Các nguyên tắc xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 67 - 72)

3.2 Định hướng Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

3.2.3 Các nguyên tắc xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh Lạng Sơn

Kiến trúc chính quyền điện tử Lạng Sơn được xem như là một công cụ dùng để căn chỉnh giữa những mục tiêu đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, những mục tiêu điều hành quản lý với nguồn lực của tỉnh bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực con người. Một trong những bước cần phải được tiến hành để có được một kiến trúc tổng thể là phải lựa chọn ra một kiến trúc thích hợp. Tất cả các thành phần trong kiến trúc chính quyền điện tử phải có sự tương tác và kết nối phù hợp với nhau. Đây là điều hết sức quan trọng để tạo ra một Kiến trúc tổng thể thích hợp. Việc lưa chọn khung tổng thể cần phải phù hợp với Lạng Sơndựa trên những tầm nhìn, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Tỉnh. Điều này sẽ được cụ thể bởi những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.

Những thành phần về cung cấp dịch vụ cơng trong chính quyền điện tử Lạng Sơnphải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên triển khai, khơng xây dựng đồng loạt, tránh tình trạng trăm hoa đua nở, phải quy hoạch, xây dựng lộ trình cung cấp các dịch vụ cơng cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện giảm thiểu chi phí về thời gian và tiền bạc

của người dân. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, khơng nhất thiết Sở nào cũng phải đầu tư cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, trong trường hợp những dịch vụ cơng có số lượng hồ sơ đăng kí ít và khơng phải là những thủ tục đầu vào cho những dịch vụ khác thì sẽ quy hoạch đầu tư ở phiên bản chính phủ điện tử sau.

Nguyên tắc 2: Phải được triển khai ở 3 cấp hành chính của Lạng Sơn.

Cấu trúc hành chính của một tỉnh là cấu trúc quản lý ở 3 cấp: tỉnh/huyện/xã. Do đó, những ứng dụng dùng chung, cơ sở dữ liệu dùng chung trong chính quyền điện tử của tỉnh đều phải được cung cấp tới từng đơn vị ở 3 cấp trong tỉnh. Hiệu năng của các ứng dụng đó phải đảm bảo cung cấp được cho cán bộ toàn tỉnh sử dụng.

Các Sở tùy theo chức năng quản lý của mình đang phát triển các ứng dụng CNTT để phục vụ công tác nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, những ứng dụng nghiệp vụ nào liên quan tới các cấp hành chính bên dưới thì cần phải mở rộng các chức năng để các cấp hành chính ở Huyện hoặc phường/xã cùng tham gia tương tác sử dụng. Ví dụ như Công an tỉnh xây dựng CSDL dân cư thì việc cập nhật thơng tin phải được diễn ra tại cấp hành chính thấp nhất; Sở tư pháp hệ thống quản lý hộ tịch; Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (Sở Kế hoạch và Đầu tư) v.v.

Các Huyện đang tập trung vào xây dựng cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp và hỗ trợ ứng dụng CNTT-TT cho các xã/ phường. Việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở UBND các cấp. Nhưng nhiều dịch vụ cơng phải cần có ý kiến của các Sở chuyên ngành.

Do vậy các ứng dụng về nghiệp vụ cần sự liên thông 3 cấp hành chính để cung cấp các dịch vụ cơng cho người dân. Do vậy kiến trúc chính quyền điện tử phải đưa ra các định hướng và hướng dẫn cho các ứng dụng CNTT-TT, các tiêu chuẩn kết nối, các CSDL dùng chung để các quy trình nghiệp vụ liên thơng vận hành được. Mặt khác, kiến trúc chính quyền điện tử phải đảm bảo khơng giới hạn các đơn vị phát huy được các sáng kiến của mình.

Cơ chế hành chính quản lý 3 cấp là khơng thay đổi được nhưng các thành phần trong kiến trúc chính quyền điện tử cần phải đáp ứng phù hợp với cơ chế đó, mặt khác phải

giúp nâng cao hiệu năng và hiệu quả vận hành các quy trình nghiệp vụ.

Nguyên tắc 3: Phải đảm bảo cho việc tích hợp liên thơng giữa các đơn vị trong tỉnh.

Tất các các nhóm dịch vụ cơng trực tuyến phân tích ở mục IV.2 trong kiến trúc chính quyền điện tử Lạng Sơn đều có quy trình nghiệp vụ liên quan đến rất nhiều cấp đơn vị trong tỉnh. Hầu hết sự liên thông nhiều là giữa cấp huyện và xã. Đó là do các Huyện thường bao cấp luôn sự phát triển CNTT của các phường xã; Huyện có thể tích hợp các quy trình nghiệp vụ bên trong một dự án CNTT duy nhất. Tuy nhiên vấn đề trở nên khó khăn khi tích hợp giữa các lĩnh vực hành chính, ví dụ như giữa các Sở, giữa các Sở và Huyện. Vấn đề này sẽ phải được giải quyết trong xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử này. Việc hỗ trợ tích hợp liên thơng giữa các đơn vị sẽ trở thành một vấn đề then chốt cho kiến trúc chính quyền điện tử và phải được xem xét trong q trình xây dựng của chính quyền điện tử Lạng Sơn.

Nguyên tắc 4: Phải thúc đẩy chia sẻ tài nguyên chung giữa các đơn vị trong tỉnh.

Như là một yêu cầu cơ bản, kiến trúc cơ sở cần phải cung cấp một cơ chế để thúc đẩy chia sẻ các tài ngun chung. Có 2 khía cạnh của vấn đề chia sẻ tài nguyên. Một là tài nguyên kiến trúc chung được xây dựng trên kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh lặp đi lặp lại, nó được bao gồm trong các thành phần cơ sở. Tài nguyên chung này phải được chia sẻ giữa các đơn vị để xây dựng thành phần cục bộ của họ. Một loại tài nguyên chung khác đó là tài nguyên liên quan đến các quy trình nghiệp vụ. Một ví dụ điển

hình là những cơ sở dữ liệu được sử dụng nhiều bởi các đơn vị cơ sở, các thành phần ứng dụng/ dịch vụ mà mỗi đơn vị đã xây dựng để hỗ trợ cho quy trình nghiệp vụ của mình. Chia sẻ các cơ sơ dữ liệu giữa các đơn vị là một yêu cầu quan trọng để hỗ trợ cho việc tích hợp liên thơng giữa các đơn vị. Hiện nay có cả hàng trăm cơ sở dữ liệu được nằm rải rác ở các đơn vị, các cấp. Những cơ sở dữ liệu phải được chia sẻ. Cơ chế chia sẻ dữ liệu là yêu cầu tối thiểu cho việc hỗ trợ chia sẻ tài nguyên từ kiến trúc chính quyền điện tử Lạng Sơn.

Nguyên tắc 5: Phải đảm bảo tính kế thừa dữ liệu.

tự, mỗi hệ thống khi xây dựng cần phải được tính tốn tỉ mỉ về các mối quan hệ ràng buộc với các thành phần khác trong kiến trúc, nếu dịch vụ cơng nào cần trích rút dữ liệu từ cơ sở dữ liệu dịch vụ cơng khác thì khơng cần thiết phải xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu riêng biệt mà tất cả các dữ liệu đó phải được lấy từ cơ sở dữ liệu từ các kết quả dịch vụ cơng có liên quan tới đầu vào của dịch vụ cơng đó. Ví dụ dịch vụ thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, khi xây dựng hệ thống này các dữ liệu về đăng ký kinh doanh cần phải được trích rút từ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của tỉnh, cá nhân hệ thống này khôngcần phải xây dựng một kho lưu trữ dữ liệu về doanh nghiệp riêng cho hệ thống nữa.

Nguyên tắc 6: Phải đảm bảo kết nối được giữa các ứng dụng nghiệp vụ dịch vụ công

với các ứng dụng nội bộ trong tỉnh.

Các hệ thống này cần phải có giao thức trao đổi dữ liệu và tích hợp với nhau. Ví dụ khi Ủy ban nhân Huyện thực hiện việc cấp phép xây dựng: trong quy trình nghiệp vụ có hệ thống chuyển đổi văn bản nội bộ của hệ thống đó, từ khi tiếp nhận hồ sơ tới khi kiểm tra, thẩm định hồ sơ thì theo một chu trình khép kín của hệ thống cung cấp dịch vụ cơng đó, tuy nhiên khi trình ký ở lãnh đạo Huyện thì hệ thống cần phải tích hợp với hệ thống văn bản quản lý điều hành đề trình ký và việc trao đổi văn bản này lại theo quy trình của hệ thống văn bản quản lý điều hành.

Nguyên tắc 7: Phải xây dựng sự đồng thuận và sự cộng tác giữa các đơn vị trong

Tỉnh.

Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong tỉnh cho thấy hầu hết các đơn vị cơ sở đang đầu tư cho các dự án CNTT ở mức đơn lẻ. Ở hồn cảnh này thật khó có một đơn vị nào nghĩ về một điều gì đó có thể đem lại cái lợi ích chiến lược cho họ, Tỉnh hiếm khi có một chiến lược hiệu quả nào liên quan đến việc hợp tác liên thông. Khái niệm một đơn vị cơ sở này hợp tác với một đơn vị cơ sở khác là rất yếu giữa các đơn vị. Vấn đề này sẽ là một điểm tắc nghẽn khi chúng ta xem xét rằng mức độ đầu tư sẽ không được cải thiện một cách đáng kể trong một thời gian ngắn.

Việc xây dựng sự đồng thuận bắt đầu từ các đơn vị tham gia chia sẻ đề xuất giá trị trong q trình phát triển chính phủ điện tử của mình. Điều này trở thành một trong

những yêu cầu quan trọng của chính quyền điện tử Lạng Sơn. Các thành phần trong kiến trúc cần phải cung cấp các quan điểm phù hợp và các khía cạnh của các nhiệm vụ cũng như đề xuất giá trị cho tất cả các đơn vị tham giavới một nền tảng khác nhau để họ có thể được động viên và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung.

Nguyên tắc 8: Phải phù hợp với cơ chế quản lý điều hành CNTT-TT của Tỉnh.

Mơ hình quản lý chỉ đạo CNTT-TT của Tỉnh đã được hình thành và đang ngày càng hồn thiện. Sở TTTT là cơ quan thực thi chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược, định hướng phát triển, xây dựng các chương trình mục tiêu. thẩm định vốn đầu tư, kiểm toán việc triển khai các dự án, đánh giá hiệu quả và thúc đẩy cơ chế chính sách hỗ trợthực hiện. Đây chính là vai trị của Sở TTTT Lạng Sơn. Công tác xây dựng và quản lý kiến trúc CPĐT là một trong nhiệm vụ cần được bổ xung cho Sở TTTT để nâng cao năng lực của mình trong việc xây dựng Chính quyền điện tử Lạng Sơn.

Khi lựa chọn kiến trúc CQĐT và xây dựng CQĐT, việc thành lập một cơ quan bảo trì CQĐT là quan trọng nhất và sống còn. Tổ chức này phải phù hợp với mơ hình quản lý

CNTT-TT của Tỉnh và phải khả thi với Tỉnh.

CQĐT là một bản thiết kế chi tiết, sẽ được sử dụng cho kế hoạch đầu tư, từ bản thiết kế này nhiều dự án sẽ được các đơn vị lập kế hoạch tạo ra, bao gồm các đơn vị trực thuộc; và thậm chí sẽ có cả đơn vị triển khai có liên quan. Sẽ dễ dàng hơn cho việc lập kế hoạch và triển khai, nếu cấu trúc kiến trúc có thể phù hợp với Cấu trúc Quản lý.

Nói chung, Lạng Sơn có cấu trúc quản lý CNTT-TT 3 cấp, cụ thể là Sở, Huyện và xã/phường. Sở được định hướng vào nghiệp vụ, trong khi huyện, xã/phường được định hướng theo quản lý hành chính nhiều hơn. Các huyện và cấp dưới của nó cũng cần sự hỗ trợvề chức năng nghiệp vụ từ các Sở, nếu tính chất của các quy trình nghiệp vụ yêu cầu đáp ứng.

Để đảm bảo kiến trúc CQĐT hỗ trợ cấu trúc quản lý hành chính 3 cấp này thì trong q trình thiết kế kiến trúc CQĐT cần phải tính yếu tố trên.

Sự thiếu hụt cán bộ CNTT-TT chất lượng cao là một vấn đề rất cần chú ý đối với Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)