Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tưXDCB thuộc nguồn vốn ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản THUỘC NGUỒN vốn NGÂN SÁCH xã, PHƯỜNG tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 48)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tưXDCB thuộc nguồn vốn ngân sách

ĐG2

Việc sử dụng vốn ngân sách xã, phường trong đầu tư XDCB

đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương

ĐG3 Nhìn chung cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồnvốn NS xã, phường được thựchiện có hiệu quả

(Nguồn: Tác giả đềxuất)

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngânsách xã, phường sách xã, phường

1.2.1. Hệ thống văn bản liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộcngân sách xã, phường ngân sách xã, phường

Văn bản Quc hi

Tính từthời điểm sau khi có luật xây dựng (26/11/2003), Quốc hội đã ban hành nhiều luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng như: Luật ngân sách, Luật đầu tư,

Luật đấu thầu, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật doanh nghiệp, Luật nhà ở, Luật bảo vệ môi trường, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật, Luật kinh doanh bất động sản, Luật phịng chống tham nhũng…

Ngồi ra, Quốc hội còn ban hành nhiều nghị quyết có liên quan như: Nghị quyết số 66/2006/QHXI ngày 29/06/2006 về dự án, cơng trình quan trọng quốc gia; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN hàng năm, Nghị quyết về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và các nghị quyết về các chương trình mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế…

Văn bản ca Chính phvà các B, Ngành liên quan

Để thực hiện các luật liên quan đến đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách thì Chính phủvà các Bộ, Ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn.

- Chính phủvà Thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều quyết định và nghị định như: Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2005; Nghị định số 112/2006/ NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2009; Chỉ thịsố1315/CT-TTg ngày 03 tháng 08 năm 2011.

- Bộ xây dựng ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn thi hành Luật xây dựng và các nghị định của Chính phủ như: Quyết định số 788/QĐ-BXD ngày 26 tháng 08 năm 2010; Thông tư số 02/ 2011/TT-BXD ngày 22 tháng 02 năm 2011…

- Bộ tài chính đã ban hành các thông tư để hướng dẫn đểthi hành Luật NSNN như: Thông tư 344/ 2016/T-BTC quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thịtrấn ban hành ngày 30/12/2016; Thông tư 28/2012/TT- BTC quy định vềquản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2012…

Cịn có nhiều văn bản của các Bộ, Ngành liên quan như Bộ kếhoạch và đầu tư, Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn… như Thông tư số 76/TC-ĐTPT ngày 01 tháng 11 năm 1997; Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm 2010…

Văn bản các địa phương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành nhiều chỉ thị và quyết định nhằm cụ thể hóa các quy định của trung ương cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Chính quyền địa phương và các cơ quan trực thuộc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề phân cấp, lập và thẩm định dự án quy hoạch; phân cấp

quản lý đầu tư ởcấp tỉnh, huyện, xã; vềquản lý chất lượng xây dựng nhàởcao tầng và cơng trình quy mơ lớn ở đô thị trên địa bàn địa phương mình quản lý; về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư…

Với số lượng lớn văn bản pháp luật này đã khiến cho các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Mặt khác do tính phức tạp của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản liên quan đến công tác quản lý của các ngành, các cấp, có tác động nhất định đến phát triển của kinh tế- xã hội, hoạt động của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân. Mặt khác các văn bản này còn chịu ảnh hưởng bởi năng lực, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của đội ngũ trực tiếp soạn thảo văn bản.

Các văn bản pháp luật liên quan đến XDCB còn chưa kịp thời, chồng chéo, không thống nhất và chưa phù hợp.

Từ hoạt động thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật về đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất về một số nội dung, khái niệm dẫn tới việc hiểu và áp dụng khác nhau.

Việc ra đời hàng loạt các văn bản quy định về đầu tư xây dựng cơng trình ở đủ mọi cấp, ngành cũng là một nguyên nhân trực tiếp gây nên sự chậm trễkhi tiến hành thủtục đầu tư.

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách nhànước ở một số nước trên thế giới và Việt Nam nước ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia lớn và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp phịng, chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB tại các dự án sử dụng NSNN và các nguồn khác của nhà nước. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được phân quyền theo 4 cấp ngân sách: Trung ương, tỉnh, thành phố và cấp huyện, xã. Theo đó, cấp có thẩm quyền quyết định việc phân bổ ngân sách của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình.

Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Việc thẩm định các dự án đầu tư được triển khai thực hiện ở tất cả các bước như: chủ trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và tổng dự tốn, đấu thầu… Đồng thời, đều thơng qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên.

Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan được giao kế hoạch vốn đầu tư thành lập (Cơ quan quản lý chuyên ngành). Thành viên Hội đồng thẩm định bao gồm các chun gia có chun mơn sâu thuộc lĩnh vực dự án yêu cầu, được lựa chọn theo hình thức rút thăm từ danh sách các chuyên gia được lập, quản lý ở từng cấp theo từng phân ngành. Các chuyên gia này được xác định là có trình độ chun mơn thích hợp, đáp ứng u cầu thẩm định của từng dự án cụ thể.

Trên thực tế, việc quản lý đầu tư công tại các dự án ở Trung Quốc vẫn cịn xảy ra tình trạng phát sinh chi phí vượt dự tốn. Đơn cử như dự án đường sắt Bắc Kinh- Thiên Tân Intercity đã tăng đến 75% chi phí. Ngun nhân cơ bản là vì ban đầu quy hoạch xây dựng đường sắt có vận tốc 200km/giờ sau đã được nâng cấp thành 350km/giờ.

Việc thay đổi quy hoạch xây dựng dự án đường sắt này đã dẫn tới làm tăng chi phí của dự án, công việc điều chỉnh dự án chưa thực sự hiệu quả. Cùng với đó, các hoạt động kiểm tra giám sát đánh giá định kỳ cũng chưa được triển khai để cập nhật tình hình dự án và diễn biến của giá nguyên vật liệu, nhân công...

Để giảm những rào cản hành chính cho đầu tư tư nhân, Trung Quốc cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với công tác lựa chọn dự án và đảm bảo đánh giá độc lập của thẩm định dự án và để xác định các tiêu chuẩn cụ thể.

Tuy nhiên, do hầu hết các dự án ở Trung Quốc đã chuyển sang chính quyền địa phương quản lý, mà ít phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách. Do đó, những văn bản hướng dẫn chỉ áp dụngcho các dự án được hỗ trợ từ ngân sách.

Brazil

Là nước coi đầu tư công là động lực cho tăng trưởng kinh tế, nên nước này đã có cách thức quản lý đầu tư công hữu hiệu. Theo đó, Brazil đã đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên để gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế nước này.

Trong giai đoạn 1985-1994, Brazil đã trải qua thời kỳ bất ổn tài chính và lạm phát phi mã.Điều này phản ánh đặc điểm quản lý đầu tư công ở nước này kém hiệu quả.

Để khắc phục vấn đề này, Brazil đã áp dụng biện phápthắt chặt tài chính, trong đó tập trung kiềm chế thâm hụt ngân sách nhà nước bằng cách kiềm chế các khoản đầu tư. Cùng với đó, Chính phủ Brazil đã tập trung vào danh mục đầu tư dự án cụ thể, sàng lọc và lựa chọn kỹ lưỡng chủ đầu tư dự án có đủ năng lực triển khai dự án, tránh gây thất thốt, lãng phí tài sản nhà nước.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Mt skinh nghim quản lý đầu tư xây dựng ca thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương có thành tích về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý vốn đầu tư XDCB, qua các tài liệu và tiếp cận thực tếcó các vấn đềnổi bật như sau:

Thứnhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa dưới các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân cơng, phân cấp. Hướng dẫn chi tiết vềtrình tựtriển khai đầu tư xây dựng từxin chủ trương và lựa chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thểmặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt dựán đầu tư; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổchức thi công; quản lý chất lượng trong thi cơng; thanh tốn vốn đầu tư; nghiệm thu bàn giao sửdụng; thanh toán, quyết tốn và bảo hành cơng trình… Gắn các bước trên là thủ tục và hồ sơ và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, giải quyết của các chủ thể trong hệ thống quản lý và vận hành vốn đầu tư. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết cơng việc của Nhà nước là một điểm nhấn quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán bộ.

Thứ hai, bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dựán gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này dựa vào các yếu tố:

- UBND thành phố đã ban hànhđược quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định rõ ràng và chi tiết rất phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục là bồi thường theo nguyên tắc “hài hịa lợi ích”. Cơ chế này được Hội đồng Nhân dân Thành phốban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này là khi nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch đểxây dựng hạtầng chỉnh trang đô thị đó làm tăng giá

đất ở khu vực lân cận. Do vậy, người được hưởng từnguồn lợi trực tiếp này do đầu tư trực tiếp của Nhà nước phải đóng góp một phần lợi ích đó cho Nhà nước.

- UBND thành phốrất coi trọng công tác tuyên truyền vận động thuyết phục để nhân dân giác ngộ vì lợi ích chung. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc, trước hết là Ủy ban mặt trận tổquốc các cấp cho đến các đoàn thể, hội phụnữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên… gắn với quy chế dân chủ cơ sở, thi đua khen thưởng, việc triển khai được thông qua kếhoạch và ký kết các chương trình. Tạo điều kiện nơi tái định cư thuận tiện và chi trảkinh phí kịp thời, hợp lý do vậy kết hợpđược cảlợi ích của nhân dân đồng thời phát huy giám sát cả cộng đồng trong triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độcủa Nhà nước đó đềra.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo chủ chốt, nhất là đối với các trường hợp phức tạp, điểm nóng trong triển khai dự án. Cá nhân đồng chí Chủtịch UBND thành phố đó từng đối thoại trực tiếp với từng người dân một cách thấu tìnhđạt lý để giải quyết vướng mắc cụ thể theo quy định của pháp luật và thực tế. Hình ảnh giải quyết cơng việc trực tiếp này được Đài truyền hình Việt Nam phát sóng đã phần nào tăng sức thuyết phục và được đánh giá cao ởcảhai khía cạnh tăng cường niềm tin của dân đối với Nhà nước, mặt khác có tác dụng nâng cao trách nhiệm cán bộ công chức dưới quyền trong việc trau dồi nghiệp vụvà phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc.

Mt skinh nghim qun lý vốn đầu tư của tnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ và có vị trí quan trọng đối với vùng này và đặc biệt đối với thủ đơ Hà Nội. Q trình phát triển của đất nước đã tạo cho Vĩnh Phúc có thêm những lợi thế mới: là một bộ phận cấu thành vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các khu công nghiệp Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn… Hành lang kinh tế Cơn Minh - Hà Nội - Hải Phịng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang Đường 18 ... với những cơ hội chủ yếu trên, những năm qua Vĩnh Phúc đã phát huy được nội lực, thu hút được đầu tư, sau 8 năm phát triển từ một tỉnh nông nghiệp đã nhanh chúng trở thành tỉnh công nghiệp (cơ cấu kinh tếCN-DV-NN năm 2015 là 62,1% -28,1% -9,8% [36]). NSNN từchỗ khó khăn tiến tới có nguồn thu lớn và chủ động. Qua tiếp cận thực tếvà các tài liệu báo cáo, Vĩnh Phúc có một số điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt cả việc quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN đồng thời với chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Tỉnh Vĩnh Phúc coi quản lý

sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là một nguồn vốn tiền đề, xúc tác tạo điều kiện để phát triển kinh tếxã hội. Việc quản lý nguồn vốn này theo một quy trình rất chặt chẽ vừa phân cấp đểtạo điều kiện cho cơ sở nhưng gắn với trách nhiệm cơ sởvà sự hướng dẫn của cấp trên. Mặt khác, vừa tập trung đểlàm một sốcơng trình hạtầng, đặc biệt là ưu tiên hạ tầng giao thông vận tải, coi đây là khâu đột phá. Tất cả các vốn có nguồn gốc NSNN đều phải được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét chuẩn y trước khi phân bổ, quyết định. Nhờ kế thừa những kinh nghiệm của quản lý thu hút đầu tư và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư NSNN nên hai việc này bổ sung cho nhau những kinh nghiệm quý và tạo nên những hiệu quả tương đồng trong công việc. Chẳng hạn, trong thu hút vốn đầu tư: Tỉnh luôn xác định quy hoạch đi trước, đền bù làm trước, làm tốt để ln có một quỹ đất đểdành; Tỉnh ln tạo thuận lợi đểthu hút và giữchân các nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản THUỘC NGUỒN vốn NGÂN SÁCH xã, PHƯỜNG tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)