PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho TP Mỹ Tho,tỉnh Tiền Giang
Qua nghiên cứu và đánh giá kinh nghiệm phát triển DNNVV ở một số quốc gia Singapore, Nhật Bản, Mỹ và tỉnh Bình Dương và Bến Tre nhìn chung đều quan tâm đến phát triển DNNVV. Đối với từng quốc gia, từng tỉnh có chương trình, chính sách hỗ trợ
DNNVV khác nhau. Song qua nghiên cứu chính sách các quốc gia, các tỉnh trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho thành phố Mỹ Tho như sau:
Một là: việc hỗ trợ cho các DNNVV phải dựa trên nguyên tắc tự hỗ trợ là
chính; nhằm tránh sự ỷ lại của DNNVV vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác; hỗ trợ phải rõ ràng, minh bạch, tránh bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, làm cho sự hỗ trợ là động lực thúc đẩy phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Hai là: ban hành chính sách phải rõ ràng, cụ thể cho từng khu vực, loại hình
DNNVV. Hồn thiện hệ thống hoá pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu hướng tồn cầu hố. Cần thành lập các cơ quan chuyên trách để thực thi các quy định, chính sách hỗ trợ cho các DNNVV, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, cũng nên tập trung vào những ngành kinh tế mới, ngành kinh tế cần phát triển, có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia trong tương lai.
Ba là: Tiêu chí phân loại DNNVV áp dụng khác nhau, định nghĩa và phân
loại DNNVV phải dựa vào mục tiêu hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực, loại hình. Như vậy, đối với mỗi ngành thì tiêu chí phân loại phải khác nhau; cần có quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ rõ ràng và chính xác, làm cơ sở cho việc thực thi các biện pháp, chính sách ưu đãi được thuận lợi.
Bốn là: phải tạo điều kiện về tín dụng, đất đai, cơng nghệ, nguồn nhân lực,
hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cho các DNNVV thơng qua các chính sách cụ thể nhằm hạn chế những khó khăn do quy mô nhỏ đem lại. Đối với tín dụng thì việc hình thành hệ thống bảo lãnh tín dụng là rất quan trọng và cần thiết, nó sẽ hạn chế được tình trạng khó khăn về vốn của khu vực DNNVV hiện nay.
Năm là: phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và thị trường lao
động, đây là nguồn lực quan trọng của DNNVV. Thành lập và khuyến khích các tổ chức trong và ngồi nước tham gia hỗ trợ và giúp đỡ các DNNVV như: tư vấn pháp lý, quỹ bảo lãnh tín dụng, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế mở.
Sáu là: hỗ trợ và khuyến khích việc đổi mới cơng nghệ, nâng cao sức cạnh
tranh sản phẩm trên thị trường. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng chuyên môn cao cho các DNNVV; đặc biệt hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ doanh nhân để xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu về DNNVV tác giả đã làm rõ khái niệm DNNVV và các chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV đồng thời đề xuất mơ hình nghiên cứu; các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV.
Một là, luận văn phân tích, đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan, giúp cho đề tài xem xét những nội dung nào đã được tiến hành, kết quả các nghiên cứu đó như thế nào, phạm vi đề cập của các nghiên cứu trước đây. Thơng qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước trước đây để có được một bức tranh tổng thể những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển, đồng thời chưa có đề tài nào nghiên cứu phát triển DNNVV Tp Mỹ Tho – Tiền Giang.
Hai là, luận văn lựa chọn hai phương pháp chủ yếu để sử dụng cho nghiên cứu đề tài này đó là: phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Nguồn dữ liệu, bao gồm cả số liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV Tp Mỹ Tho – Tiền Giang.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP MỸ THO, TIỀN GIANG