Những tồn tại, hạn chế trong phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 88 - 94)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa

địa bàn TP Mỹ Tho, Tiền Giang

Từ thực trạng phát triển các DNNVVở TP Mỹ Tho cho ta thấy rằng mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng, vốn đăng ký, nguồn vốn hoạt động, đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số lượng và chất lượng của nhiều hàng hoá dịch vụ được nâng lên rõ rệt, mặt hàng phong phú đa dạng nên nhiều sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường.

Tuy nhiên, quy mơ doanh nghiệp cịn nhỏ; cơng nghệ sản xuất lạc hậu; trình độ tay nghề của người lao động còn thấp; năng lực quản trị, điều hành hạn chế; thiếu liên doanh, liên kết; trình độ hội nhập kinh tế quốc tế chưa đáp ứng; chưa quan tâm xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp; văn hóa kinh doanh chưa được chú trọng; cơng tác xây dựng Đảng, đồn thể trong

Việc thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực cịn khó khăn, nhất là các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp khó khăn.. Song để đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế theo kịp với cả nước và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế thì DNNVV tại thành phố Mỹ Tho vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém bất cập, được thể hiện như sau:

2.4.2.1. Về số lượng cơ cấu DNNVV

Trong những năm qua số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Mỹ Tho có tăng trưởng nhưng vẫn đang cịn ở mức độ thấp, chưa tương xứng với vị trí tiềm năng của thành phố, cụ thể năm 2016 chỉ tăng 181 DN so với năm 2015 tương ứng tăng 9,2%, đến năm 2017 có 2.152 DN tăng 201 DN hay tăng 9.34% so với năm 2016, điều đó cho thấy sự khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã làm cho các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào thành phố Mỹ Tho.

Về ngành nghề kinh doanh chủ yếu tập trung trong ba lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ với số lượng áp đảo; các ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp chiếm số lượng ít, điều đó ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.

2.4.2.2. Về lao động

Lao động trong những doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là lao động phổ thơng, ít được đào tạo, trình độ chun mơn, tay nghề thấp, chỉ có trên 35% có trình độ Đại học, Cao đẳng và trung cấp, tập trung chủ yếu vào các DN có vốn lớn.

Nguồn lực lao động của thành phố Mỹ Tho dồi dào, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, sẵn sàng vào làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và chấp nhận mức lương thấp miễn có cơng ăn việc làm, tuy đã đáp ứng về mặt số lượng, nhưng lại chưa đáp ứng về trình độ chun mơn, tay nghề của người lao động

2.4.2.3. Về vốn trong sản xuất kinh doanh

Như đã phân tích trên đây, nguồn vốn của những doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thấp. Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 40,36% nên tính chủ động trong kinh

doanh chưa cao và hiệu quả kinh doanh sẽ hạn chế vì phải trang trải một phần chi phí vốn khá lớn. Mức vốn bình qn một doanh nghiệp chỉ bằng 71.5% so với mức bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn hoạt động còn chiếm ở mức cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp khơng có khả năng chủ động trong nguồn vốn và khó có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay khi cần.

2.4.2.4.Về công nghệ thiết bị, thơng tin thị trường

Trình độ cơng nghệ máy móc, thiết bị ở mức trung bình và lạc hậu vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cịn nhiều, do vậy các doanh nghiệp cần có sự đầu tư mạnh mẽ về cơng nghệ, máy móc để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.4.2.5. Về bảo vệ môi trường

Về vấn đề bảo vệ môi trường đã được quan tâm chỉ đạo đến các hoạt động của doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều đã có đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên cũng cịn có một số doanh nghiệp thực hiện chưa triệt để cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký, vẫn để chất thải rắn, khí thải và nước thải chưa đảm bảo ra môi trường, các doanh nghiệp đã được lập biên bản xử lý và yêu cầu khắc phục sớm.

2.4.2.6. Hạn chế khác

Ngoài những yếu kém bất cập và hạn chế như đã phân tích ở trên, các DNNVV trên địa bàn thành phố Mỹ Tho cịn có một số hạn chế bất cập khác mà các DNNVV trên phạm vi cả nước cũng trong tình trạng tương tự, cụ thể như sau:

- DNNVV thiếu tầm nhìn dài hạn, họ mới nhìn thấy lợi nhuận ngắn hạn, cụ thể là mong muốn lợi nhuận nhanh và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp càng sớm càng tốt.

- Điểm yếu của DNNVV trên địa bàn hiện nay là tiềm lực kinh tế, hiệu quả hoạt động còn thấp, vẫn phát triển tự nhiên, quy mô vốn và lao động chưa hợp lý trong từng lĩnh vực hoạt động. Trong khi trình độ quản lý SXKD chưa chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

- Nhiều chủ DNNVV còn rất mơ hồ với nền kinh tế hội nhập, nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền văn hóa kinh doanh, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và pháp luật về quản trị kinh doanh, quản trị DN của đại bộ phận DN còn yếu, chủ yếu quản lý theo kiểu gia đình.

- Nguồn nhân lực trong DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông và tự đào tạo là chính, sử dụng lao động kỹ thuật còn hạn chế. Chưa chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát huy yếu tố con người trong DN.

- Trình độ hạch tốn quản lý tài chính cịn thấp, khả năng xây dựng phương án kinh doanh thiếu thuyết phục khi vay vốn, chủ doanh nghiệp thiếu năng lực huy động vốn và quan hệ tín dụng; trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp,trong quản lý thiếu thông tin, thiếu khả năng phân tích tình hình thị trường cũng như đón bắt các cơ hội đầu tư hoặc nắm bắt không kịp thời.

- Chủ doanh nghiệp chưa nắm vững cơ chế chính sách và các ưu đãi của nhà nước, chưa nắm bắt được những cơ hội kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều DNNVV chưa tham gia và thụ hưởng với các dịch vụ đào tạo về quản trị, tư vấn tài chính, kế tốn, thuế, quản lý, ứng dụng cơng nghệ thơng tin.

- Vấn đề an toàn lao động và đảm bảo các quyền lợi cho người lao động vẫn còn là một vấn đề hết sức cấp bách, một số DNNVV có số lao động khơng ổn định.

- Nhiều doanh nghiệp còn vi phạm các quy định về kê khai nhân thân, kê khai trụ sở, không treo biển hiệu kinh doanh, đăng kí góp vốn vào cơng ty thiếu trung thực, thiếu minh bạch, báo cáo tài chính khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ.

- Cịn nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp để có dự án khả thi, có khả năng thu hút kêu gọi đầu tư. Do đó, mặc dù nguồn vốn đáp ứng nhưng các ngân hàng vẫn dè dặt, thận trọng trong giải ngân.

2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Hầu hết DN trên địa bàn thành phố có qui mơ sản xuất vừa và nhỏ, chiếm khoảng 97% trên tổng số;

- Năng lực kết nối thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, dẫn đến các sản phẩm của DN chưa được phân phối rộng rãi;

- Số lượng DN đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh ở các mặt hàng chủ lực, mang tính đặc trưng, lợi thế của tỉnh chưa nhiều;

- Năng lực quản lý kinh doanh thấp; một bộ phận doanh nghiệp còn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng, Luật Quản lý thuế,...

- Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các DN làm ảnh hưởng môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh;

- Một số ít doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về lợi ích liên kết, sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh nên hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao.

- Quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính yếu, số DN tạo ra giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng thấp; công nghệ lạc hậu dẫn đến giá trị hàng hóa xuất khẩu thấp; khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bị hạn chế do thiếu dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; chính sách đặc thù để thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới công nghệ, phát triển đa dạng ngành, nghề sản xuất kinh doanh chưa phù hợp,...

Nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và phát triển đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, nhất là các sản phẩm mang tính chủ lực và lợi thế của tỉnh; đồng thời xây dựng “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định;

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua phân tích thực trạng hoạt động của DNNVV ở TP. Mỹ Tho, Tiền Giang, ta thấy DN phát triển nhanh về số lượng, nhưng còn mang nặng tính tự phát, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, quy mô nhỏ, phân bố chưa đều, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa đủ sức đổi mới công nghệ và tiếp thu công nghệ mới, chất lượng nguồn nhân lực cịn yếu… Tuy nhiên, q trình hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu, khách quan, diễn ra nhanh nên là một thử thách lớn đối với tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế nói chung, song đây thật sự là một môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng tích cực, nhất là trong khu vực doanh nghiệp phải có tính cạnh tranh cao, cũng như tạo đột biến trong đầu tư công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề cho người lao động để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành phù hợp, có sức cạnh tranh với thị trường trong khu vực và quốc tế.

Trong xu thế phát triển chung của cả nước, các loại hình doanh nghiệp ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang phát triển nhanh về số lượng, cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đã góp phần quyết định vào tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, kiềm chế các tệ nạn xã hội...

Doanh nghiệp trên địa bàn góp phần quan trọng trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật ni, cơ cấu các nhóm sản phẩm cơng nghiệp chủ lực. Doanh nghiệp phát triển, trong đó ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng lên qua các năm là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ vững và tạo ổn định về kinh tế, tạo động lực bước đầu về năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết tỉnh Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X.

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢIPHÁP PHÁT PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TP MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)