Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương (Trang 31 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh

1.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.4.1.1. Mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp vừa là động lực, vừa là đích đến cho các hoạt động kinh doanh của cơng ty nói chung cũng như nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực nói riêng. Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau về chất lượng nguồn nhân lực dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp cần đạt được. Từ đó, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có những biện pháp sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, họ có thể đào tạo và phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tuyển dụng hoặc tinh giảm nguồn nhân lực nếu cần.

Mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định khi thực hiện chiến lược. Mục tiêu của doanh nghiệp cần đạt được các tiêu thức: Tính nhất quán, tính cụ thể, tính khả thi và tính linh hoạt. Các nhà quản trị cần xác định rõ mục tiêu theo đuổi để làm căn cứ quyết định các nội dung chiến lược và tổ chức thực thi chiến lược đó. Bên cạnh đó mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được đó là nâng cao tính tự chủ và sức cạnh tranh, tăng cường về tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu thu lợi nhuận cao, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

1.4.1.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Tuyển dụng nguồn nhân lực đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp muốn sở hữu đội ngũ nhân viên chất lượng cao cần phải kiểm sốt tốt cơng tác tuyển dụng, đây chính là đầu vào nguồn nhân lực.

Công tác truyển dụng dụng được thực hiện tốt sẽ lựa chọn được những người thực sự có đủ trình độ chun mơn, có kỹ năng, năng lực, phẩm chất tốt và ngược lại nếu doanh nghiệp không quan tâm đúng mực sẽ không tuyển dụng được những người có tài, có đức vào làm việc.

Trong công tác tuyển dụng, doanh nghiệp cần bám sát nhiệm vụ kinh doanh của từng thời kỳ và thực hiện đúng quy trình và tiêu chí tuyển dụng đã ban hành, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, gắn liền việc tăng số lượng

người lao động với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cả trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp), trong đó, đặt lên hàng đầu việc đảm bảo hài hòa về cơ cấu, độ tuổi, giới tính, ngành nghề của người lao động…

Triển khai xây dựng và áp dụng quy trình, quy chế trong tuyển chọn, đánh giá người lao động, mô tả chức năng, công việc cho từng vị trí chức danh, làm cơ sở để tuyển dụng, đề bạt cán bộ.

Chủ động làm tốt cơng tác rà sốt, sắp xếp lại lao động, quy hoạch cán bộ hàng năm làm cơ sở để tuyển dụng lao động trong kỳ sau.

Quy mô của bộ phận quản lý nhân sự thay đổi tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Quy mô cơng ty càng lớn thì bộ phận quản lý nhân sự phải tăng cường, nếu cơ cấu phức tạp, mức độ chun mơn hóa cao và khối lượng cơng việc nhiều thì mỗi cơng việc chun mơn sẽ cần bộ phận riêng phụ trách.

Trên thực tế, năng lực của cán bộ nhân sự trong doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi họ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực. Nếu trình độ đội ngũ cán bộ nhân sự tại doanh nghiệp có chun mơn cao, năng lực giỏi thì cơng tác tuyển dụng sẽ đạt hiệu quả cao, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

1.4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là q trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình. Là những hoạt động nâng cao trình độ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn.

Đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình, thực hiện chức năng nhiệm vụ tự

giác hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với cơng việc trong tương lai.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm và năng lực sáng tạo. Năng lực này chỉ có thể có được thơng qua đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Việc tích lũy kinh nghiệm cũng phải dựa trên một nền tảng là đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Khi chất lượng nguồn nhân lực tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… được nâng cao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng được những nhân viên có trình độ chun mơn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của doanh nghiệp.

Đào tạo để tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động, đa phần các doanh nghiệp lựa chọn biện pháp đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua đào tạo, người lao động sẽ được bổ sung những kiến thức chuyên môn, kĩ năng cịn thiếu để thực hiện tốt hơn cơng việc được giao. Đào tạo cũng giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về các nghiệp vụ của mình, xử lí tốt các tình huống phát sinh trong cơng việc, có thái độ lao động tốt hơn. Từ đó, chất lượng công việc, hiệu quả làm việc được nâng cao, điều này cũng chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

1.4.1.4. Thực hiện chế độ, chính sách

Quan điểm của nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Trong một tổ chức, quan điểm của lãnh đạo sẽ có quyết định ảnh hưởng đến vấn đề phát triển nhân lực. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức sẽ đạt hiệu quả cao hơn, sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức mình, khơng tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân được nhân tài, đó là điều gây khó khăn trong quá trình đưa tổ chức tiến tới phát triển bền vững.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Thực tế, các hoạt động và quyết định về nhân sự đều phải dựa trên tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Sẽ là bất hợp lý khi doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khi chi phí đưa ra quá lớn so với khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với doanh nghiệp khác nhằm thu hút nhân tài.

Chính sách thù lao:

Để tạo động lực cho người lao động các nhà quản lý có thể sử dụng các hình thức trả lương, phúc lợi, dịch vụ cho người lao động và các chính sách khen thưởng, kỷ luật.

+ Tiền lương

Tiền lương hay còn gọi là thù lao lao động là tất cả các khoản mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn của họ với doanh nghiệp. Lương bao gồm lương cơ bản, các khuyến khích và các phúc lợi.

Mục tiêu chính của tiền lương là thu hút được những lao động giỏi phù hợp với yêu cầu của tổ chức, giữ gìn và động viên họ thực hiện cơng việc một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp trả thù lao càng cao thì càng có khả năng thu hút, giữ chân được những lao động giỏi. Tiền lương tỷ lệ thuận với kết quả thực hiện công việc, với hiệu suất sử dụng ngày công, giờ công và với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó sự hài lịng về cơng việc tăng, giờ cơng, ngày cơng lãng phí giảm, người lao động cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn, giảm thuyên chuyển lao động, tăng năng suất đồng nghĩa với tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống tiền lương cần phải phù hợp, thỏa đáng, bảo đảm, có tác dụng kích thích, cơng bằng và hiệu quả.

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp cho người lao động được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống. Phúc lợi đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động, như hỗ trợ nhà ở, xe đi lại, bảo vệ sức khoẻ, làm tăng uy tín của doanh nghiệp, có tác dụng động viên tinh thần, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giữ lực lượng lao động có trình độ cao. Ngồi ra cịn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Các chương trình phúc lợi cần phải gắn kết, hồ hợp với chính sách quản lý nguồn nhân lực. Mục tiêu của doanh nghiệp trong việc đề ra phúc lợi là thực hiện chức năng xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động, duy trì và nâng cao năng suất lao động của người lao động đối với doanh nghiệp, duy trì mức sống vật chất, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động.

Việc chi tiêu cho các chương trình phúc lợi phải đưa đến kết quả là tăng sản lượng, tăng năng suất, chất lượng, sự trung thành của người lao động tăng lên, tinh thần được nâng cao hơn. Chi phí của chương trình phúc lợi phải nằm trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp và phải được xây dựng rõ ràng, thực hiện công bằng và khách quan với tất cả mọi người.

Các loại phúc lợi cho người lao động gồm: Phúc lợi bắt buộc là loại phúc lợi mà các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Phúc lợi xã hội có thể là các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Phúc lợi tự nguyện là các phúc lợi mà các tổ chức, doanh nghiệp mua cho người lao động, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnh đạo của đơn vị.

+ Các loại dịch vụ xã hội cho người lao động

Các dịch vụ tài chính cho người lao động nhằm giúp đỡ tài chính cho người lao động và gia đình họ liên quan trực tiếp đến tài chính của cá nhân người lao động như dịch vụ giảm giá, giúp đỡ tài chính...

Trợ cấp về giáo dục, đào tạo như hỗ trợ một phần hay tồn bộ kinh phí cho người lao động học tập chun mơn; dịch vụ giải trí; chương trình thể thao; thư viện và phòng đọc; trợ cấp đi lại; chương trình xã hội như tổ chức các cuộc du lịch tham quan hàng năm...

+ Khen thưởng, kỷ luật

Khi người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc đem lại cho tổ chức lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích về uy tín, hình ảnh đối với khách hàng thì họ mong muốn được lãnh đạo và doanh nghiệp ghi nhận. Nếu tổ chức kịp thời có những hình thức khen thưởng xứng đáng sẽ khiến người lao động cảm thấy thỏa mãn, cơng bằng với những gì họ cống hiến cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc khen thưởng này cịn có tác dụng tích cực đối với những người khác trong tổ chức, khuyến khích họ hồn thiện sự thực hiện cơng việc hơn, năng suất lao động cao hơn. Do đó, chính sách khen thưởng của doanh nghiệp cần phải hợp lý và phong phú với nhiều hình thức thưởng sẽ góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Kỷ luật lao động khiến người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ. Theo Luật lao động, kỷ luật lao động được thể hiện trong nội quy lao động, không được trái pháp luật lao động và pháp luật khác và phải được thể hiện bằng văn bản đối với tổ chức có từ 10 người trở lên. Như vậy, một tổ chức có nội quy làm việc đầy đủ, cụ thể, hợp pháp quy định rõ ràng trách nhiệm của người có liên quan sẽ vừa khuyến khích người lao động làm việc có ý thức, trách nhiệm và vừa răn đe họ phải tiến hành công việc theo đúng yêu cầu, chỉ dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)