Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 41)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận

1.4. Cơ sở thực tiễn

1.4.1. Kinh nghiệm cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước

1.4.1.1. Trong nước

Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

Chuyển đổi mơ hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mơ hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát q trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ,

nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…). Các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, VIB, VPB, SCB… đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

1.4.1.2. Ngồi nước

1.4.1.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phịng

- Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phịng được phân lập theo loại tín dụng.

- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phịng tương ứng.

- Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp

dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát Ngân

hàng có quyền u cầu trích lập dự phịng cho các khoản vay cần chú ý.

- Columbia: dự phịng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và

tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng.

1.4.1.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có Ngân hàng hoặc

tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp.

Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Singapore: Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài

chính, đồng thời khơng được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một cơng ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có Ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của Ngân

hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn Ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

- Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tự có.

Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt.

1.4.1.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của Ngân

hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của

Ngân hàng.

- Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của

Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân

hàng.

- Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay.

1.4.1.2.4. Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

- Hàn Quốc sử dụng mơ hình CAMELS (gồm có: Capital: vốn, Assets: tài sản, Management: quản lý, Earnings: thu nhập, Liquidity and Stress testing: thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm)

- Hồng Kơng thì sử dụng mơ hình CAMEL (gồm có: Capital: vốn, Assets: tài sản, Management: quản lý, Earnings: thu nhập, Liquidity: thanh khỏan ) để đánh giá.

- Singapore: kiểm tra, giám sát bằng hình thức kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.

- Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, Thái Lan còn giám sát hệ số đủ vốn dự báo và có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, việc kiểm tra bởi Ủy ban giám sát Ngân hàng.

1.4.1.2.5. Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thơng tin tín dụng

- Singapore: Hiệp hội Ngân hàng tổ chức và quản lý thơng tin tín dụng từ các

thành viên.

- Thái Lan: Tất cả các Ngân hàng báo cáo thông tin về Cục thơng tin tín dụng,

sau đó Cục thơng tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thơng tin thẩm định tín dụng.

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động Ngân hàng của các nước nói trên cho BIDV Chi nhánh Mỹ Tho hàng của các nước nói trên cho BIDV Chi nhánh Mỹ Tho

- Trích lập dự phịng là cách thức hữu hiệu để quản lý rủi ro do tổn thất tín dụng. Các ngun tắc dự phịng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.

- Phịng ngừa rủi ro tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của Ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay.

- Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay.

- Tổ chức tốt hệ thống thơng tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 Tác giả đã trình bàyđược những vấn đề sau:

Một là, tổng kết cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro trong hoạt độn tín dụng,

thơng qua đó luận giải những vấn đề cấp thiết về quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng như khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Hai là, hệ thống hóa có bổ sung chỉnh sửa và hồn thiện cơ sở lý luận về quản lý

rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Theo đó, tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như nội dung quản lý rủi ro tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng. Đây được coi là đóng góp khoa học mới về mặt lý luận của luận văn.

Ba là, tổng kết kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước

ngồi, xu hướng quản lý rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Trên đây là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng và đề ra hệ thống giải pháp của các chương sau.

CHƯƠNG II: QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH MỸ THO 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam) được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (giai đoạn năm 1957 - 1981), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn năm 1981 - 1990), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 5/2014). Đến tháng 6/2014, BIDV đã chính thức chuyển đổi và hoạt động như một ngân hàng thương mại cổ phần với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện nay, với 57 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã kế thừa thành quả xây dựng và trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Đến năm 2015, tổng tài sản của BIDV đã đạt 550.000 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước với 118 chi nhánh cấp 1 cùng hàng ngàn Phòng, điểm giao dịch truyền thống và phi truyền thống cùng với hơn 18.000 cán bộ nhân viên. Một đặc điểm dễ nhận biết của đội ngũ nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đó là sự trẻ trung, tâm huyết và được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn. Đồng thời, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm quốc gia. Và cũng là Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam triển khai phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, một bước tiến đột phá quan trọng, tạo thêm nền tảng vững chắc cho hoạt động quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo chủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mơ hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo các chuẩn mực tài chính quốc tế.

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Mỹ Tho (BIDV Mỹ Tho) Mỹ Tho (BIDV Mỹ Tho)

2.1.2.1. Giới thiệu chung

Tiền thân của BIDV Mỹ Tho là Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Tiền Giang (MHB Tiền Giang).

Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Tiền Giang (MHB Tiền Giang) là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB), được thành lập theo quyết định số 24/2002 QĐ-NHN- HĐQT ngày 10-10-2002 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB). Hoạt động theo quy định của pháp luật, theo điều lệ về tổ chức, hoạt động và theo ủy quyền của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tháng 04/2015, Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Quyết định 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015 của Ngân hàng nhà nước “về việc sáp nhập ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”. Cùng nghị quyết 197/NQ-BIDV của Hội đồng quản trị BIDV về việc thay đổi tên các chi nhánh trực thuộc MHB thành các chi nhánh trực thuộc BIDV và Công văn số 3146/NHNN - TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi tên chi nhánh của MHB sau sáp nhập vào BIDV.

Và ngày 23/05/2015, MHB chi nhánh Tiền Giang (MHB Tiền Giang) chính thức thay đổi tên thành BIDV chi nhánh Mỹ Tho (BIDV Mỹ Tho) theo Quyết định số 1233/QĐ-BIDV ngày 08/05/2015 của Hội đồng quản trị BIDV.

Qua 02 năm từ ngày sáp nhập, BIDV Mỹ Tho với mạng lưới hoạt động rộng khắp gồm 4 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Trần Hưng Đạo, PGD Cai Lậy, PGD Cái Bè, PGD khu công nghiệp Mỹ Tho đã dần đi vào hoạt động ổn định, từng bước khẳng định mình qua các năm 2015, 2016 và 2017. Năm 2015, BIDV Mỹ Tho đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sang năm 2016 và 2017, BIDV Mỹ Tho đạt thành tích hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. BIDV Mỹ Tho tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong quý 1 năm 2018.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

BIDV Mỹ Tho thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, gồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ;

Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại; Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế; Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ thẻ, chi trả kiều hối...…

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Mơ hình tổ chức: BIDV Mỹ Tho có 6 phịng ban tại hội sở chính và có 4 phịng giao dịch nằm ở trên các địa bàn trọng yếu của tỉnh Tiền Giang.

Tổng số cán bộ của BIDV Mỹ Tho: 61 người (Trong đó: Cán bộ các phịng giao dịch 27 người, chiếm 44,26% cán bộ chi nhánh), bao gồm:

- Ban Giám đốc chi nhánh gồm 3 người.

- Trưởng phịng, Phó trưởng phịng và tương đương 14 người

- Cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học: 56 người (Trong đó trên Đại học: 10 người).

- Cán bộ nữ: 34 người.

- Đảng viên: 23 đồng chí chiếm 41% tổng số lao động - Độ tuổi bình quân của cán bộ: 36 tuổi

Biểu đồ 2: Mơ hình tổ chức hoạt động của BIDV Mỹ Tho

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Khối quản lý khách hàng Phòng Khách hàng Khối Quản lý rủi ro Phòng Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Phịng Quản trị tín dụng Phịng Giao dịch Khách hàng Phòng QL & DV kho quỹ Khối quản lý nội bộ Bộ phận Tài chính - Kế tốn Bộ phận Tổ chức - Hành chính Bộ phận Kế hoạch - Tổng hợp Khối trực thuộc Phòng Giao dịch Khu cơng nghiệp

Mỹ Tho Phịng Giao dịch Trần Hưng Đạo Phòng Giao dịch Cái Bè Phòng Giao dịch Cai Lậy ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ban giám đốc của chi nhánh gồm có giám đốc và 02 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các cơng việc được phân cơng, ủy quyền đó.

- Khối quan hệ khách hàng: Phòng Khách hàng (bao gồm: DOANH NGHIỆP và cá nhân) với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và khơng ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Mỹ Tho.

- Khối quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phòng Quản lý rủi ro cịn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)