3.2 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách
3.2.6 Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, bộ phận trong công tác kiểm soát
chi thường xuyên
Luật Ngân sách đã quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN, tuy nhiên việc phân định này còn chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVSDNS đến đâu trong q trình quản lý, kiểm sốt các khoản chi NSNN thì chưa được các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền như: Cơng an, Kiểm tốn nhà nước, Thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành,... phát hiện có vi phạm pháp luật tại ĐVSDNS trong quản lý, chi tiêu NSNN, mặc dù các khoản chi đó được KBNN kiểm sốt. Hoặc có sự trùng lắp, chồng chéo trong quản lý và KSC. Theo quy định hiện nay, cơ quan Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng kinh phí NSNN cấp ở các ĐVSDNS. Để kiểm tra, cơ quan tài chính phải cử cán bộ đến ĐVSDNS để kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi ngân sách có trong dự tốn, có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức khơng? Mặc dù những khoản chi đó đã được KBNN kiểm tra, kiểm sốt. Như vậy, ở đây có sự trùng lắp trong kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN. Trong trường hợp này, cơ quan tài chính (Phịng Tài chính, Sở Tài chính, các
Vụ thuộc Bộ Tài chính) chỉ nên thực hiện sự kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra theo chuyên đề, có như thế hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách sẽ hiệu quả hơn và ĐVSDNS không phải “bị kiểm tra trùng lắp” như hiện nay. Mặt khác, cũng cần quy định cụ thể trách nhiệm của KBNN đến mức độ nào khi khoản chi NSNN sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức mà những khoản chi đó đã được KBNN kiểm sốt chi. Vì vậy, cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và kiểm soát thanh toán các khoản
chi NSNN.