Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 55)

2.3 Đánh giá kết quả, tồn tại, hạn chế ứng dụng Công nghệ thông tin tỉnh Lạng

2.3.1 Những kết quả đã đạt được

Nhìn chung việc sử dụng, ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, cung cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp đã được các đơn vịứng dụng, sử dụng có hiệu quả. Từng bước hiện đại hóa nền hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả xử lý cơng vụ:

100% Sở, Ban, ngành, UBND các huyện và thành phố có mạng LAN, trong đó 6 đơn

vị có mạng WAN. 100% Sở, Ban, ngành, UBND các huyện và thành phố có Trang

thơng tin điện tử tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đường cáp quang đã được Chính phủ triển khai đến 11/11 huyện, thành phố và 216/226 xã, phường, thị

trấn.

Tỷ lệ cán bộđược cấp hộp thư điện tửđạt 80% trong đó có khoảng 60% thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử phục vụ công tác chun mơn. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai tới 11/11 UBND huyện, thành phố với 02 điểm cầu trung tâm tại Văn phòng UBND tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông.

Các hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử, Thư điện tử, Hội nghị truyền hình trực tuyến, Văn phịng điện tử được duy trì hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả thiết thực. Các đơn vịđã được cấp hộp thư điện tử công vụđể tiếp nhận tài liệu, chuyển hồ sơ, tài liệu trình các kỳ họp của UBND tỉnh. Tỉnh đã giao nhiệm vụ cho cơ quan

chuyên môn nghiên cứu phương án sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng vào phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo tính tức thời, thơng suốt, an tồn, an ninh thơng tin trong hoạt động lưu thông văn bản trên môi

trường mạng.

Công tác ứng dụng và phát triển CNTT trong nội bộcác cơ quan quản lý nhà nước đã

có sự chuyển biến tích cực, hiệu quả. Hệ thống Văn phịng điện tử (eOffice) đã được triển khai đến 33/33 cơ quan, đơn vị và được liên thông với nhau. Một số huyện đã

triển khai hệ thống Văn phòng điện tửđến cấp xã, phường, thị trấn phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Hoạt động khai thác, duy trì các ứng dụng đã triển khai đặc biệt là hệ thống văn phòng điện tử đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho các cơ quan: tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp trên môi trường mạng máy tính, thuận tiện cho cán bộ, chuyên viên trong quá trình tác nghiệp, tốc độ xử lý ngày càng được nâng cao, cơng tác lưu

trữ, tìm kiếm văn bản dễ dàng, nhanh chóng, giảm bớt cơng sức lao động, tiết kiệm chi

phí văn phịng phẩm. Mặt khác giúp cho lãnh đạo cơ quan quản lý, giám sát toàn bộ

q trình xử lý cơng việc của cán bộ, chun viên, hỗ trợ tích cực trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị.

Hệ thống tiếp nhận và trả kết quả “một cửa” đã được triển khai tại 11 cơ quan, đơn vị,

đã góp phần quan trọng trong cơng tác cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn

vị. Tuy nhiên hiệu quảứng dụng cịn hạn chế.

Cơng tác đảm bảo an toàn, an ninh thơng tin và duy trì sự hoạt động ổn định của Trang/Cổng thông tin điện tử của tỉnh được quan tâm chú trọng; Cập nhật đầy đủ và kịp thời thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các thông tin khác theo quy

định, đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin của người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay đã có 31/31 đơn vị đã ban hành Quy chế hoạt động của Trang thông tin điện tử; Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử và Quy trình đưa thơng tin lên Trang thông tin điện tử

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được triển khai tích cực, nhiều thông tin, văn bản được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh (địa chỉ:

www.langson.gov.vn), Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn và Báo Lạng Sơn đều

đã được tích hợp trên Cổng thơng tin điện tử của tỉnh.

Đảm bảo cung cấp 90% dịch vụ hành chính cơng mức độ 2. Duy trì 14 dịch vụ công mức độ 3 đã xây dựng trên trang thông tin Dịch vụ công thuộc Cổng thông tin điện tử

phục vụcho người dân và doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp sử dụng thuận tiện các dịch vụhành chính cơng đã được cung cấp. Tiếp tục triển khai

Dự án ứng dụng CNTT trong công tác tiếp nhận, xử lý và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cho các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh và công tác tư pháp, hộ

tịch, cung cấp thông tin về kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ tại tuyến xã.

Nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước còn hạn chế về số lượng và chất

lượng. Tỷ lệ cán bộ, công chức qua đào tạo về nghiệp vụ CNTT cịn thấp khoảng 20-

30% có trình độ từcao đẳng CNTT trở lên.

2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế

Mặc dù đạt được một số kết quảđáng ghi nhận trong việc ứng dụng CNTT trong các

cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Lạng Sơn, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cơ bản như sau:

Về nhận thức

Một bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh một cách tồn diện, trong đó cải cách hành chính là lĩnh vực tiêu biểu. Do đó, q trình

triển khai cịn thiếu đồng bộ, có nơi ứng dụng cịn mang tính hình thức, đối phó, cán bộlãnh đạo chưa thực sựquan tâm đến ứng dụng CNTT.

Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện… tuy cơ bản đã hiểu rõ vai trị vơ cùng quan trọng của CNTT-TT nhưng trong triển khai vẫn lúng túng trong việc lựa chọn phương án đầu tư, bố trí nguồn lực phát triển một cách hiệu quả, phần lớn vẫn ở trạng thái tự phát, nhỏ lẻ, cần việc gì thì ứng dụng CNTT cho việc đó, chưa tiến hành một cách bài bản, chuyên nghiệp, chủđộng ứng dụng CNTT để tiết kiệm chi phí, quảng bá, tăng khảnăng quản lý, làm gia tăng lợi nhuận…

Về thủ tục hành chính

Đề án 30 về cải cách hành chính của Tỉnh đã đang được triển khai giai đoạn 3 (Đơn

giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước), nhưng đến nay việc cải cách hành chính vẫn chưa thực sự đồng bộ, thủ tục hành chính cịn rườm rà, trùng

chéo, chưa quy định rõ được sự liên thơng thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị, sức ỳ của bộ máy hành chính các cấp còn lớn, việc tuyên truyền để tổ chức, cơng dân

biết, tìm hiểu, giao dịch cịn hạn chế. Điều này đã làm trở ngại cho việc triển khai ứng dụng CNTT để hiện đại hóa nền hành chính đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới vẫn là một thách thức lớn.

Về nguồn nhân lực

Để triển khai thành cơng Chính quyền điện tử ngồi nguồn nhân lực để quản lý, vận hành các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước thì nguồn nhân lực ứng dụng là rất quan trọng. Tỷ lệ sử dụng, khai thác các dịch vụ trực tuyến của người dân, doanh nghiệp nhiều hay không tương ứng với sự thành cơng của Chính quyền điện tử.

Nguồn nhân lực CNTT của tỉnh Lạng Sơn nói chung cịn thiếu về sốlượng, hạn chế về

chất lượng; đặc biệt là thiếu cán bộ lãnh đạo CNTT và cán bộ quản lý CNTT có chun mơn cao. Nhân lực CNTT làm việc trong các cơ quan nhà nước vẫn chưa được

hưởng các chếđộđãi ngộ phù hợp.

Với gần 80% là dân số thiểu số, người dân tộc, giao thơng cịn khó khăn. Cơng tác tập huấn nghiệp vụ về ứng dụng CNTT cho lãnh đạo và cán bộ, công chức chưa được quan tâm tổ chức thực hiện, chủ yếu do cán bộ phụ trách CNTT của đơn vị tự hướng dẫn là chính.

Đội ngũ cán bộ quản trị mạng của các đơn vị hầu hết là kiêm nhiệm và hay thay đổi; công tác đào tạo chuyên sâu chưa được nhiều, dẫn tới việc duy trì hoạt động ứng dụng và hỗ trợ cán bộ cơng chức trong q trình sử dụng gặp nhiều khó khăn.

Về kinh phí đầu tư

Chi phí cho hoạt động CNTT của các cơ quan nhà nước vẫn ở mức thấp, đặc biệt là

đối với các huyện, do vậy việc đầu tư ứng dụng CNTT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu. Đặc biệt là các CSDL nền tảng như dân cư, doanh nghiệp, y tế, giáo dục,

lao động - việc làm, CSDL nền GIS, các ứng dụng chun ngành mang tính hệ thống, liên thơng giữa các cấp, ứng dụng GIS, hệ thống mô phỏng phục vụ cho vận trù và tối

ưu hóa,... chưa đủkinh phí để phát triển hồn thiện.

hệ thống xác thực điện tử để xác nhận tính chính xác của hồ sơ điện tử và khó khăn

trong việc thực hiện thanh toán qua mạng đối với người dân, doanh nghiệp.

Về hạ tầng kỹ thuật

Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của tỉnh chưa được thiết lập, mọi kết nối trao đổi thông tin đều thông qua môi trường Internet. Hệ thống mạng cục bộ của các cơ quan, đơn vị được đầu tư xây dựng từ giai đoạn 2001-2005, cấu hình máy chủ thấp, dung lượng lưu trữ ít dẫn tới quá tải, xử lý chậm và đã có hỏng hóc tại một số đơn vị. Khá nhiều máy trạm đã lỗi thời không thể nâng cấp, sửa chữa. Việc đầu tư thay thế rất hạn chế, do kinh phí chủ yếu lấy từ nguồn chi thường xuyên.

Tại các xã, phường, thị trấn việc đầu tư mua sắm máy tính rất hạn chế, việc triển khai kết nối đến cấp xã cịn nhiều khó khăn. Mặc dù đã được Nhà nước đầu tư đường truyền cáp quang, cáp đồng, nhưng thiết bị đầu cuối chưa có nên khơng thể sử dụng. Hiện tại chủ yếu dùng đường truyền Internet ADSL và 3G.

Về cơ chế chính sách

Chưa có chế độ chính sách riêng đối với cán bộ có trình độ chun mơn về lĩnh vực CNTT dẫn đến rất khó để thủ hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong cơ quan nhà nước; Một số cơ chế chính sách đặc thù quy định sử dụng, vận hành các hệ

thống thông tin dùng chung, đặc biệt là việc ứng dụng Hệ thống quản lý văn bản và

Điều hành, Một cửa điện tử; các chính sách, quy chế bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo TCVN ISO/IEC 9001:2015 chưa được triển khai một các triệt đểcũng đã gây những ảnh hưởng không tốt đến tiến trình triển khai các ứng dụng CNTT, vấn đềđảm bảo an ninh an tồn thơng tin.

Kết luận chương 2

Trong việc triển khai những ứng dụng CNTT tại Lạng Sơn vẫn đang đứng trước những

khó khăn, thách thức như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức, của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế; thủ tục hành chính rườm rà; nguồn nhân lực cho phát triển CNTT cịn yếu; kinh phí đầu tư cho CNTT thấp; cơ chế chính sách chưa thu hút. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn, địi hỏi Chính quyền tỉnh Lạng Sơn cần phải có những định hướng phát triển CNTT trong thời kỳ mới đảm tính kế thừa, tận dụng những thành tựu, kết quảđã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh, song cần có những

đột phá trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong tương lai và phù hợp với chủ trương của Đảng, của Chính phủ về phát triển

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển KT XH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

Căn cứ vào Quyết định số 545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/5/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm

2020, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơnnhư sau:

3.1.1 Phương hướng

1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.

2. Phát huy nội lực kết hợp với thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cân đối, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và với các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn

- Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phấn đấu từng bước trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế này.

3. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, trước hết là tập trung xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng để tạo ra sự đột phá về tăng trưởng trong khu vực, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng khác và tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.

4. Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Giữ vững

chủ quyền biên giới quốc gia.

3.1.2 Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân; bảo vệ mơi trường sinh thái; có nền quốc phịng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh.Cụ thể:

Về kinh tế

Đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 10%; GDP bình quân đầu người đạt 1.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 34% - 24% - 42%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 43 - 44 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9 - 10%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28% - 28% - 44%; tổng vốn đầu tư tồn xã hội đạt 64 - 66 nghìn tỷ đồng.

Về xã hội

Tốc độ tăng dân số cả giai đoạn 2011 - 2020 là 0,72%; mức giảm sinh hàng năm khoảng 0,2‰; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2 - 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 55)