Khái niệm chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh lạng sơn (Trang 30 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại hàng hoá nào sản xuất ra cũng phải là những hàng hố mang tính cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là mọi loại hàng hố sản xuất ra đều phải có chất lượng. Chất lượng của bất kỳ một loại hàng hoá nào cũng đều được thể hiện bằng giá trị sử dụng của nó. Muốn tạo ra được những loại hàng hố mang giá trị sử dụng cao thì địi hỏi người sản xuất ra chúng phải trả lời được 3 câu hỏi quan trọng. Đó là: sản xuất ra cái gì ? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Và các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lượng là sự phù hợp mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hố nào đó" hay "Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng".

Từ những nhận xét như vậy, có thể hiểu chất lượng tín dụng Ngân hàng là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển ngân hàng và mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng, giá cả và lượng hàng hoá là ba chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức mạnh và khả năng của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm là điều tất yếu. Các nhà kinh tế nói đến chất lượng bằng nhiều cách: Chất lượng là "Sự phù hợp với mục đích và sử dụng", là" một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường" hay chất lượng là "năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng". Với cách đề cập như vậy, thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

Tại Việt Nam còn tồn tại một số quan điểm khác nhau về dịch vụ ngân hàng.

Quan điểm thứ nhất: Các hoạt động sinh lời của NHTM ngoài hoạt động cho vay thì

được gọi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này tách riêng hoạt động tín dụng với mọi hoạt động khác. Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường tài chính hiện nay cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hóa, phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động phi tín dụng

Quan điểm thứ hai: Tất cả các hoạt động kinh doanh của một NHTM đều được coi là

hoạt động dịch vụ. Ngân hàng là loại hình kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Quan niệm này phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, trong phân tổ các ngành kinh tế của Tổng cục thống kê Việt Nam, NH là ngành được phân tổ trong lĩnh vực dịch vụ. Quan niệm thứ hai coi hoạt động kinh doanh của NHTM là một nghề cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chính chất lượng của mỗi dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng đó đem lại hiệu quả kinh doanh cho NHTM. Cũng như các sản phẩm, dịch vụ khác cung ứng trên thị trường, để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cần có những chỉ tiêu nhất định cả về định tính và định lượng.

- Sự thỏa mãn hài lịng của khách hàng là quan trọng nhất: Dịch vụ do NH cung ứng cho khách hàng, nếu dịch vụ hoàn hảo, có chất lượng tốt thì sẽ được khách hàng sử dụng lâu dài, gắn bó

- Sự hồn hảo của dịch vụ: Nó được hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng

- Quy mô và tỷ trọng lợi nhuận thu được từ dịch vụ không ngừng tăng lên: Ngân hàng

luôn phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để cung ứng cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng, phù hợp với mọi loại đối tượng. Bên cạnh đó cũng không ngừng nâng cao chất lượng của các loại dịch vụ …

NHTM cung cấp dịch vụ tín dụng cho KH, như vậy có thể nói chất lượng tín dụng cũng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. Nói cụ thể hơn, chất lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được khách hàng sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội. Như vậy khi đánh giá chất lượng tín dụng khơng được đánh giá một cách phiến diện mà phải nhìn tổng quan trên nhiều phương diện. Quan điểm về chất lượng tín dụng được nhiều tác giả nghiên cứu, đánh giá ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau và chất lượng tín dụng được đánh giá trên 3 phương diện như sau:

Đối với khách hàng:Khách hàng là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng vì nó là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu của họ là tối đa hố giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hố giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Chính vì thế với khách hàng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, cái họ quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, quy mô, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt và ngược lại. Do đó, theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là: Sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng về khoản tín dụng trên các phương diện, lãi suất, quymơ, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ...

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Thơng qua các khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp cho các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, các hoạt động như tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển theo chiều sâu...sẽ được tiến hành và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy, đứng trên quan điểm của xã hội để đánh giá chất lượng tín dụng thì chất lượng tín dụng là: sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của ngân hàng đem lại. Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hố, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế, góp phần xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, hiệu quả và ổn định.

Đối với Ngân hàng thương mại: Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế Ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh làm sao để đem lại càng nhiều thu nhập cho chủ sở hữu thì càng tốt. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an tồn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại. Như vậy CLTD là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hoạt động tín dụng của NHTM trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. CLTD thể hiện năng lực quản lý của hoạt động tín dụng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng về khả năng sinh lời, mức độ hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn về vốn phù hợp với quy định của pháp luật. Luận văn chủ yếu tiếp cận trên phương diện của NHTM.

Như vậy, chất lượng tín dụng ngân hàng là một khái niệm hồn tồn tương đối, nó vừa cụ thể (thể hiện qua chỉ tiêu có thể tính tốn được: kết quả kinh doanh của ngân hàng, nợ quá hạn... ) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế qua các ảnh hưởng hai chiều... ). Chất lượng tín dụng cịn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan (khả năng, trình độ quản lý của Chuyên viên khách hàng) và khách quan (sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển nền kinh tế, sự thay đổi giá cả thị trường). Luận văn của tác giả tiếp cận trên phương diện NHTM thực hiện hoạt động tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển của NH và kinh tế xã hội của đất nước, đạt được mụctiêu kinh doanh trong từng thời kỳ. Vì vậy, có thể hiểu khái niệm chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi

của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi và thể hiện sức mạnh của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh để tồn tại nhằm hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh lạng sơn (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)