Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 40 - 42)

2.1 Giới thiệu chung về Kinht ế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội tỉnh Lạng Sơn

2.1.2 Điều kiện kinh tế

Dân số, lao động việc làm:Theo kết quả tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn năm 2016 của Cục Thống kê tỉnh, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 768

nghìn người.Trong đó nam là 385 nghìn người, chiếm 50,14% tổng dân số cả tỉnh; nữ

là 383 nghìn người chiếm 49,86%. Dân số khu vực thành thị 151,905 nghìn người chiếm 19,7 % tổng dân số; dân số khu vực nông thơn 616,766 nghìn người chiếm

80,23%.

Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2016 là 502,6 nghìn người; trong đó lao động nam chiếm 50,16%, nữ chiếm 49,84%. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26,22%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 20,33 %; khu vực dịch vụ chiếm 53,45%.

Các ngành và địa phương đã triển khai nhiều chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và cung cấp lao động cho các khu vực công nghiệp.

Giao thông vận tải:Lạng Sơn là một trong các tỉnh miền núi phía bắc có mạng lưới giao thơng phân bố tương đối đều có thể sử dụng cả đường sắt, đường bộ và đường thủy.

- Đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội đến Đồng Đăng - Lạng Sơn và cửa khẩu biên giới Việt Trung với chiều dài 165 km là một trong những lợi thế của Lạng Sơn.

- Đường bộ Lạng Sơn phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài là 2.828 km, mật độ 0,35km/km2, trong đó có các quốc lộ: 1A (nối Lạng Sơn – Hà Nội 154 km); 1B (Đồng Đăng – Thái Nguyên 105 km, chạy qua các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, nối tiếp với Bắc Cạn và thành phố Thái Nguyên), 4A (Lạng Sơn – Cao

Bằng 66 km qua huyện Văn Lãng, Tràng Định nối với Cao Bằng); 4B (dài 80 km nối Lạng Sơn với Quảng Ninh qua huyện biên giới Đình Lập, Lộc Bình); Quốc lộ 31

(Đình Lập – Bắc Giang dài 61 km); quốc lộ 279 (Bình Gia – Thái Nguyên dài 55 km).

Các đường tỉnh lộ dài 1.350 km và đường huyện dài 974 km. Đường bộ Lạng Sơn đã tới được tất cả các thị trấn huyện lỵ, cửa khẩu, chợ biên giới và 226 xã, phường của tỉnh.

- Đường thủy: Một số đoạn của sơng Kỳ Cùng, từ khu vực Lộc Bình qua thành phố tới Văn Lãng và Tràng Định. Khối lượng vận chuyển hàng hóa cịn nhỏ.

Thủy lợi và cấp nước :Thủy lợi ở Lạng Sơn là một trong những ngành được quan tâm sớm và được đầu tư khá nhiều vốn, nhằm phát triển các cơng trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tổng số các cơng trình đã xây dựng là 3.170 trong đó có 34 cơng trình hồ đập nước lớn từ 100ha trở lên. Tổng năng lực cơng trình có thể tưới cho 38.838 ha. Các cơng trình thủy lợi phục vụ được nhiều nhất cho vụ mùa

22.927 ha.

Hệ thống điện:Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi những năm vừa qua đã cố gắng vượt bậc trong việc kéo lưới điện quốc gia tới tất cả 11 huyện, thị trong tỉnh, tới các cửa khẩu và chợ đường biên. Đến nay Lạng Sơn đã có hệ thống lưới điện phân bố rộng khắp và tương đối đồng bộ từ 110KV đến 35KV và 10 KV. Tổng chiều dài lưới điện đã có 451,6 km. Tổng dung lượng điện cung cấp cho cả tỉnh là 27.000 KVA. Sản lượng điện thương phẩm tăng nhanh qua từng năm.

Mạng lưới thông tin liên lạc:Mạng lưới thông tin liên lạc là một trong những lĩnh vực sớm được đầu tư, đổi mới với tốc độ phát triển nhanh, đồng bộ và hiện đại. Các cơng trình xây dựng, lắp đặt thiết bị xong đã được đưa ngay vào khai thác, sử dụng có hiệuquả, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Mạng viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 11/11 huyện, thành phố, 100% xã, các cửa khẩu tỷ lệ sử dụng đạt 12,6 điện thoại cố định/100 dân. Mạng bưu cục của tỉnh được tổ chức chặt chẽ, nên cơng văn, thư tín, điện tín hàng ngày vẫn đến tận các bản làng vùng cao. Hệ thống phát thanh, truyền hình được đầu tư xây dựng.

Các cơng trình phục vụ dân sinh:Các cơng sở ở khu vực thành phố, thị trấn, huyện lỵ được đầu tư xây dựng khẩn trương với việc sửa sang, quy hoạch, hệ thống đường sá,

cấp nước... Hệ thống trường học, bệnh viện, các khu vui chơi, giải trí cơng cộng được đầu tư xây dựng mới toàn bộ; được cải tạo và nâng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng chính quyền điện tử tỉnh lạng sơn giai đoàn 2017 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)