3.1.1 Định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông Việt Nam
Chiến lược phát triển Giao thông nơng thơn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tường Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg, ngày 25/02/2013, với những nội dung chủ yếu sau:
Quan điểm phát triển 3.1.1.1
Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng hạ tầng kinh tế xã hội. Vì vậy, cần được ưu tiên đầu tư phát triển, để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và góp phần bảo đảm quốc phịng, an
ninh.
Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lý, đồng bộ và bền vững trong một quy hoạch thống nhất có phân cơng, phân cấp và hợp tác, liên kết giữa các phương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt và có hiệu quả.
Tập trung nguồn lực để xây dựng, nâng cấp một số tuyến có nhu cầu vận tải lớn, cơ bản đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường bộ hiện có; xây dựng một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, các trục cao tốc trọng yếu theo quy hoạch được duyệt; coi trọng cơng tác quản lý, bảo trì để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thơng hiện có.
Phát triển hệ thống đường bộ đảm bảo tính kết nối với hệ thống đường bộ các nước khu vực để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.
Nhanh chóng phát triển giao thơng vận tải xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phát triển giao thơng tĩnh và giao thông tiếp cận cho người khuyết tật; kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đơ thị.
Phát triển giao thông vận tải địa phương đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp - nông thôn, gắn kết được mạng giao thông vận tải địa phương với mạng giao thơng quốc gia, tạo sự liên hồn, thơng suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào các
lĩnh vực tư vấn, xây dựng, khai thác giao thông vận tải đường bộ với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển Ngành.
Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển; người sử dụng có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đảm bảo hành lang an tồn giao thơng; việc bảo vệ cơng trình giao thơng và bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các
ngành, tồn xã hội và của mỗi người dân..
Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 3.1.1.2
Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1; xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng; nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên; đầu tư đường ven biển, đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt. Các tuyến đường đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực; phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị. Triển khai thực hiện “Quỹ bảo trì đường bộ” để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho cơng tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Phấn đấu dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình qn
Ưu tiên phát triển đường giao thơng nơng thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thơn xóm tối thiểu 50%.
Tầm nhìn đến năm 2030 3.1.1.3
Hồn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai.
3.1.2 Định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông tỉnh Lạng Sơn
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ- UBND, ngày 29/8/2011 với những nội dung chủ yếu sau:
Quan điểm phát triển 3.1.2.1
Với quan điểm “Kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước”, nhất là giao thông vận tải là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo liên kết với vùng và cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, góp phần xố đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố an ninh quốc phịng trên địa bàn.
Phát triển giao thơng bền vững, nâng cao chất lượng khai thác, coi trọng công tác quản lý, bảo trì; cải tạo, nâng cấp các cơng trình hiện có, các cơng trình làm mới xem xét hiệu quả kinh tế, kỹ thuật; đầu tư dứt điểm, không dàn trải; chú trọng phát triển giao thông nông thôn. Phát triển vận tải theo hướng đảm bảo chi phí hợp lý, an tồn và giảm thiểu tác động môi trường. Đi đôi với chú trọng quản lý, bảo trì để khai thác tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông giao thông; đẩy mạnh phân cấp quản lý đường bộ gắn với trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác hệ thống cơng trình giao thơng.
Phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, vận tải, công nghiệp giao thông vận tải theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, liên hồn, đảm bảo giao thơng thơng suốt và thuận lợi; đẩy mạnh xã hội hoá các loại hình hoạt động dịch vụ vận tải; phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại.
Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ, các chương trình, dự án đầu tư của trung ương;
đồng thời tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thơng vận tải dưới nhiều hình thức; đặc biệt tập trung đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, các tuyến quốc lộ, hạ tầng giao thông Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, khu vực cửa khẩu, hệ thống đường tuần tra biên giới và giao thông nông thôn.
Ưu tiên cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu phát huy hiệu quả các cơ sơ công nghiệp GTVT hiện có trên địa bàn.
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác giao thông vận tải đường bộ với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển ngành.
Giành quỹ đất hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng GTVT. Và đảm bảo hành lang an tồn giao thơng. Quy hoạch sử dụng đất cho cơ sở hạ tầng GTVT, cần có sự thống nhất và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các huyện và địa phương trong tỉnh. Việc bảo vệ cơng trình giao thơng và bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành, tồn xã hội và mỗi người dân
Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020 3.1.2.2
Tập trung đầu tư đưa vào cấp kỹ thuật kết cấu hạ tầng giao thơng hiện có; xây dựng mới các cơng trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; mở mới một số tuyến đường phục vụ cho xố đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng; thực hiện thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn mới đối với các cơng trình xây
dựng mới đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao tải trọng, có xét đến yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
Xây dựng hoàn thành đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; Các tuyến đường quốc lộđều được rải nhựa và kiên cố hóa; 100% các loại đường tỉnh,đường huyện, đường xã được bảo trì; 85% đường tỉnh được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 80%); 45% đường huyện được rải nhựa, bê tông (năm 2015 đạt 35%);Xây dựng 9 vị trí cầu vượt qua các sơng lớn;Tập trung đầu tư nâng cấp các cơng trình giao thơng hiện có; Đến năm 2020
số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 98% (năm 2015 đã đạt 95%); đường ô tô đến thơn, bản đạt 98%; bê tơng hố đường giao thơng nông thôn đạt
70%; Quy hoạch xây dựng hệ thống các đường thốt lũ đảm bảo an tồn cho dân trong
khu vực chịu lũ; Xây dựng hoàn thành đường tuần tra dọc biên giới; Phát triển tuyến giao thông đô thị: Đầu tư các tuyến đường cịn lại theo quy hoạch đơ thị thành phố Lạng Sơn, quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và quy hoạch đô thị các huyện. ưu tiên đầu tư xây dựng các trục chính, các khu đơ thị mới để mở rộng thành phố; Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đô thị, kết hợp với kết cấu hạ tầng cấp nước, thốt nước, cây xanh, cơng viên, vệ sinh cơng cộng,... bố trí quỹ đất để phát
triển giao thông đô thị bao gồm cả giao thông động và giao thông tĩnh; Mở mới đường GTNT: Trung bình 160Km/ năm, trong đó xây dựng mặt đường Bê tông xi măng 150Km nâng tỷ lệ mặt đường các loại từ 31,55% hiện nay lên 50%. Phấn đấu trên 50% đường thơn, bản, ngõ xóm ln sạch và khơng lầy lội về mùa mưa.
3.1.3 Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Lạng Sơn
Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020 tỉnh Lạng Sơn số 69 /KH- UBND, ngày 16/7/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020 dự kiến 84.845,1 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư cho giao thông vận tải là 11.982,4 tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn đểkhởi cơng mới là 4.132 tỷ đồng, vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư là 2,1 tỷ đồng.