Nhân tố ngoài Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh lạng sơn (Trang 43 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại

1.3.2. Nhân tố ngoài Ngân hàng Thương mại

1.3.2.1 Nhân tố từ phía khách hàng

- Năng lực của khách hàng

Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo ngân hàng cụ thể,

song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp

pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm. Rõ ràng khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khi cho vay thì ngân hàng, nguồn trả nợ của ngân hàng mong muốn là lợi nhuận từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có năng lực quản lý và tình hình tài chính lành mạnh.

- Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế tốn thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu khách hàng sử

dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ gây rủi ro cho ngân hàng trong việc quản lý vốn vay.

1.3.2.2. Nhân tố khách quan khác

- Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trị của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nơng nghiệp, thuỷ sản, hải sản.Vì vậy khi mơi trường tự nhiên khơng thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Để Nâng cao chất lượng cho vay, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng thương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

- Môi trường kinh tế

Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do mơi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực cịn lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi

là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao.

- Mơi trường chính trị, xã hội

Các chính sách của nhà nước, mơi trường chính trị xã hội ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này khơng ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại. Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một mơi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.

Sự ổn định của mơi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu mơi trường này ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư , nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro , khi đó nhu cầu tín dụng củng giảm mạnh.

Kết luận chương I

Với những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới đang tăng cao, vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại đang và ngày càng trở nên cấp thiết…Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997- 1998, và cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng tồn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước phải tái cơ

cấu sát nhập. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cho vay ở các nước trên thế giới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới. Tín dụng ngân hàng có vai trị hết sức to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị và xã hội. Việc củng cố và Nâng cao chất lượng cho vay là điều thực sự cần thiết và vơ cùng quan trọng vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của mỗi NHTM. Nhưng thực tế cho thấy chất lượng tín dụng ngân hàng vẫn cịn nhiều vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ.

Trong điều kiện hiện nay để có thể hội nhậpvới nền kinh tế thế giới thì việc tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới là sự cần thiết để Nâng cao chất lượng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh lạng sơn (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)