Một số kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh lạng sơn (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Lạng Sơn

2.1.2. Một số kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu

Bưu điện Liên Việt

Đến thời điểm 31/12/2016 tổng tài sản của Lienvietpostbank đạt 142.020 tỷ đồng, tăng gần 1,3 lần so với thời điểm năm 2015. Sau 8 năm thành lập, tổng tài sản của Lienvietpostbank đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt vào nhóm các ngân hàng có mức tổng tài sản cao. Đến nay, Lienvietpostbank sẵn sàng bứt phá để trở thành ngân hàng trong top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam.

Vào năm hoạt động đầu tiên 2008, vốn chủ sở hữu của Lienvietpostbank chỉ ở mức 3.447 tỷ đồng. Trải qua 8 năm hoạt động, vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng lên 8.331 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 6.460 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh cùng với phát triển quy mô tổng tài sản đã chứng tỏ sự tăng trưởng nhanh và liên tục của Lienvietpostbank. Bảng 2.2: Bảng các chỉ tiêu cơ bản Đv tính : (%) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tỷ lệ LNST/TTS bình quân (ROA) 0,46 0,32 0,77 Tỷ lệ LNST/VCSH bình quân (ROE) 5,93 4,33 13,13 Tỷ lệ chi trả cổ tức(%/năm) 6 8 10

Nguồn : (Báo cáo thường niên LienVietPostBank, 2016)

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đv tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng tài sản 100.802 107.587 142.020 Vốn chủ sở hữu 7.852 8.065 8.331 Trong đó: Vốn điều lệ 6.460 6.460 6.460 Tổng huy động vốn 77.820 80.723 110.985 Tổng dư nợ tín dụng 46.399 61.352 87.650

Lợi nhuận trước thuế 535 422 1.387

Lợi nhuận sau thuế 466 350 1.094

Bảng 2.2chứng tỏ hoạt động kinh doanh ấn tượng của ngân hàng. Chỉ tiêu ROA (Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình qn) có xu hướng giảm do tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Chỉ tiêu ROE đạt những con số ấn tượng tại thời điểm năm 2016. Do quá trình phát triển nhanh, tìm kiếmmở rộng thị trường nên hoạt động quản trị rủi ro vẫn đang trong quá trình được ngân hàng xây dựng, hồn thiện dần về mặt chính sách.

2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Chi nhánh Lạng Sơn

Ngày 28/03/2008 Ngân hàng Liên Việt ra đời thì đến ngày 02/10/2010, Ngân hàng Liên Việt – chi nhánh Lạng Sơn được chính thức khai trương tại địa chỉ số 01 đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơn và bắt đầu đi vào hoạt động cung cấp đầy đủ các dịch vụ kinh doanh ngân hàng như huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh tốn, ngoại hối và ngân quỹ. Chi nhánh Lạng Sơn là một trong những chi nhánh ra đời sớmcùng với sự thành lập của Ngân hàng Liên Việt trong năm 2008.

2.1.4. Mơ hình cơ cấu tổ chức và quản lý của LPB Lạng Sơn

- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Lạng Sơn - Địa chỉ: Số 01 đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơn

- Các Phòng giao dịch trực thuộc:

+ Phòng giao dịch Hữu Lũng

+ Phịng giao dịch Lộc Bình

+ Phịng giao dịch Bắc Sơn

Cơ cấu tổ chức:Tính đến thời điểm hiện tại Chi nhánh có 3 phịng nghiệp vụ, chun

mơn tại chi nhánh, bao gồm: Phòng khách hàng, Phòng Giám sát hoạt động, Phòng kế

tốn ngân quỹ. Mơ hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh như sau:

 Nhiệm vụ chức năng các phòng ban

- Ban giám đốc: Bao gồmGiám đốc và các Phó giám đốc

+ Giám đốc: Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của Chi nhánh đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, thu từ huy động vốn, thu từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; tăng trưởng huy động vốn dân cư, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng thơng qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên để đảm bảo lợi nhuận tương xứng với những rủi ro có thể xảy ra, Nâng cao uy tín, ảnh hưởng của LienVietPostBank trên địa bàn.

+ Phó Giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện lập kế hoạch hoạt động, kinh doanh, quản lý, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh, trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tại chi nhánh, quản lý và phát triển nhân viên.

- Phòng khách hàng : Thực hiện các chức năngtiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; Phát triển thị trường trên địa bàn được giao và phát triển cơ sở khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các khách hàng cá nhân; Thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việtvà quy định của Pháp luật

- Phòng Giám sát hoạt động : Gồm hai bộ phận là tổ giám sát tín dụng và tổ hành chính nhân sự

+ Giám sát tín dụng: thực hiện hỗ trợ, giám sát quản lý hồ sơ tín dụng và thực hiện giải ngân cho khách hàng

+ Hành chính nhân sự: Tổ chức thực hiện cơng tác kế hoạch tổng hợp và quản lý hành

chính - nhân sự tại Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Liên Việt

- Phịng kế tốn- ngân quỹ : Thực hiện quản lý tài chính, thực hiện hạch tốn kế tốn tại phịng giao dịch; Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, cơng tác thanh tốn, huy động và thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ…theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt;

2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của LPB Lạng Sơntrong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng hoạt động tín dụng

Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng, vận động nhịp nhàng với nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế của đất nước, hệ thống Ngân hàng cũng chuyển

mình cho phù hợp với sự đổi mới đó, kiềmchế lạm phát, ổn định lưu lượng tiền, đóng

góp tích cực cho việc phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Về địa bàn hoạt động kinh doanh của chi nhánh:Trụ sở củachi nhánh đặt tại Số 01 đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơnnằm trên hai mặt đường chính của thành phố Lạng Sơn là đường Tam Thanh và đường Trần Đăng Ninh đây là nơi tập trung khá nhiều các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Lạng Sơnlà một trong những địa bàn có tốc độ tăng trưởngkinh tế cịn thấp so với cả nước. Vì thế, nhu cầu vốn nói chung và nhu cầu vay vốn Ngân hàng nói riêng của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cũng không cao cộng thêm các Ngân hàng Thương mại mở mới trên địa bàn tăng nhiều trong mấy năm Điều này là một yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của chi nhánh khi muốn mở rộng, tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó mức sống và thu nhập của người dân trên địa bànthành phốLạng Sơn và các huyện là tương đối thấp so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Tuy nhiên ngoài yếu tố khó khănthì cũng có những thuận lợi do địa bàn Lạng Sơn gần Trung Quốc có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắtĐồng Đăngvà cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có 4 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (HuyệnLộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (HuyệnVăn Lãng), Cốc Nam (HuyệnCao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới vớiTrung Quốc người dân có cơ hội giao thoa buôn bán.

- Cán bộ ngân hàng: Thời điểmngân hàng mới thành lập nhân sự tuyển dụng hầu hết cũng là nhân viên của nhiều ngân hàng luân chuyển sang, đa phần là tuổi cịn rất trẻ nên có lịng nhiệt huyết, rất năng động, say mê với công việc. Đội ngũ Chuyên viên

khách hàng được chi nhánh tuyển dụng đều có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tín dụng và

có trình độ đại học trở lên, vì vậy rất dễ dàng cho việc học hỏi kiến thức và đào tạo

bộ chuyên sâu và nâng cao hơn nữa trình độ, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ chi

nhánh. Đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế.

2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của LPB Lạng Sơn

Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Đv : tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng tài sản 1.162 1.573 1.889 Nguồn vốn huy động 375 451 670 Tổng dư nợ 176 307 350 Tỷ lệ nợ xấu 0,25 0,31 0,1

Lợi nhuân trước thuế 3,4 5,2 9,4

Nguồn: (Báo cáo thường niên LienVietPostBank, 2016)

Tổng tài sản của chi nhánh tăng trưởng qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016. Thời điểm 31/12/2016 tổng tài sản là 1.889 tỷ đồng.

Về hoạt động huy động vốn : Trong những năm qua, chi nhánh ln nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các biện pháp huy động vốn hiệu quả. Nằm trên địa bàn có nhiều NHTM cùng hoạt động nên các NHTM cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn. Là chi nhánh mới thành lập nên chi nhánh Lạng Sơn luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng việc đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị quảng cáo trên các tờ rơi, banno quảng cáo, cử cán bộ xuống tận địa bàn, thâm nhập các tổ chức để phân tích cho khách hàng thấy được những tiện ích khi đến giao dịch tại chi nhánh. Ngân hàng luôn chủ động trong việc đào tạo đội ngũ giao dịch, là bộ mặt trực tiếp của ngân hàng khi khách hàng đến gửi tiền, tạo ra dịch vụ thân thiện, tiện ích, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, giao chỉ tiêu huy động đến từng cánbộ và có mức đãi ngộ xứng đáng với những cán bộ có hiệu quả kinh doanh cao, nhờ vậy mà nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng trưởng mạnh góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Từ năm 2012 – 2016 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng nhanh. Vốn huy động chủ yếu từ khách hàng là các tổ chức kinh tế và dân cư, nguồn vốn huy động năm 2016 là 670 tỷ đồng, tăng 178,66% so với năm 2014. Thời gian vừa qua công tác huy động vốn ở các NHTM nói chung là rất khó khăn, do lãi suất giảm mạnh, nên nhu

cầu gửi tiền tiết kiệm của dân cư theo đó cũng giảm. Chi nhánh thường xuyên chỉ đạo chú trọng xây dựng văn hóa giao dịch với khách hàng, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, phát động nhiều cuộc thi đua huy động vốn, bằng các biện pháp tiếp thị

khách hàng mới, phát triển khách hàng truyền thống bằng biện pháp áp dụng lãi suất

linh hoạt và hợp lý, tặng quà trong các chương trình khuyến mại,… đảm bảo các thao tác thực hiện nhanh, chính xác và an tồn cho khách hàng.

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay củaNgân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Lạng Sơn Chi nhánh Lạng Sơn

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

Chi nhánh Lạng Sơn

2.2.1.1. Các văn bản nghiệp vụ đang áp dụng tại LPB Lạng Sơn

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Lạng Sơn là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, hoạt động tín dụng cũng như kinh doanh của chi nhánh phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Chi nhánh phải chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hồn trả nợ để cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Hiện nay, Chi nhánh Lạng Sơnđang áp dụng các văn bản nghiệp vụ tín dụng sau:

Quy định của NHNN Việt Nam

- Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số 1627/2005/QĐ - NHNN ngày 03/02/2005 của thống đốc Ngân hàngnhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN

- Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ úng về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng

Quy định của LienVietPostBank

- Hệ thống xếp hạng của Lienvietpostbank: Ngay từ khi mới thành lập Ngân hàng đã

xây dựng được hệ thống xếp hạng các cá nhân, doanh nghiệp để từ đó làm cơng cụ hỗ trợ cho việc thẩm định khách hàng vay vốn. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Lienvietpostbank chạy tự động dựa trên việc nhập trường thông tin của cá nhân, doanh nghiệp, các thơng tin định tính và định lượng tình hình tài chính của khách hàng từ đó sẽ xếp hạng tương ứng khách hàng và có những biện pháp đối xử phù hợp.

- Chính sách về cấp tín dụng: Quy trình về nghiệp vụ cho vay với khách hàng số

4178A/2017/QT-Lienvietpostbank ngày 10/04/2017 → quy định một cách thống nhất

trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng, áp dụng trên toàn hệ thống của Ngân hàng để các chi nhánh có cùng một cách làm thống nhất

- Chính sách về tài sản đảm bảo: Quy định số 890/2016/QĐ-LienVietBank ngày

05/02/2016 của Tổng giám đốc về việc thẩm định tài sản bảo đảm. Quy định này

hướng dẫn và quy định chi tiết về việc bảo đảm tiền vay đối với các nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Nhìn chung, do là ngân hàng ra đời muộn nên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

luôn chủ động học hỏi, tham khảo kinh nghiệm các ngân hàng ra đời trước đó, đã có

bề dày kinh nghiệm hoạt độngtrên thị trường. Theo ý kiến chủ quan của tác giả thì các quy trình, quy định của ngân hàng về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cơng tác tín dụng. Các quy định, quy trình về cho vay, về đảm bảo tiền vay nêu rất chi tiết, cụ thể các cơng việc, trình tự thực hiện nên rất dễ dàng cho CVKH nắm bắt được

thơng tin và thực hiện.

2.2.1.2. Quy trình cấp tín dụng tại LPB Lạng Sơn

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mơ tả cơng việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp

cho ngân hàng Nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

- Tiếp xúc khách hàng và lập hồ sơ vay vốn

Căn cứ theo nhu cầu vay vốn của khách hàng, CVKH tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ đề nghị vay vốn theo quy định. CVKH thực hiện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Khách hàng, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ Tài sản bảo đảm và Hồ sơ khác phục vụ cho việc thẩm định khoản vay. Đây là bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh lạng sơn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)