PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Mỹ
Mỹ Tho (BIDV Mỹ Tho)
2.1.2.1. Giới thiệu chung
Tiền thân của BIDV Mỹ Tho là Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Tiền Giang (MHB Tiền Giang).
Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Tiền Giang (MHB Tiền Giang) là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB), được thành lập theo quyết định số 24/2002 QĐ-NHN- HĐQT ngày 10-10-2002 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB). Hoạt động theo quy định của pháp luật, theo điều lệ về tổ chức, hoạt động và theo ủy quyền của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tháng 04/2015, Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Quyết định 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015 của Ngân hàng nhà nước “về việc sáp nhập ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”. Cùng nghị quyết 197/NQ-BIDV của Hội đồng quản trị BIDV về việc thay đổi tên các chi nhánh trực thuộc MHB thành các chi nhánh trực thuộc BIDV và Công văn số 3146/NHNN - TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi tên chi nhánh của MHB sau sáp nhập vào BIDV.
Và ngày 23/05/2015, MHB chi nhánh Tiền Giang (MHB Tiền Giang) chính thức thay đổi tên thành BIDV chi nhánh Mỹ Tho (BIDV Mỹ Tho) theo Quyết định số 1233/QĐ-BIDV ngày 08/05/2015 của Hội đồng quản trị BIDV.
Qua 02 năm từ ngày sáp nhập, BIDV Mỹ Tho với mạng lưới hoạt động rộng khắp gồm 4 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Trần Hưng Đạo, PGD Cai Lậy, PGD Cái Bè, PGD khu công nghiệp Mỹ Tho đã dần đi vào hoạt động ổn định, từng bước khẳng định mình qua các năm 2015, 2016 và 2017. Năm 2015, BIDV Mỹ Tho đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sang năm 2016 và 2017, BIDV Mỹ Tho đạt thành tích hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. BIDV Mỹ Tho tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong quý 1 năm 2018.
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
BIDV Mỹ Tho thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, gồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ;
Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại; Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế; Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ thẻ, chi trả kiều hối...…
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Mơ hình tổ chức: BIDV Mỹ Tho có 6 phịng ban tại hội sở chính và có 4 phịng giao dịch nằm ở trên các địa bàn trọng yếu của tỉnh Tiền Giang.
Tổng số cán bộ của BIDV Mỹ Tho: 61 người (Trong đó: Cán bộ các phịng giao dịch 27 người, chiếm 44,26% cán bộ chi nhánh), bao gồm:
- Ban Giám đốc chi nhánh gồm 3 người.
- Trưởng phịng, Phó trưởng phịng và tương đương 14 người
- Cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học: 56 người (Trong đó trên Đại học: 10 người).
- Cán bộ nữ: 34 người.
- Đảng viên: 23 đồng chí chiếm 41% tổng số lao động - Độ tuổi bình quân của cán bộ: 36 tuổi
Biểu đồ 2: Mơ hình tổ chức hoạt động của BIDV Mỹ Tho
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Khối quản lý khách hàng Phòng Khách hàng Khối Quản lý rủi ro Phòng Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Phịng Quản trị tín dụng Phịng Giao dịch Khách hàng Phòng QL & DV kho quỹ Khối quản lý nội bộ Bộ phận Tài chính - Kế tốn Bộ phận Tổ chức - Hành chính Bộ phận Kế hoạch - Tổng hợp Khối trực thuộc Phòng Giao dịch Khu cơng nghiệp
Mỹ Tho Phịng Giao dịch Trần Hưng Đạo Phòng Giao dịch Cái Bè Phòng Giao dịch Cai Lậy ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Ban giám đốc của chi nhánh gồm có giám đốc và 02 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó.
- Khối quan hệ khách hàng: Phòng Khách hàng (bao gồm: DOANH NGHIỆP và cá nhân) với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và khơng ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Mỹ Tho.
- Khối quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm sốt tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngồi ra phịng Quản lý rủi ro cịn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và chức năng kiểm tra nội bộ.
- Khối tác nghiệp: Khối tác nghiệp gồm có 4 phịng: phịng Quản trị tín dụng, phịng Giao dịch khách hàng, phòng Quản lý nội bộ và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại. Khối tác nghiệp chính là nơi hồn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ.
- Khối quản lý nội bộ: gồm các bộ phận Tài chính kế tốn, Tổ chức hành chính, và Kế hoạch tổng hợp. Các bộ phận thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch tốn kế tốn, thực hiện cơng tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và cơng tác hành chính.
- Khối trực thuộc: Khối trực thuộc gồm có 04 phòng giao dịch, là các đơn vị trực thuộc chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh để thực hiện các hoạt
động kinh doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn và các hoạt động khác. Trong đó các Phịng giao dịch hoạt động như một Chi nhánh thu nhỏ trong chức năng và hạn mức thẩm quyền được phân cấp.
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Mỹ Tho từ năm 2015 – 2017.
Mặc dù hoạt động trên địa bàn cịn có nhiều khó khăn nhưng với truyền thống trong xây dựng, phát triển và trưởng thành. Những năm qua BIDV Mỹ Tho đã luôn phấn đấu không ngừng bằng nhiều biện pháp cùng các giải pháp tích cực, năng động sáng tạo trên mọi phương diện hoạt động nên các chỉ tiêu hàng năm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của BIDV Mỹ Tho đạt mức được tăng trưởng khá ổn định, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.
Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Mỹ Tho, 2015-2017
Đvt: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân giai đoạn 2015 – 2017 (%)
I Chỉ tiêu về quy mô
1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 781 1.191 1.499 39,18
2 Dư nợ bán lẻ cuối kỳ 623 746 995 26,56
3 Huy động vốn cuối kỳ 854 1.319 1.775 44,51
4 Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ 698 1.107 1.395 42,31
5 Số lao động cuối kỳ 90 78 61 -17,56
II Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng
6 Tỷ trọng DN TDH / TDN 22,50 42,72 39,03 40,61
7 Tỷ lệ nợ xấu 1,32 0,80 0,57 -34,07
8 Tỷ lệ nợ nhóm II 1,50 0,63 0,53 -36,94
III Các chỉ tiêu hiệu quả
9 Chênh lệch thu chi 16,8 34,33 38,9 58,83
10 Lợi nhuận trước thuế 3,08 19,83 25,81 286,99
11 LNTT bình quân/người 0,03 0,25 0,37 390,67
12 Thu dịch vụ ròng 1,04 2,36 3,21 81,47
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Mỹ Tho năm 2015 đến 2017)
Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình kinh doanh của BIDV Chi nhánh Mỹ Tho cần xem xét các lĩnh vực hoạt động chính tại BIDV Chi nhánh Mỹ Tho giai đoạn năm 2015 đến 2017:
- Hoạt động tín dụng:
Trong hoạt động tín dụng BIDV Chi nhánh Mỹ Tho ln thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, tập trung phát triển tín dụng đối với những khách hàng tốt. Hoạt động cho vay của BIDV Chi nhánh Mỹ Tho có bước tăng trưởng rõ rệt. Doanh số cho vay, thu nợ hàng năm tăng hàng ngàn tỷ đồng.
Xét về cơ cấu tín dụng: Năm 2015 - 2017, BIDV Chi nhánh Mỹ Tho có cơ cấu tín dụng thiên về cho vay ngắn hạn với dư nợ tín dụng ngắn hạn cuối kỳ chiếm tỷ trọng lớn hơn trung dài hạn.
Tổng dư nợ qua các năm từ 2015 đến 2017 đều tăng và chất lượng tín dụng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng tại BIDV Mỹ Tho, 2015-2017
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) KH TC 109,388 12,81 211,73 16,05 379,52 21,36 KH dân cư 744,385 87,19 1.107,27 83,95 1.395,115 78,64 Cộng 853,773 100 1.319 100 1.774,635 100
(Nguồn: Báo cáo cơ cấu nguồn vốn của BIDV Mỹ Tho năm 2015 đến 2017)
- Nguồn vốn của BIDV Chi nhánh Mỹ Tho tập trung chủ yếu ở kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng) với tỷ trọng thường chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Huy động vốn trung dài hạn mặc dù có tỷ trọng nhỏ nhưng đã có dấu hiệu được cải thiện thể hiện ở mức độ tăng trưởng ngày càng cao và tỷ trọng cũng được nâng dần từ 12,81% năm 2015 lên 16,05% năm 2015 và 21,36% trong năm 2017. Điều này một phần là do trong
thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, vì vậy xu hướng khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài, chủ yếu là khách hàng dân cư.
- Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn nhóm KH cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động nguồn vốn (lớn hơn 70% tổng nguồn vốn.
Bảng 4: Tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Mỹ Tho, 2015-2017
Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân giai đoạn 2015-2017 (%) 1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 781 1.191 1.499 39,18 2 Cơ cấu tín dụng * Theo kỳ hạn 781 1.191 1.499 39,18
- Dư nợ cho vay ngắn hạn 605 682 914 23,37
- Dư nợ cho vay trung và dài hạn 176 509 585 102,07
* Theo đối tượng khách hàng 781 1.191 1.499 39,18
- Dư nợ của KH ĐCTC - - - -
- Dư nợ của KH DN 158 413 504 91,71
+ KHDN lớn 73 216 276 111,83
+ Khách hàng SMEs 85 197 228 73,75
+ Khách hàng FDI - - - -
- Dư nợ của KH cá nhân 623 778 995 26,39
* Chất lượng tín dụng Tỷ lệ nợ xấu 1,5% 0,8% 0,57% Tỷ lệ nợ nhóm 2 1,32% 0,63% 0,53% 3 Dư nợ tín dụng bình qn 749 1.064 1.300 32,12 4 Thị phần tín dụng trên địa bàn 2,6 3,2 3,56 17,16 5 Tổng DN của 10 khách hàng có số dư cao nhất 135 377 373 89,10
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Mỹ Tho năm 2015 - 2017)
Về dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2016 đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 52,49% tương đương tăng 409,98 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó tăng dư nợ khách hàng doanh nghiệp là 287,5 tỷ đồng và tăng dư nợ bán lẻ là 122,3 tỷ đồng (tăng ~ 19,62% so với năm 2015). Dư nợ tín dụng cuối kỳ bán lẻ khơng bao gồm dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, dư nợ thấu chi tiêu dùng cầm cố đạt 745,8 tỷ đồng chiếm 62,61% tổng dư nợ, tuy nhiên chỉ tiêu dư nợ tín dụng cuối kỳ bán lẻ chỉ đạt 97,18% kế hoạch TW giao năm 2016. Về dư lãi treo đến cuối năm 2016 là 5,15 tỷ đồng giảm 16,8 tỷ đồng (~ giảm đi 3 lần) so với năm 2015 do chi nhánh tích cực tận thu nợ từ nhóm 2 - 5.
Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng và tăng trưởng tín dụng đã giúp cho chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 1,5% từ cuối năm 2015 xuống 0,8% đến cuối năm 2016; tăng cường trích lập đầy đủ DPRR năm 2016 là 14,7 tỷ đồng và sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu là 5,42 tỷ đồng. Nim tín dụng thực tế năm 2016 là 2,13% (trong đó Nim tín dụng của Phịng giao dịch Cai Lậy cao nhất trong các phòng kinh doanh, đạt 2,16%).
Thực hiện đến 31/12/2017, dư nợ đạt 1.499 tỷ đồng, tăng 25,88% so với cuối 2016, dư nợ tín dụng bình qn năm 2017 là 1.300 tỷ đồng, tăng 22,18% so với thực hiện 2016. NIM tín dụng thực tế 2,01%. Chi nhánh nỗ lực tận thu nợ xấu, ngoại bảng. Trích DPRR 2017 là 13,09 tỷ đồng.
- Hoạt động dịch vụ:
Giai đoạn từ năm 2015-2017, trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi nhánh đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ như: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tượng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành ngân hàng có mức thu dịch vụ cao tương đối trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên trong cơ cấu thu dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống vẫn tiếp tục phát huy lợi thế với mức thu ròng cao, chiếm trên 50% tổng thu dịch vụ của Chi nhánh. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã có bước phát triển, tuy nhiên mức phí thu được vẫn cịn khiêm tốn.
Bảng 5: Tình hình thu dịch vụ, 2015-2017 Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng Stt Dòng sản phẩm dịch vụ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân giai đoạn 2015- 2017(%) Tổng thu dịch vụ ròng 1,04 2,36 3,21 82,04 1 Dịch vụ thanh toán 0,41 1,12 1,59 106,17 2 Dịch vụ WU 0,02 0,05 0,04 84,05 3 Dịch vụ Ngân quỹ 0,03 0,06 0,1 73,59 4 Dịch vụ Bảo lãnh 0,31 0,42 0,55 34,47 5 Phí Tín dụng - - 0 - 6 Tài trợ thương mại - - 0,05 100
7 Dịch vụ thẻ 0,06 0,3 0,48 215 8 Dịch vụ Tư vấn PHCK - - - - 9 Dịch vụ Đại lý ủy thác - - - - 10 Dịch vụ Ngân hàng điện tử 0,08 0,13 0,18 48,27 - BSMS 0,15 0,19 22,36 - IBMB 0,01 0 -176,6 - Điện tử khác -0,03 0 -111,2 11 Dịch vụ Bảo hiểm - - 0,21 100 12 Dịch vụ khác 0,12 0,3 0 26,27
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản BIDV Mỹ Tho năm 2015 - 2017)
Các chỉ tiêu bán lẻ 2017 đều tăng theo kế hoạch phân giao của Trụ sở chính cho Chi nhánh. Thực hiện đến 31/12/2017, thu dịch vụ ròng đạt 3,21 tỷ đồng tăng trưởng 35,96% so với năm 2016 nhưng chưa đạt so với kế hoạch Trụ sở chính phân giao do tỷ lệ tăng các chỉ tiêu này quá cao như tổng thu dịch vụ rịng Trụ sở chính giao 4 tỷ, tăng 69% so với thực hiện 2016.
Bảng 6: Doanh số sản phẩm dịch vụ BIDV Mỹ Tho, 2015-2017
Đvt: tỷ đồng Dòng sản phẩm dịch vụ Năm thực hiện So sánh 2015 2016 2017 Số tiền 2016/2015 % Số tiền 2017/2016 %