6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Ch
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Ch
Chi nhánh Lạng Sơn
2.2.1.1. Các văn bản nghiệp vụ đang áp dụng tại LPB Lạng Sơn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Lạng Sơn là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, hoạt động tín dụng cũng như kinh doanh của chi nhánh phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Chi nhánh phải chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hồn trả nợ để cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Hiện nay, Chi nhánh Lạng Sơnđang áp dụng các văn bản nghiệp vụ tín dụng sau:
Quy định của NHNN Việt Nam
- Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số 1627/2005/QĐ - NHNN ngày 03/02/2005 của thống đốc Ngân hàngnhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN
- Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ úng về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng
Quy định của LienVietPostBank
- Hệ thống xếp hạng của Lienvietpostbank: Ngay từ khi mới thành lập Ngân hàng đã
xây dựng được hệ thống xếp hạng các cá nhân, doanh nghiệp để từ đó làm cơng cụ hỗ trợ cho việc thẩm định khách hàng vay vốn. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Lienvietpostbank chạy tự động dựa trên việc nhập trường thông tin của cá nhân, doanh nghiệp, các thơng tin định tính và định lượng tình hình tài chính của khách hàng từ đó sẽ xếp hạng tương ứng khách hàng và có những biện pháp đối xử phù hợp.
- Chính sách về cấp tín dụng: Quy trình về nghiệp vụ cho vay với khách hàng số
4178A/2017/QT-Lienvietpostbank ngày 10/04/2017 → quy định một cách thống nhất
trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng, áp dụng trên toàn hệ thống của Ngân hàng để các chi nhánh có cùng một cách làm thống nhất
- Chính sách về tài sản đảm bảo: Quy định số 890/2016/QĐ-LienVietBank ngày
05/02/2016 của Tổng giám đốc về việc thẩm định tài sản bảo đảm. Quy định này
hướng dẫn và quy định chi tiết về việc bảo đảm tiền vay đối với các nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Nhìn chung, do là ngân hàng ra đời muộn nên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
luôn chủ động học hỏi, tham khảo kinh nghiệm các ngân hàng ra đời trước đó, đã có
bề dày kinh nghiệm hoạt độngtrên thị trường. Theo ý kiến chủ quan của tác giả thì các quy trình, quy định của ngân hàng về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cơng tác tín dụng. Các quy định, quy trình về cho vay, về đảm bảo tiền vay nêu rất chi tiết, cụ thể các cơng việc, trình tự thực hiện nên rất dễ dàng cho CVKH nắm bắt được
thơng tin và thực hiện.
2.2.1.2. Quy trình cấp tín dụng tại LPB Lạng Sơn
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mơ tả cơng việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp
cho ngân hàng Nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
- Tiếp xúc khách hàng và lập hồ sơ vay vốn
Căn cứ theo nhu cầu vay vốn của khách hàng, CVKH tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ đề nghị vay vốn theo quy định. CVKH thực hiện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Khách hàng, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ Tài sản bảo đảm và Hồ sơ khác phục vụ cho việc thẩm định khoản vay. Đây là bước đầu tiên của quy trình tín dụng và cũng rất quan trọng vì nó là cơ sở để thực hiện các bước sau là phân tích và quyết định cho vay. Tùy theo mục đích vay vốn và sản phẩm
cho vay mà CVKH sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thơng tin u cầu
khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
+ Thông tin về năng lực pháp lý của khách hàng
+ Thơng tin về phương án, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của khách hàng
+ Thơng tin về tài sản đảm bảo của khoản vay
Đây là khâu đầu tiên và qua những thông tin ban đầu tiếp xúc với khách hàng CVKH có thể nhận định được khoản vay có đủ các điều kiện đáp ứng để cho vay hay không và chuyển sang bước thẩm định hồ sơ tín dụng
- Thẩm định hồ sơ tín dụng
Sau khi đã tiếp xúc và lập hồ sơ vay vốn của khách hàng, CVKH bắt đầu thẩm định hồ sơ tín dụng, xác định khả năng của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hồn trả nợ vay. Mục tiêu là tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho
ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp
giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng; phân tích tính chân thực của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong giai đoạn tiếp xúc, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Thẩm định thông tin tại hồ sơ khách hàng, tại địa chỉ của khách hàng (Trụ sở chính, địa điểm sản xuất kinh doanh,…), thông tin về tài sản đảm bảo và bên thứ ba trong trường hợp khoản vay bảo lãnh bằng tài sản bên thứ ba. Thông tin tra cứu CIC về Khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng của Khách hàng, TSBĐ của Khách hàng và các thông tin tương tự đối với người đồng trách nhiệm. Thơng tin về chính sách tín dụng mà các TCTD khác đang áp dụng với Khách hàng. Thông tin về thị trường/ngành nghề kinh doanh của Khách hàng thông qua các cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, các phương tiện truyền thông. Thông tin người nộp thuế trên trang mạng của Tổng cục Thuế. Thông tin, hồ sơ khác phục vụ cho việc ra quyết định cho vay. Bước thẩm định hồ sơ tín dụng rất quan trọng vì nó quyết định món vay có được phê duyệt hoặc bị từ chối.
- Phê duyệt tín dụng
Phê duyệt tín dụng tùy thuộc vào số tiền vay vốn, mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo mà có các cấp phê duyệt khác nhau. Ban tín dụng chi nhánh Lạng Sơnđược quyền phê duyệt món vay hạn mức là 3 tỷ đồng, những món vay vượt quá số tiền trên sẽ được chuyển lên Phòng Tái thẩm định Hội sở và được trình lên cấp cao hơn tùy thuộc vào quy mơ vốn tín dụng lớn hay nhỏ. Hội đồng tín dụng thường phán quyết những món vay có quy mơ lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng và những món vay có quy mô nhỏ thường được giao cho chi nhánh phụ trách thẩm định và phán quyết.Đây là sự phân cấp phán quyết hầu hết ngân hàng nào cũng áp dụng để Nâng cao chất lượng cho vay món vay, thẩm định kỹ hơn và tránh rủi ro cho chi nhánh cũng như ngân hàng nói chung.
- Giải ngân
Sau khi khách hàng có đề nghị giải ngân, CVKH kiểm tra tính xác thực của hồ sơ giải ngân chuyển sang bộ phận GSHĐhạch toán và chuyển tiền cho khách hàng. Giải ngân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
CVKH chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên vốn vay của Khách hàng. Chuyên viên Giám sát hoạt động có trách nhiệm phối hợp
cùng CVKH thực hiện công việc này. Việc kiểm tra Khách hàng phải được lập thành
biên bản theo quy định của Quy trình này. Và được thực hiện tại nơi cư trú, trụ sở, nơi sản xuất, kinh doanh, nơi sử dụng vốn vay của Khách hàng; kết hợp cùng với việc kiểm tra các giao dịch tài khoản của Khách hàng, Hồ sơ Khách hàng, các nguồn thông tin khác. Kiểm tra định kỳ: Định kỳ tối đa 03 tháng/lần đối với khoản vay ngắn hạn, 06 tháng/lần đối với khoản vay trung dài hạn hoặc theo thông báo phê duyệt cụ thể,
CVKH có trách nhiệm phối hợp với Chuyên viên Giám sát hoạt động kiểm tra, giám
sát khoản vay sau khi giải ngân. CVKH phối hợp với Chuyên viên Giám sát hoạt động trong việc thực hiện nhắc nợ Khách hàng đảm bảo việc trả nợ đúng hạn, đồng thời tránh gây phiền nhiễu cho Khách hàng. Thực tế đang tồn tại thực trạng việc giám sát sau giải ngân không được CVKH chi nhánh Lạng Sơn coi trọng, chỉ làm các biên bản kiểm tra nhằm đối phó với kiểm tốn và thanh tra NHNN, khơng tới tận nơi trụ sở nhà máy của khách hàng để kiểm tra thực tế kho hàng, tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những biện pháp khắc phục kịp thời nâng cao được chất lượng tín dụng.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ sau vay
Khoản cho vay được tự động thanh lý khi Khách hàng hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thanh tốn nợ, gốc, lãi, phí và các nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Hợp đồng tín dụng và các văn bản pháp lý liên quan khác. Phòng Giám sát hoạt độngquản lý và lưu trữ Hồ sơ cho vay theo quy định của Ngân hàng.
2.2.1.3. Hoạt động tín dụng tại LPB Lạng Sơn
Cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo loại tiền thì dư nợ là bằng VND. do địa bàn tỉnh miền núi nên các khơng có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nên khơng có dư nợ bằng USD chi nhánh. Cho vay bằng đồng nội tệ sẽ giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá cho ngân hàng. Các khách hàng có dư nợ bằng USD chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu vay để mở L/C cho lô hàng nhập nên dễ dàng cho việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn và có mua bảo hiểm cho lô hàng nhập nên rủi ro ở đây là rất thấp.
Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Đơn vịtính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 141.841 80,20 223.983 72,78 270.058 77,01 Trung hạn 35.004 19,80 83.173 27,02 77.467 22,09 Dài hạn 0 0 595 0,20 3.110 0,90 Tổng 176.845 100 307.751 100 350.635 100
Nguồn: (Báo cáo thường niên LienVietPostBank, 2016)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ở bảng trên có thể nhận thấy rõ cơ cấu dư nợ tín dụng tại
chi nhánh Lạng Sơn. Cơ cấu dư nợ chia ra làm 3 loại kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn trong đó dư nợ ngắn hạn ln chiếm một tỷ trọng chủ yếu xấp xỉ tỷ lệ trên dưới 80% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
Đv tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Dư nợ bằng VND 176 307 350
Dư nợ bằng USD quy đổi 0 0 0
Tổng 176 307 350
+ Dư nợ tín dụng ngắn hạn từ năm 2014 - 2016 liên tục tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối (141.841 triệu đồng năm 2014 chiếm 80,20% tổng dư nợ tín dụng
lên 270.058 triệu đồng năm 2016 chiếm 77,01% tổng dư nợ tín dụng) chứng tỏ chi
nhánh Lạng Sơnđã chú trọng công tác marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở
rộng tìm kiếm khách hàng mới. Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an tồn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch. Cho vay ngắn hạn chủ yếu là vay hạn mức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho vay ngắn hạn thường ít rủi ro hơn do thời gian vay vốn ngắn, tình hình kinh doanh ít biến động, dễ kiểm sốt tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động từ ngắn hạn cũng dồi dào hơn nguồn vốn huy động từ trung, dài hạn. Tuy nhiên rủi ro thấp đi đôi với lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay ngắn hạn sẽ thấp hơn cho vay trung, dài hạn do lãi suất rẻ hơn.
+ Dư nợ trung, dài hạn các nămthường chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ, và có xu hướng tăng lên. Năm 2016, dư nợ trung dài hạn là 77.467 triệu đồng chiếm khoảng
22,09% so với tổng dư nợ do Chi nhánh có sản phẩm vay mới ưu đãi với đối tượng
khách hàng vay vốn là các cán bộ Công chức viên chức và lực lượng vũ trang, còn lại là dư nợ của các cá nhân có nhu cầu vay mua, sửa chữa nhà ở. Dư nợ dài hạn chỉ chủ yếu tập trung khoảng 5 khách hàng vay vốn mua nhà kỳ hạn dài nhất là 10 năm.Tỷlệ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm và tỷ lệ cho vay dài hạn tăng lên. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã biết nâng cao khả năng tìm kiếm các dự án đầu tư dài hạn có hiệu quả cao, tập trung khai thác các doanh nghiệp có dự án có phương án tài chính minh bạch, phương án kinh doanh khả thi để cho vay nhằm mang lại nguồn lợi nhuận cao và ổn định cho chi nhánh. Để đảm bảo an tồn nguồn vốn thanh tốn, thu được lợi nhuận tối đa trong hoạt động tín dụng, chi nhánh cần lập và theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh sử dụng vốn theo thời gian phù hợp, cân đối với thời gian của nguồn vốn huy động được
Thơng qua việc xem xét cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế để thấy được tỷ trọng cho vay cho Ngân hàng đối với thành phần kinh tế nào chiếm vị trí chủ đạo, từ đó đánh giá được xu hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể chất lượng tín dụng của chi nhánh. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh khá đa dạng.
+ Tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp tổng dư nợ là thấp và tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây, trong năm 2014 tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm
16,49% trên tổng dư nợ thì đến năm 2016 dư nợ của các doanh nghiệp tỷ trọng
29,47% trên tổng dư nợ. Các doanh nghiệp được ngân hàng đầu tư đa phần là các