Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 82 - 85)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận

2.5.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thiếu công cụ đo lường rủi ro và khả năng phân tích rủi ro tín dụng, phân tích ngành cịn yếu

- Do hệ thống các cơng cụ phân tích, khả năng dự báo của Chi nhánh cịn yếu kém do đó chưa thực hiện được quản lý dịng tiền của khách hàng.

- Các công cụ đo lường rủi ro còn khá nghèo nàn và thiếu tính đồng bộ. Hệ thống XHTDNB là công cụ duy nhất để Chi nhánh đánh giá rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp mới được triển khai từ cuối năm 2006, vẫn tiếp tục trong q trình kiểm nghiệm và hồn thiện nên vẫn còn những hạn chế nhất định.

- Do khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, đồng thời Việt Nam lại chưa có các hệ thống các chỉ tiêu trung bình của từng ngành, nên Chi nhánh chưa có cơ sở để phân tích, so sánh nên chưa đưa ra được các cảnh báo và định hướng kịp thời cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Đây chính là một trong những nguyên nhân, Chi nhánh chưa xây dựng được một chính sách tín dụng dài hạn, hiệu quả.

Cơ sở dữ liệu và hệ thống thơng tin cịn nghèo nàn

- Kho cơ sở dữ liệu về khách hàng vay vốn chưa đầy đủ, chính xác và chưa được lưu trữ trong thời gian dài. Do đó, dù đã triển khai xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng nhưng Chi nhánh vẫn chưa tổ chức nghiên cứu, xây dựng được một chính sách tín dụng dài hạn để định hướng phát triển tín dụng do kho dữ liệu cịn nhiều hạn chế.

- Thông tin phục vụ cơng tác thẩm định tín dụng đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh hiện nay chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: do khách hàng cung cấp và lấy từ CIC. Tuy nhiên thông tin do khách hàng cung cấp cịn có nhiều bất cập: thiếu tính trung thực, chính xác,… cịn thơng tin do CIC cung cấp nhiều khi không đầy đủ và cập nhật.

- Chưa có sự trao đổi, chia sẻ thơng tin về khách hàng giữa các chi nhánh trong hệ thống BIDV.

* Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt chưa phát huy được hiệu quả và chưa có chế tài xử phạt.

Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt tín dụng chưa phát huy được hiệu quả, chưa chủ động phát hiện được các sai sót trong quy trình nghiệp vụ mà chỉ “chạy theo” những sự vụ đã phát sinh hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng, công tác kiểm tra mới được thực hiện định kỳ, chưa triển khai được việc kiểm tra đột suất. Việc kiểm tra định kỳ hàng năm chưa được triển khai một các toàn diện các chi nhánh trong hệ thống nên dẫn đến có chi nhánh bị kiểm tra q nhiều, trong khi có chi nhánh khơng bị kiểm tra.

* Trình độ của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu

- Chất lượng cán bộ tín dụng cịn hạn chế do ít kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống đã ăn sâu, làm việc theo thói quen, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức trách nhiệm quyền hạn trong hoạt động tín dụng chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý tín dụng khá nặng nề; nghiệp vụ thực hiện soạn thảo, thiết kế chính sách văn bản chế độ còn yếu.

- - Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh chưa đồng đều, thiếu các cán bộ am hiểu và có kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật, mơ hình quản lý rủi ro vào hoạt động QLRRTD ngân hàng. Mặc dù Chi nhánh rất chú trọng đến công tác tuyển dụng cán bộ, tất cả đều tốt nghiệp đại học, tuy nhiên khả năng làm việc chưa đồng đều. Tuổi đời cịn

khá trẻ (bình qn 36 tuổi), với u cầu về cơng nghệ hiện nay thì những người có độ tuổi lớn thường không theo kịp, nhưng số cán bộ mới thì chưa có nhiều kinh nghiệm.

Bộ phận khách hàng (cán bộ quan hệ khách hàng) đang phải thực hiện quá nhiều việc từ quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, quản lý nợ, soạn thảo hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, thậm chí chuẩn bị thủ tục khởi kiện… nên thiếu tính chun nghiệp.

Cơng nghệ (thẩm định, xử lý hồ sơ…) và xử lý thơng tin cịn nhiều bất cập. Việc theo dõi khách hàng, khoản vay vẫn tồn tại cả hồ sơ giấy và hồ sơ máy, việc luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận, từ cấp dưới lên cấp trên về cơ bản vẫn là hồ sơ giấy nên gây khơng ít tốn kém về chi phí và thời gian giải quyết một khoản tín dụng.

TOM TẮT CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, Tác giả đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, khái quát mơi trường hoạt động, q trình hình thành và phát triển của

BIDV Mỹ Tho.

Thứ hai, phân tích thực trạng tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của

BIDV Mỹ Tho trong giai đoạn 2015- 2017

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng, đối chiếu với lý luận để chỉ ra kết quả đạt

được, hạn chế đặc biệt là nguyên nhân của nó. Đây được coi là những vấn đề bức xúc cần được xử lý trong công tác quản lý rủi ro tín dụng thời gian tới của BIDV chi nhánh Mỹ Tho.

Vì vậy nội dung trên là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất hệ thống giải pháp ở

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)