ĐVT: ha

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Diện tích % Diện tích % Diện tích %

I.Đất nông nghiệp 11.351,67 69,94 11.347,49 69,92 11.335,99 69,85

1. ĐấtSX nông nghiệp 4.371,13 38,51 4.384,66 38,64 4.380,26 38,64 2. Đất lâm nghiệp 6.496,32 57,23 6.496,32 57,25 6.492,54 57,27

II. Đất phi nông nghiệp 4.193,35 25,84 4.200,53 25,88 4.213,24 25,96

III. Đất chưa sử dụng 685,09 4,22 682,09 4,20 680,88 4,20

Tổng Diện tích tự nhiên 16.230,11 100,00 16.230,11 100,00 16.230,11 100,00

(Nguồn: Niên giám thống kê thịxã BaĐồn năm 2016)

Số liệuở bảng 2.3 cho thấy, phần lớn diện đất của thị xã BaĐồn chủ yếu được sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp. Năm 2016, tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm đến 69,85% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn thị xã, trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp và tập trung ở các xã vùng nam như Quảng Sơn, Quảng Trung, Quảng Tiên, Quảng Minh. Trong số11,34 nghìnha đất nơng nghiệp thì cóđến 6,5 nghìnha là đất lâm nghiệp, chiếm 57,27% tổng diện tích đất nơng nghiệp và chiếm 40,03% trong tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã. Riêng đối với đất sản xuất nông

nghiệp, phần lớn là diện tích đất trồng cây hàng năm (với 4.385 ha, chiếm 38,64% tổng diện tích đất nơng nghiệp và chiếm 27,02% tổng diện tích đất tựnhiên).

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Giao thơng: Các loại hìnhgiao thơngvận tải ở trên địa bàn thịxã BaĐồn khá đa dạng, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường sơng, trong đó đường bộ giữ vai trị quan trọng. Giao thơng đường bộ có Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 559 (chạy qua các xã Quảng Tân, Quảng Trung và Quảng Tiên đến xã Văn Hóa của huyện Tun Hóa). Giao thơng đường sắt có tuyến đường Bắc Nam, trong đó Ga Minh Lễ được xem là trạm trung chuyển lớnở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.Giao thơng đường thủy nội địa có các tuyến sơng Gianh, sơng Nan và sơng Son [35]. Sau khi được thành lập, thị xã Ba Đồn đã chú trọng đến việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thơng trọng điểm, có tính chất xung yếu, với tổng nguồn vốn đầu tư lên đến 1.060 tỷ đồng, với trên 100 cơng trình giao thơng được thi công (80 tuyến đường và 20 cầu cống các loại) [35]. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Ba Đồn có 173,6 km đường giao thơng được bê tơng hóa và láng nhựa và 25,9 km đường cấp phối.

* Năng lượng: Nguồn điện cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thịxã Ba Đồnđược sửdụng bằng điện lưới quốc gia thông qua các trạm biến áp trung và hạthế. Hiện nay, Công ty điện lực Quảng Bình đang đưa vào vận hành trạm biến áp 220kv Ba Đồn kết nối từ nhà máy nhiệt điện Vũng Áng – Hà Tĩnh, với tổng công suất đạt được 250MVA. Ðến nay 100% sốxã trong tỉnh đãcó điện lưới quốc gia [35].

* Bưu chính viễn thơng: Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thơng tỉnh Quảng Bình năm 2016, mạng lưới dịch vụ bưu điện ởthị xã Ba Đồn hiện nay gồm có 01 bưu điện trung tâm thị xã, 06 bưu điện văn hóa xã; 04 bưu cục; số thuê bao điện thoại và thuê bao Internet liên tục tăng, đến nay số thuê bao điện thoại bình qn 59,12 th bao/100 dân, có 100% xã phường có điện thoại cố định, đảm bảo cung cấp thông tin thông suốt trong nước và quốc tế.

* Hệ thống cơ sở vật chất trường học và y tế: Tính đến cuối năm 2016, tồn thị xã có 62 trường học, trong đó mẫu giáo và mầm noncó 18 trường, tiểu học 24 trường, trung học cơ sở 17 trường và THPT 3trường. Lĩnh vực y tế trên địa bàn thị xã tiếp tục được củng cố và ngày càng phát triển. Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, Trung tâm y tế thị xã, các trạm y tế xã, phường được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật khám chữa bệnh. Đặc biệt, nhằm đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa lĩnh vực y tế trên địa bàn, ngành y tế đã phối hợp

với các cấp, chính quyền địa phương huy động nguồn lực để đầu tư nâng cấp và xây dựng các trạm y tế xã, phường có nhà bị dột nát và xuống cấp; đồng thời mua sắm thêm trang thiết bị máy móc cho các trạm ytế nhằm phát huy hiệu quả cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Nhờ vậy, đến năm 2016, toàn thị xã có 11 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế

Trong thời kỳ 2014-2016, kinh tế thị xã Ba Đồn tăng trưởng cao và liên tục, bình quân mỗi năm tăng 16,62%. Tốc độ tăng cao nhất là ngành Cơng nghiệp - Xây dựng, bình quân hàng năm tăng21,70%, tiếp đến là Thương mại - Dịch vụ, bình quân hàng năm tăng 19,64% và cuối cùng là nhóm ngành Nơng, Lâm nghiệp và Thủy sản với tốc độ tăng bình quân hàng năm là6,41%.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành ở thị xã Ba Đồngiai đoạn 2014 – 2016 giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Theo ngành 2014 2015 2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Nông, LN và TS 1.119,72 28,38 1.178,89 26,72 1.185,17 24,98 2. Công nghiệp –XD 1.276,03 32,34 1.446,30 32,78 1.609,06 33,92

3. Thương mại –DV 1.549,99 39,28 1.786,93 40,50 1.949,80 41,10

Tổng cộng 3.945,74 100,00 4.412,12 100,00 4.744,03 100,00

(Nguồn: Niên giám thống kê thịxã BaĐồnnăm 2016)

Cơ cấu giá trịsản xuất của nền kinh tếthị xã BaĐồnđã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khu vực Nông, Lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng vềsốtuyệt đối nhưng tỷtrọng trong giá trị sản xuất đã giảm dần, khu vực Công nghiệp - Xây dựng vàThương mại - Dịch vụ tăng lên đáng kể. Năm 2016,tổng giá trị sản xuất của thị xã Ba Đồnđạt 4.744 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó nhóm ngành Thương mại - Dịch vụchiếm tỷtrọng cao nhất (41,10%); tiếp đến là nhóm ngành cơng nghiệp xây dựng (chiếm 33,92%) và cuối cùng là nhóm ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 24,98%).

2.2. Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sáchxã, phường tại thị xã Ba Đồn xã, phường tại thị xã Ba Đồn

2.2.1. Khái quát về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhànước trên địa bàn thị xã Ba Đồn nước trên địa bàn thị xã Ba Đồn

Trong giai đoạn 2014-2016, trên địa bàn tồn thị xã có 200 cơng trìnhđược đầu tư mới, với tổng mức đầu tư là 334.731 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn được huy

động từ ngân sách trung ương và Chương trình mục tiêu Nông thôn mới là 29.116 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh 124.514 triệu đồng, ngân sách thị xã là 87.848 triệu đồng, và ngân sách xã, phường là 93.253 triệu đồng. Nhìn chung tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2014, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước ở trên địa bàn thị xã Ba Đồn là 174,69 tỷ đồng thìđến năm 2016 đã giảm xuống cịn 75,56 tỷ đồng, tức giảm 56,75%.

Bảng 2.5. Tình hình vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN ở thị xã Ba Đồn giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng cộng

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Ngân sách TW 25,37 14,52 0,77 0,92 2,97 3,94 29,12 8,70 Ngân sách tỉnh 64,92 37,16 39,28 46,50 20,32 26,89 124,51 37,20 Ngân sách thịxã 35,94 20,57 23,69 28,05 28,22 37,34 87,85 26,24 Ngân sách xã, phường 48,46 27,74 20,73 24,54 24,06 31,84 93,25 27,86

Tổng cộng 174,69 100 84,48 100 75,56 100 334,73 100

(Nguồn: Phòng Tài chínhKếhoạch thịxã BaĐồn)

Vềsố lượng cơng trình thi cơng, năm 2014 có 23 cơng trình giao thơng với 55 tuyến đường, 232 cầu cống các loại, tổng chiều dài các tuyến đường 72.330m; 46 cơng trình xây dựng dân dụng. Năm 2015, đã thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tếkỹthuật được 58 cơng trình bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã, nguồn mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn hợp pháp khác với tổng mức đầu tư: 84,48 tỷ đồng. Trong đó: xây dựng dân dụng 37 cơng trình, giá trị 47,793 tỷ đồng; xây dựng cơng nghiệp 01 cơng trình, giá trị 281,9 triệu đồng; xây dựng giao thơng 20 cơng trình, giá trị 36,4 tỷ đồng. Đến năm 2016 đã thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tếkỹthuật 61 cơng trình, tổng mức đầu tư gần 75,56 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực xây dựng dân dụng và cơng nghiệp có 35 cơng trình, với tổng mức đầu tư là 32,52 tỷ đồng, lĩnh vực xây dựng giao thông 26 cơng trình với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 41,58 tỷ đồng.

Số liệuở bảng 2.6 phản ánh vốn đầu tư xây dựng cơ bản được sửdụng từngân sách xã, phường ở thị xã Ba Đồn trong giai đoạn 2014 – 2016. Tổng số dự án đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phườngđược thực hiện giai đoạn 2014-2016 là 134 dựán với tổng vốn đầu tư là 217.416 triệu đồng. Trong tổng số vốn ngân sách xã, phường được sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB thì có đến 29.116 triệu đồng được

cung cấp từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh là 60.039 triệu đồng, ngân sách thị xã là 35.008 triệu đồng, và ngân sách xã, phường là 93.253 triệu đồng. Trong đó, số dựán sử dụng 100% vốn ngân sách xã, phường là 34 dựán, với tổng mức đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản THUỘC NGUỒN vốn NGÂN SÁCH xã, PHƯỜNG tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)