Mục tiêu, nội dung của chiến lược phát triển hệ thống KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 82)

3.1 Mục tiêu, phương hướng hồn thiện kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách

3.1.1 Mục tiêu, nội dung của chiến lược phát triển hệ thống KBNN

3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách gắn với hiện đại hóa và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thơng tin hiện đại và hình thành kho bạc điện tử; đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của KBNN (như quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ, báo cáo tài chính nhà nước,….) để hướng tới việc xây dựng và hình thành Luật KBNN giai đoạn 2020-2030.

3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể

a. Về quản lý quỹ ngân sách nhà nước: Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và quy trình

nghiệp vụ về quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo hướng: đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch, phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và các thông lệ quốc tế, nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực TCNN, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

2017 - 2020.

b. Về quản lý ngân quỹ nhà nước và huy động vốn: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân quỹ nhà nước theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước, đảm bảo quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn và hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Tổ chức huy động tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chi NSNN và cho đầu tư phát triển; đồng thời, đảm bảo an tồn và bền vững nợ cơng; xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với sự phát triển của các

hợp phần khác của thị trường tài chính; phát triển thị trường trái phiếu chính phủ một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, an toàn và hiệu quả cho nền kinh tế; kéo dài kỳ hạn trái phiếu chính phủ trong nước giai đoạn 2017-

2020 lên khoảng từ 6-8 năm; dư nợ trái phiếu chính phủ đạt khoảng 22% GDP vào năm 2020.

c. Về kế toán, thanh toán, quyết toán NSNN và Tổng Kế tốn Nhà nước: Hồn thiện chế độ kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và Luật Kế tốn năm 2015; hồn thiện cơng tác thanh tốn đảm bảo việc thanh tốn được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và an tồn về tài sản; cung cấp thơng tin đầy đủ, tồn diện về tình hình NSNN, quyết tốn NSNN, tình hình TCNN, bao gồm: báo cáo về tình hình TCNN; báo cáo kết quả hoạt động TCNN; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo TCNN. Từ đó, đáp ứng tốt u cầu cơng tác quản lý, điều hành tài

chính - ngân sách và TCNN, cơng tác hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực TCNN của Quốc hội, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước khác.

d. Về công tác kho quỹ: Quản lý an toàn tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý an tồn tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

đ. Về cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa, phát triển công nghệ thông tin (CNTT): Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến của KBNN; triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ các chức năng của KBNN (quản lý quỹ NSNN, quản lý NQNN, Tổng KTNN); tăng cường ứng dụng CNTT cho các mảng hoạt động quản trị nội bộ KBNN; hồn thiện, nâng cấp hạ tầng CNTT theo mơ hình ảo hóa và điện tốn đám mây; chun mơn hóa đội ngũ cơng chức CNTT để khai thác, sử dụng có hiệu quả các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại. Xây dựng mơ hình hành chính điện tử tập trung tại hệ thống KBNN.

e. Về thanh tra, kiểm tra: Tăng cường giám sát kỷ luật tài chính tại đơn vị sử dụng NSNN thông qua công tác thanh tra chuyên ngành KBNN để thanh tra, kiểm tra tình

hình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN tại các đơn vị sử dụng NSNN theo định hướng và kế hoạch được phê duyệt. Chuyển đổi và xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN hiện đại, hiệu quả về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và phương pháp thực hiện nhằm giám sát chặt chẽ, đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống.

g. Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với định hướng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Tổ chức quản lý và sử dụng biên chế theo vị trí việc làm gắn với cơ cấu ngạch công chức; gắn với đánh giá, phân loại công chức, người lao động; tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày

17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý; có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KBNN hiện đại; đồng thời, xây dựng, phát triển Trường Nghiệp vụ Kho bạc để tổ chức đào tạo công chức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho hệ thống KBNN. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cả trong và ngoài nước; nâng cao ngoại ngữ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý đối với đội ngũ công chức lãnh đạo, chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo các cấp sau năm 2020.

h. Về quản lý tài chính nội ngành: Quản lý và sử dụng chặt chẽ, tiếtkiệm, có hiệu quả các nguồn kinh phí, tài sản nội ngành, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ; tập trung đầu tư và triển khai dứt điểm để đến năm 2020, trụ sở làm việc và giao dịch của các đơn vị KBNN đều được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo diện tích và điều kiện làm việc theo các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính; cân đối và bố trí đủ nguồn vốn cho việc triển khai và hoàn thành các dự án ứng dụng CNTT trọng điểm theo kế hoạch, danh mục dự toán đã được phê duyệt.

i. Về hợp tác quốc tế: Chủ động thực hiện hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kho bạc theo lộ trình và bước đi phù hợp, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động KBNN và hội nhập quốc tế. Tăng cường hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý kho bạc vớicác nước trong khu vực và trên thế giới.

k. Về công tác thông tin tuyên truyền và văn phòng: Tuyên truyền thường xuyên và kịp thời về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cơng tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, KBNN; tình hình thực hiện và kết quả triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của KBNN; các nghiên cứu lý luận về các lĩnh vực tài chính, kho bạc; nêu gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong hệ thống KBNN. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản trịnội bộ và văn thư, lưu trữ để việc quản lý, điều hành nội bộ của hệ thống KBNN được thực hiện trên môi trường mạng. Phấn đấu 100% các văn bản đi, đến trong nội bộ hệ thống KBNN (văn bản không mật) được luân chuyển dưới dạng điện tử; triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử trong hoạt động của các đơn vị KBNN. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng tác phối hợp giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các đồn thể trong từng đơn vị KBNN.

3.1.2 Mục tiêu, phương hướng hồn thiện kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Văn Quan

Cùng với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và những đòi hỏi đổi mới khơng ngừng trong quản lý hành chính của đất nước, hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN nói chung và kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN cũng phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Việc đổi mới cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN nhằm đạt các mục tiêu cơ bản như sau:

- Phải đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN đều được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN.

- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí NSNN. Cơ chế cấp phát và kiểm sốt chi phải đạt mục tiêu chi đúng, chi đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ơ, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí

nhà nước.

- Quy trình, thủ tục kiểm sốt chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, cơng khai, minh bạch. Vừa đảm bảo thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN vừa đảm bảo các yêu cầu về quản lý ngân sách.

- Làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các chế độ chi tiêu NSNN, sử dụng kinh phí đúng đối tượng, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc hồn thiện kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Văn Quan được tiến hành theo những phương hướng chủ yếu sau:

1. Triệt để thực hiện phương thức cấp phát chi thường xuyên NSNN theo dự toán, tiến tới các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán được duyệt. Dự toán sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được chấp hành nghiêm ngặt, mọi khoản chi phải đảm bảo khơng vượt dự tốn cả về tổng mức và cơ cấu từng khoản chi. Hạn chế dần sử dụng phương thức ghi thu - ghi chi. Chỉ sử dụng phương thức ghi thu - ghi

chi đối với các khoản thu chi bằng hiện vật hay ngày công lao động. Cơ quan Tài

chính khơng được sử dụng phương thức lệnh chi tiền để cấp phát các khoản chi thường xuyên, hạn chế tối đa các khoản chi bằng lệnh chi tiền, chỉ trừ các khoản chi mang tính cấp thiết hay liên quan tới bí mật an ninh quốc gia.

2. Cải tiến quy trình cấp phát, thanh tốn chi thường xun NSNN, đảm bảo nguyên tắc mọi khoản chi của ngân sách đều được cấp phát trực tiếp từ KBNN đến đối tượng cung cấp lao động, hàng hố, dịch vụ. Theo đó, KBNN sẽ tăng sử dụng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt để cấp phát, chi trả các khoản chi thường xuyên, hạn chế tối đa việc xuất quỹ ngân sách để cấp tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN. Quy trình thủ tục kiểm sốt chi thường xun NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi ngân sách phải đạt được mục tiêu cấp đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng NSNN.

3. Tiếp tục hồn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc theo hướng tinh gọn tránh tình trạng có nhiều bộ phận cùng đảm nhận cơng việc kiểm sốt chi thường xun. Từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, xố bỏ kịp thời

những qui định không cần thiết, tổ chức niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, qui trình trong kiểmsốt chi thường xuyên Ngân sách nhà nước, kịp thời bổ sung cập nhật những văn bản mới thay thế nhwungx văn bản điều hành cũ nếu có, Hồn thiện quy trình kiểm sốt chi "một cửa" theo hướng vừa nhanh chóng, thuận lợi cho đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nướcvừa tăng cường tính chặt chẽ trong kiểm sốt chi.

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức KBNN làm cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên đáp ứng cho nhu cầu đổi mới và hiện đại hoá ngành Kho bạc.

5. Tăng cường ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong chi tiêu Ngân

sách nhà nước, nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác của kế toán và thủ trưởng đơn vị trong việc chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)