Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 90)

3.2 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách

3.2.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục

những tồn tại hình thức kiểm sốt chi theo dự tốn

a. Cơ chế quản lý tài chính hiện nay áp dụng đối với các đơn vị dự toán thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp cơng chủ yếu dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có của ngân sách nhà nước, lịch sử kinh nghiệm cấp phát các năm trước và một phần nhu cầu thực tế phát sinh. Theo đó, cơ chế quản lý, định mức chi tiêu, sử dụng ngân sách, thậm chí

quan điểm xây dựng chế độ quản lý tài chính được thiết lập để kiểm sốt theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt. Cách thức quản lý kiểm soát chi dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào. Ưu điểm của việc quản lý kiểm soát này là khá đơn giản, rõ ràng, Nhà nước dễ kiểm soát chi tiêu của ĐVSDNS. Hơn nữa sự kiểm soát của các cơ quan như: Tài chính, Kho bạc nhà nước có tính chất răn đe, ngăn chặn được sự tùy tiện, tham nhũng trước khi xảy ra. Tuy nhiện cách quản lý này cũng có hạn chế mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ phía các cấp được phân bổ nguồn lực. Phương thức quản lý như trên không cho biết ngân sách có được gắn với kế hoạch hay khơng, cũng như tách biệt về không gian và thời gian với các mục tiêu nhiệm vụ và khơng nói lên điều gì về quá trình chi ngân sách như vậy đạt kết quả và hiệu quả như thế nào? Điều đó thường dẫn đến các kết cục là:

- Hiệu lực quản lý thấp.

- Khơng gắn kết được kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được.

- Tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động.

- Bất cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự tốn, khi cấp dưới ln ln thiếu, cấp

trên luôn bị áp lực về sự giới hạn của nguồn lực trong duyệt và phân bổ ngân sách cho cấp dưới.

- Phân bổ kinh phí mang tính cào bằng, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.

b. Giải pháp thực hiện

Để khắc phục tình trạng này, Kho bạc nhà nước Văn Quan cần nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính theo hướng trao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán; tổ chức thực hiện và giám sát mức độ chi phí theo dự tốn và quyết tốn theo dịng mục tương ứng với dự toán. Cần đổi mới phương thức cấp phát ngân sách và phân bổ kinh phí dựa theo nguồn lực có hạn ở đầu vào sang cấp phát và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu gắn với kết quả đầu ra.

Quản lý, kiểm soát chi ngân sách theo kết quả đầu ra tức là phân bổ ngân sách gắn với kết quảđầu ra, đưa các thông tin về kết quả đầu ra trong các tài liệu ngân sách, so sánh đánh giá mối quan hệ giữa chi phí ngân sách bỏ ra với mức độ đạt được kết quả đầu ra khác nhau để lựa chọn phương án phân bổ nguồn lực ngân sách có hiệu quả nhất. Quy trình Quản lý, kiểm sốt chi ngân sách theo kết quả đầu ra gồm các nội dung sau

- Thực hiện các tính tốn kinh tế, xác định tổng dự toán chi tiêu.

- So sánh hiệu quả: Với bao nhiêu đầu vào thì đạt được bao nhiêu sản phẩm đầu ra; hoặc đạt được một lượng sản phẩmđầu ra như thế thì cần sử dụng bao nhiêu đầu vào.

- Đánh giá mức độ thành công. Nghĩa là những sản phẩm đầu ra đó tác động tích cực hay tiêu cực đối với hiệu quả của việc kiểm soát chi mới này.

- Đánh giá hiệu suất sử dụng nguồn lực: Đánh giá tác động củaviệc sử dụng các yếu tố đầu vào.

Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch.

Sau khi được các cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách năm, các cơ quan đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra.

Căn cứ vào dự tốn năm được giao, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Định kỳ, cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp phát hiện đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN được phép tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp. Như vậy, trong cơ chế

kiểm soát chất lượng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu

ra”.

c. Dự kiến kết qủa đạt được

Với giải pháp như trên đã khắc phục được những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo “đầu vào” hiện nay, khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước còn thiếu và lạc hậu; đồng thời tăng cường hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp cũng như phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.

3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

a, Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một số kết quả đáng kể trong cơng tác chi NSNN và kiểm sốt chi thường xuyên NSNN chẳng hạn như: Chương trình Tabmis hỗ trợ công tác hạch tốn kế tốn ngân sách trên máy vi tính và cũng trên cơ sở đó đã cung cấp các báo cáo kế tốn vừa nhanh chóng vừa chính xác. Chương trình cịn cung cấp các tiện ích hỗ trợ cơng tác kiểm soát chi thường xuyên như: quản lý dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách chi tiết đến từng mã nguồn chivà khống chế khơng cho đơn vị chi vượt tổng mức dự tốn được giao; quản lý tồn quỹ ngân sách của từng huyện, từng xã và đưa ra cảnh báo khi thực hiện các khoản chi vượt mức tồn quỹ ngân sách; Chương trình thanh tốn điện tử mở rộng phạm vi thanh toán trực tiếp giữa các

KBNN huyện, KBNN tỉnh và trên tồn quốc, giúp cơng tác thanh tốn vừa an tồn vừa đẩy nhanh tốc độ.

Tuy nhiên các chương trình ứng hiện nay cũng cịn một số hạn chế nhất định cần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu về thời gian thanh toán và tổng hợp kết quả kiểm soát chi

như: Báo cáo tổng hợp các giao dịch, Bảng kê yêu cầu thanh toán Hủy đảo, Báo cáo tổng hợp tình hình sử dụng dự tốn theo Quý.. vì vậy thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm sốt chi thường xuyên nói riêng.

- Xây dựng, đi mua các chương trình ứng dụng,

+ Ứng dụng bảng tính Excel lập một bảng tra cứu văn bản liên quan đến từng nội dung chi theo Mục lục ngân sách nhà nước đốivới từng loại hình đơn vị để tra cứu.

Cụ thể: Lập một File Excel “Tra cứu văn bản Kiểm soát chi Lương và các khoản Phụ cấp Lương theo mục lục ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Văn Quan” như bảng 3.2 Nội dung các cột từ 2 đến cột 6 điền cấc văn bản có hiệu lực liên quan, tạo liên kết đến file chứa các văn bản đó. Khi sử dụng, chỉ cần nhìn vào bảng ta thấy được ngay văn bản tham chiếu cho từng Nội dung chi theo MLNS. Nếu xem bản giấy ta thấy ngay văn bản cần tìm, nếu là File trên máy tính ta trỏ chuột vào đó thì nội dung định mức hoặc văn bản quy định đó sẽ hiện lên, với cách này người dùng có thể tra cứu thơng tin một đầy đủ và chính xác một cách nhanh nhất, khơng mất thời gian mở hồ sơ bằng giấy.

Bảng 3. 2 Tra cứu văn bản Kiểm soát chi theo mục lục ngân sách

NDKT

Văn bản tham chiếu kiểm soát chi … Đơn vị SN Giáo dục SN Y tếĐơn vị ĐV NS Xã Phòng ban theo NĐ 130 Đơn vị ..v.v. 1 2 3 4 5 6 6102 PC khu vực Số: 11/2005/TTLT/BN V-BLĐTBXH- BTC-UBDT Số: 11/2005/TTLT/BN V-BLĐTBXH- BTC-UBDT Số: 11/2005/TTLT/BN V-BLĐTBXH- BTC-UBDT Số: 11/2005/TTLT/B NV-BLĐTBXH- BTC-UBDT 6103 PC thu hút NĐ số 116/2010/NĐ-CP NĐ số 116/2010/NĐ-CP NĐ số 116/2010/NĐ-CP NĐ số 116/2010/NĐ-CP 6112 PC ưu đãi nghề - TTLT: 01/2006/TTLT- BGDĐT-BNV- BTC - Quyết định số: 244/2005/QĐ-TTg - TTLT số Số: 02/2012/TTLT- BYT-BNV-BTC - NĐ Số: 56/2011/NĐ-CP ... ... ... ... ... ..

+ Chương trình hỗ trợ quản lý văn bản dự tốn chi được cấp có thẩm quyền giao. Khi cấp thẩm quyền giao dự toán bằng văn bản thì được cập nhật vào chương trình các thơng tin của văn bản (Số, ngày tháng của quyết định giao dự tốn) và đồng bộ hóa đến các cơ quan liên quan (Tài chính, Kho bạc nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách..) để các đơn vị có liên quan thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình. Qua chương

trình sẽ quản lý chặt chẽ và kịp thời quá trình giao và phân bổ dự tốn. Khơng cịn tình trạng văn bảngửi qua đường cơng văn bị thất lạc, không đến được tay tất cả các đơn vị có liên quan dẫn đến việc triển khai không được đồng bộ và kịp thời.

+ Xây dựng phần mềm theo dõi, giám sát việc thực hiện cơng tác kiểm sốt chi ngân sách nhà nước qua KBNN. Để kế tốn viên quản lý trên máy tính các hồ sơ kiểm sốt chi như Định mức quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, phiếu giao nhận hồ sơ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, kiểm soát việc chấp hành thời gian kiểm soát, thanh toán.... Như vậy, sự kiểm soát, chỉ đạo của Kếtoán trưởng và lãnh đạo KBNN đối với cán bộ kiểm soát chi giao dịch với đơn vị được thông suốt công tác kiểm tra giám sát lẫn nhau tốt hơn sẽ cùng nhau nâng cao hiệu quả kiểm soát chi.

- Tăng cường cơng tác đào tạo trình độ tin học cho cán bộ Kho bạc cấp huyện để nâng cao trình độ tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về cơng nghệ thơng tin, phát triển những chương trình ứng dụng phục vụ cơng tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là cơng tác kiểm sốt chi thường xun. Với cán bộ kiểm soát chi, phải được đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các chương trình ứng dụng phục vụ cơng tác chi và kiểm sốt chi thường xun;

c, Dự kiến hiệu quả đạt được

Nếu ứng dụng đưuọc các phần mềm tiện ích,chương trình ứng dụng trên Bộ phận kế

toán kiểm soát chi của KBNN Văn Quan sẽ giảm thiểu được tối đa thời gian kiểm tra , đối chiếu các khoản chi với văn bản quy định. Nhanh chóng tìm được văn bản mình cần giải quyết kịp thời chứng từ cho đơn vị khách hàng đến giao dịch. Trong khi việc giải quyết chứng từ hàng ngày là rất lớn, khối lượng công việc nhiều mà vẫn phải đảm bảo về thời gian giải quyết công việc theo quy định. Việc kiểm tra đối chiếu được thực hiện nhanh chóng kịp thời đảm bảo chặt chẽ chính xác. Góp phần vào việc hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.5 Chú trọng xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước Văn Quan nước Văn Quan

a, Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống KBNN nói chung và KBNN

chế, thiếu hụt về kiến thức chuyên sâu về tài chính ngân sách, thiếu tự tin trong giao tiếp dẫn đến thiếu khả năng trình bày, thuyết phục, thiếu khả năng sáng tạo thụ động trong suy nghĩ. Bởi vậy nâng cao quản lý chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của bất cứ tổ chức kinh tế - xã hội nào nhất là đối với hệ thống KBNN điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang triển khai cải cách tài chính cơng và hội nhập khu vực kinh tế quốc tế. KBNN chưa có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc tại hệ thống KBNN và chưa có cơ chế khuyến khích cơng chức có học hàm, học vị cao vào tham gia nghiên cứu khoa học.

Kho bạc nhà nước Văn Quan hiện nay, về trình độ chun mơn có 09 cử nhân chiếm

82%, chưa có ai trìnhđộ Thạc sỹ, hiện nay có 01 cơngchức đang theo học Cao học để nâng cao kiến thức quản lý kinh tế. Trong đóchỉ có 02 cơng chức là trình độ Đại học

chính quy cịn lại 07 cán bộ công chức là theo học hệ vừa làm vừa học. Về trình độ lý luận chính trị chỉ có Giám đốc có trình độ Cao cấp, và 03 cơng chức có trình độ Sơ cấp lý luận chính trị.

Trong 2-3 năm trở lại đây chưa có cán bộ, cơng chức nào được đi học tập, cập nhật kiến thức mới về Tài chính hay bồi dưỡng về Tin học, ngoại ngữ hay tập huấn nâng

cao chuyên ngành vê công tác chuyên môn.

Trong thời gian qua, công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành Kho bạc Lạng Sơn nói chung và tại Kho bạc Nhà nước huyện Văn Quan nói riêng luôn được coi trọng, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Để đáp ứng được mục tiêu, định hướng công tác KSC NSNN trong thời gian tới, KBNN Văn Quan cần hồn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng: Nâng cao tính chun nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ KSC; đồng thời, chú trọng đến đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chun gia đầu ngành có năng lực và trình độ chun mơn cao đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN. Sắp xếp hợp lý hóa nguồn nhân lực với chức năng, nhiệm vụ; mơ hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN. Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; thực hiện đãi ngộ theo vị trí cơng tác và mức độ hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo,

bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỷ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ.

b, Giải pháp thực hiện và lộ trình cụ thể như sau:

1. Về đào tạo, bồi dưỡng

- Về số lượng: Trong năm 2018: Cử ít nhất 02 cơng chức đi dự lớp tập huấn ngắn ngày

(02-10 ngày) về nâng cao cơng tác kiểm sốt chi và cập nhật kiến thức Kinh tế tài chính do trường Bồi dưỡng nghiệp vụ Kho bạc và Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

tổ chức; Cử 01 công chức phụ trách Tin học đi tham dự lớp Đào tạo bồi dưỡng Tin học cho cán bộ Kho bạc nhà nước cấp huyện do KBNN tổ chức thường niên

Năm 2018-2019: Sau khi 01 công chức hiện đang học Cao học hồn thành khóa học tồn tâm tồn ý về thời gian và trí tuệ để làm việc tại cơ quan, thì tiếp tục cử 01 công chức đi đào tạo Thạc sĩ để nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên môn của đơn vị.

Kế hoạch,chỉ tiêu đào tạobồi dưỡngtheo bảng Tổng hợp như bảng 3.2 dưới đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)