qua Kho bạc nhà nước
1.3.1 Cơ chế, chính sách của nhà nước
Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý, kiểm soát chi NSNN thường xuyên được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện, đã tác động khơng nhỏ đến cơng tác kiểm sốt chi của KBNN, tác động cả về quy trình, hồ sơ thủ tục và việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào hoạt động kiểm sốt chi và tổng hợp báo cáo, cụ thể như sau:
- Theo quy định của Luật NSNNthì vẫn thực hiện cơ chế kiểm sốt chi NSNN theo yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra (trên thực tế đã có một số nội dung ngân sách đã được lập, bố trí ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án như
chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự ánkhoa học cơng nghệ, đề án đào tạo cán bộ ở nước ngồi bằng tiền NSNN… ). Vì vậy, đã hạn chế đến hiệu quả quản lý sử dụng NSNN; chưa thực sự gắn trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng NSNN với kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; hạn chế trách nhiệm giải trình, minh bạch ngân sách và sự giám sát của cơ quan quản lý.
- Các nội dung chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng và các cơ quan Đảng đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính riêng, điều này ảnh hưởng đến sự thống nhất trong cơ chế cũng như cơng tác kiểm sốt chi tại KBNN. Mặt khác, các cơ chế này được ban hành từ năm 2004, 2005, đến nay có những nội dung khơng cịn phù hợp với quy định hiện hành; ảnh hưởng đến việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi.
- Các tiêu chuẩn, định mức đối với các khoản chi thường xuyên được các Bộ, ngành ban hành từ lâu, đến nay đã lạc hậu so với quy định của pháp luật hiện hành. Có nhiều khoản chi khi vượt tiêu chuẩn, định mức; đơn vị sử dụng ngân sách phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; do vậy gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát, thanh tốn tại KBNN.
- Về cơng tác Thanh tra, kiểm tốn:
Cơng tác Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản công, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan KTNN là xem xét tính chính xác, trung thực của báo cáo quyết tốn ngân sách các cấp. Mặc dù đã có những bước phát triển, những thành tựu, kết quả đạt được trong những năm qua là toàn diện, quan trọng và rất căn bản, tuy nhiên tổ chức và hoạt động KTNN
cũng cịn một số hạn chế, bất cập. Quy mơ kiểm tốn cịn rất nhỏ so với u cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong những năm gần đây mặc dù Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến cải cách nền tài chính cơng, đặc biệt là tài chính - ngân sách, song việc thực hiện lộ trình cải cách cịn chậm và chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tiên tiến và phù hợp với các mục tiêu cải cách chung. Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính- ngân
mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính- ngân sách song vẫn cịn có những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NSNN nói chung và
hoạt động kiểm sốt chi của hệ thống KBNN nói riêng.
Ngồi ra, chức năng nhiệm vụ của cơ quan KBNN về vấn đề kiểm soát chi chưa được rõ ràng, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cần thiết để KBNN thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ theo mục tiêu hiệu quả.
1.3.2 Các nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước
- Về trình độ năng lực: Trình độ quản lý tài chính của Thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thực tế Thủ trưởng các đơn vị thường tập trung vào cơng tác chun mơn theo lĩnh vực, ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu các chế độ văn bản về cơng tác quản lý tài chính. Mặt khác trình độ cán bộ làm cơng tác kế tốn tại các đơn vị vẫn khơng đồng đều, cịn nhiều hạn chế, không được bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính một cách thường xun. Từ đó dẫn đến việc hạch tốn kế tốn cịn nhầm lẫn sai sót, cơng tác tham mưu cho lãnh đạo cịn hạn chế dẫn đến việc quản lý, sử dụng ngân sách cịn chưa đúng mục đích, kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm chế độ làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Theo chiều ngược lại, một số đơn vị SDNS có bộ máy quản lý tài chính nội bộ có trình độ chun mơn cao nhưng tha hóa biến chất thì càng có sự tinh vi hơn qua mặt được các thủ tục và bộ máy kiểm sốt chi NSNN để tham ơ trục lợi từ Ngân sách nhà nước. - Về ý thức chấp hành: Ý thức chấp hành Luật NSNN của các đơn vị thụ hưởng Ngân
sách nhà nước vẫn đóng vai trị quan trọng nhất. Các cấp, các ngành, các địa phương phải thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn; các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ về ngân sách nhà nước nói chung và chi NSNN nói riêng theo quy
định của Luật NSNN. Các đơn vị cần thấy rõ kiểm sốt chi là trách nhiệm của mình chứ khơng phải là trách nhiệm là cơng việc của riêng ngành Tài chính, của cơ quan Kho bạc Nhà nước. Các ngành, các cấp cần xác định rõ vai trị của mình trong quá
trình quản lý chi NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán các khoản chi NSNN.
1.3.3 Hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước
- Về cơ cấu, tổ chức bộ máy các cơ quan tham gia vào q trình kiểm sốt chi.
Hiện nay cơ quan tài chính vừa đóng vai trị giao dự toán vừa thẩm định và phê duyệt quyết toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, trong q trình đó cơ quan Tài chính
cũng thực hiện nội dung kiểm soát chi. Như vậy, cơ quan tài chính là người vừa thực hiện cấp phát kinh phí vừa thực hiện quyết tốn kinh phí (tiền kiểm,hậu kiểm) là
không thực sự khách quan. Còn cơ quan Kho bạc chỉ đơn thần là người kiểm soát
trong q trình thanh tốn, mà trong thực tế cho thấy: đơn vị sử dụng Ngân sách bằng mọi cách sẽ thực hiện chi hết dự tốn kinh phí được giao; vì vậy chưa có sự thống nhất phối hợp kịp thời trong việc hướng dẫn đơn vị chấp hành dự toán, chấp hành quy định kiểm soát chi và thẩm định quyết toán giữa Kho bạc và cơ quan Tài chính.
- Về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý NSNN trong cơng tác quản lý dự tốn: Khi
cơ quan có thẩm quyềnra quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NS, cơ quan Tài chính nhập dự tốn vào chương trình Tabmis và Kho bạc nhà nước căn cứ dự toán được giao (trên giấy, trên máy) kiểm soát chi đối với đơn vị sử dụng NSNN. Nhưng hiện nay việc giao dự toán được thực hiện hồn tồn thủ cơng nên văn bản giao dự toán gửi đến các cơ quan liên quan có lúc bị thất lạc, chưa kịp thời.. Cơng tác nhập dự tốn vào chương trình Tabmis của cơ quan Tài chính đơi lúc chưa kịp thời. Khi đơn vị đến giao dịch Kho bạc nhà nước thường bị động đối với các khoản chi mà Kho bạc không nhận được Quyết định giao dự toán của cấp cáo thẩm quyền hoặc khi cơ quan Tài chính chưa nhập dự tốn kịp thời vào hệ thống thì khoản chi đó sau khi đã kiểm soát chi trên giấy theo quy trình thì khi nhập máy không thực hiện được, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua Kho bạc.
- Về yếu tố nhân lực vận hành bộ máy kiểm sốt chi: Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm sốt chi của cơ quan Kho bạc Nhà nước đóng một vai trị rất quan trọng. Thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người cán bộ phải khơng ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt trong công tác chun mơn mà cịn
phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức. Cán bộ kiểm sốt chi phải đảm bảo cơng tâm, khách quan và trung thực thì cơng tác kiểm sốt chi mới được kiểm tra, kiểm soát
một cách chặt chẽ, đúng chế độ quy định, loại bỏ được các hiện tượng cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Về hạ tầng, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cơng tác kiểm sốt chi: q trình
kiểm sốt chikhơng những địi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đức có tài mà nó cịn
phải có các điều kiện về cơ sở vật chất- kỹ thuật đầy đủ và đồng bộ. Phải có một hệ thống trang thiết bị hiện đại và có một phần mềm tin học áp dụng cho công tác hạch tốn cũng như cơng tác kiểm tra, kiểm soát số liệu và lưu trữ hồ sơ kiểm sốt chi được kịp thời, chính xác số liệu thu, chi NSNN cho các cấp chính quyền trong q trình quản lý, điều hành mà cịn phục vụ tốt cho cơng tácphối hợp Thu với thanh tốn song
phương điện tửvới Ngân hàng, Thanh toán điện tửliên Kho bạc..