Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 38 - 40)

2.1 Giới thiệu chung về Kinht ế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội tỉnh Lạng Sơn

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của Việt Nam; cách thủ

đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đơng bắc giáp Trung quốc, phía đơng nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ bắc; chiều đông – tây 106o06 - 107021’ kinh

đơng.

Địa hình: Địa hình LạngSơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và khơng có núi cao. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; Nơi thấp nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt biển. Hướng địa hình rất đa dạng và phức tạp: Hướng tây bắc – đông nam thể hiện ở máng trũng Thất Khê – Lộc Bình, trên đó có thung lũng các sơng Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã được lấp đầy trầm tích Đệ Tamvà Đệ Tứ, tạo thành các đồng bằng giữa núi có giá trị đối với ngành nơng nghiệp của tỉnh như Thất Khê, Na Dương, Bản Ngà; Hướng đông bắc – tây nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và phần lớn huyện Văn Lãng, hướng này cũng thấy ở núi đồi huyện Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh Lòa và Thạch Đạn); Hướng bắc – nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Tràng Định, Bình Gia và phần phía tây huyện Văn Lãng; Hướng tây – đông thể hiện ở hướng của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn

núi.

Đất đai: Theo thống kê (10/1995), diện tích đất tự nhiên là 818.725 ha, trong đó: đất

nơng nghiệp là 64.630,61 ha chiếm 7,59 %; đất lâm nghiệp có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng)là 172.635,01 ha chiếm 21,08 %; đất chuyên dùng là 10.787 ha, chiếm 1,33 %; đất ở là 4.611,48 ha, chiếm 0,56 %; đất chưa sử dụng và các loại đất khác là 565.969, 7 ha chiếm 69,13%. Đất đai Lạng Sơn được chia thành 7 vùng với 16 tiểu

vùng địa lý thổ nhưỡng gồm 43 loại đất khác nhau phù hợp với nhiều loại cây trồng

khác nhau.

Khoáng sản: Trong địa phận tỉnh Lạng Sơn, nhóm khống sản kim loại gồm có kim

loại đen (sắt, măng gan), kim loại màu (nhơm, péc mi sớm, quặng bơ xít, quặng alít, đồng, chì, kẽm, đa kim), kim loại quý (vàng) và kim loại hiếm (thiếc, mơlípđen, vananđi,thủy ngân); khống sản phi kim loại gồm có khống sản nhiên liệu (than nâu, than bùn); khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và áp điện (thạch anh kỹ thuật); khoáng sản dùng làm nguyên liệu và phân bón; khống sản dùng làm vật liệu xây dựng.

Khí hậu: Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 – 220C, có tháng lạnh nhất có thể giảm xuống 50

C, có lúc 00 C hoặc dưới 00 C. Nằm ở phần cực bắc của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21019’ và 22027’ vĩ bắc, và giữa 1060 06’ và 107021’

kinh đơng nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ phong phú, cho phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở; tuy nhiên Lạng Sơn lại nằm ở cửa ngõ đón gió mùa mùa đơng, nơi có gió mùa cực đới đến sớm nhất và kết thúc muộn nhất ở miền Bắc nước ta nên có mùa đơng lạnh.

Độ ẩm trung bình năm của khơng khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 – 85%, thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm tương đối giữa các vùng và giữa các độ cao trong tỉnh.

Lượng mưa:Lạng Sơn nằm ở khu vực Đơng Bắc, ít mưa của vùng khí hậu miền Bắc; lượng mưa trung bình năm là 1.200 – 1.600 mm. Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng Sơn có Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm) là những trung tâm khô hạn của miền Bắc.

Sơng ngịi: Chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng đất dốc thuộc khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng lưới sơng ngịi khá phong phú. Mật độ mạng lưới sông ở đây dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2 km/km2. So với mật độ sơng suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km2thì mật độ sơng suối của Lạng Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá dày. Lạng Sơn có 5 sơng chính độc lập, đó là sơng Kỳ

Cùng, Sơng Thương, Sông Lục Nam, sông Tiên Yên- Ba Chẽ (hay Nậm Luổi – Đồng

Quy) và sông Nà Lang./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)